• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đánh giá chung công tác quản trị chất lượng tại Công ty Greenfields Coffee

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG TẠI

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG TY

2.2.3. Đánh giá chung công tác quản trị chất lượng tại Công ty Greenfields Coffee

nhóm cải tiến chất lượng là các nhân viên từ các bộ phận khác nhau chưa có sự hòa hợp, hợp tác tốt nên những công việc trong nhóm cải tiến không có sự liên kết, rời rạc và không có tác dụng lớn đối với Công ty.

Bên cạnh đó, việc đề ra 14 giai đoạn cho quá trình cải tiến chất lượng đối với Greenfields Coffee không thực sự hiệu quả, bởi quy mô của Công ty không lớn, một số giai đoạn không thực hiện hết mà bỏ qua hoặc được gộp lại với nhau. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến kết quả công việc mà còn khiến doanh nghiệp tốn kém nhiều về thời gian và chi phí.

2.2.3. Đánh giá chung công tác quản trị chất lượng tại Công ty Greenfields

nhìn tổng quát về khả năng vận hành để khai thác tối đa hiệu quả của thiết bị máy rang cà phê.

Việc áp dụng các khoa học, công nghệ vào sản xuất không chỉ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm mà còn hỗ trợ công ty thực hiện cải tiến theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa dễ dàng hơn, đúng với tiêu chí của nhà nước đã ban hành.

Công ty thường xuyên tiến hành các hoạt động đào tạo cho nhân viên nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của mình, không chỉ giới hạn trong không gian công ty mà còn tiến hành trao đổi, tham gia các hội chợ cà phê để học hỏi nhiều hơn. Điều này khiến cho nhân viên có cái nhìn rõ hơn đối với lĩnh vực mà công ty đang hoạt động từ đó có những nhận định sâu sắc hơn với công việc mà họ đang thực hiện. Bên cạnh đó, trong 2 năm trở lại đây, Công ty còn nhận thêm các sinh viên Đại học, Cao đẳng thực tập tại Công ty và đào tạo để tiếp tục làm việc nếu họ có khả năng và phù hợp với yêu cầu.

2.2.3.2. Các tồn tại và hạn chế trong công tác quản trị chất lượng tại Greenfields Coffee

Bên cạnh những mặt tích cực do thực hiện quản trị chất lượng mang lại, Công ty vẫn còn một số tồn tại những hạn chế, ngộ nhận ảnh hưởng đến kết quả chung của cả doanh nghiệp như:

Mặc dù công ty đã có các chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng để định hướng cho các hoạt động của công ty nhưng một vài điều trong đó vẫn chưa rõ ràng, khó thực hiện. Bên cạnh đó, công tác phổ biến, truyền đạt các thông tin trên chưa đồng bộ, dẫn đến tình trạng bất đồng về kết quả, chất lượng sản phẩm giữa một số nhân viên trong quá trình làm việc. Đồng thời, nhiều nhân viên vẫn có tư tưởng việc quản trị chất lượng sản phẩm chỉ là công việc của một bộ phận, của các lãnh đạo nên xem nhẹ công tác đảm bảo chất lượng tại Công ty.

Công tác thực hiện 5S của nhân viên còn nhiều lơ là, đối phó do Công ty vẫn cho có thang đó đánh giá kết quả thực hiện 5S mà chỉ dựa vào các đánh giá chủ quan của trưởng bộ phận.

Một số chương trình đào tạo vẫn còn tình trạng lý thuyết không thực tế, áp dụng vào thực tiễn chưa nhiều, làm mất thời gian của nhân viên.

Các tài liệu hoạt động của Công ty không được chú trọng, cập nhật nên nhiều

Trường Đại học Kinh tế Huế

công việc đã được thay đổi cho phù hợp với thực tế nhưng tài liệu vẫn cũ, lỗi thời.

Một số thiết bị dùng để đóng gói bao bì sản phẩm xảy ra tình trạng xuống cấp, hư hại trong quá trình sử dụng làm giảm năng suất, các mối hàn túi không được hàn kỹ ảnh hưởng đến chất lượng của hạt cà phê.

Công ty tiến hành các hoạt động đánh giá kết quả làm việc của nhân viên nhưng không đồng đều bởi chỉ một số công việc được kiểm tra thường xuyên. Tuy nhiên, việc tiến hành đánh giá này dựa trên chỉ dựa trên các báo cáo của nhân viên với cấp trên mà không có sự kiểm tra, đánh giá lại thực tế khiến nhiều nhân viên lơ là, không chú tâm vào công việc.

Hiện tại, công ty chỉ mới đề ra một số phương pháp để cải tiến chất lượng sản phẩm nhưng vẫn chưa có thực hiện trong hoạt động sản xuất. Một số phương pháp chỉ được lưu ý thông qua giao tiếp giữa các nhân viên mà không được lưu trữ bằng tài liệu.

Công tác phân tích và cải tiến chất lượng vẫn chưa được Công ty quan tâm đúng mức, chỉ giải quyết những việc trước mắt mà không đi sâu vào vấn đề. Điều này là do Công ty chưa có hệ thống thông tin để thu thập, thống kê và phân tích các dữ liệu mà chỉ mới phản ánh được kết quả chung của toàn Công ty mà không cụ thể từng phòng, ban. Các điều tra, nghiên cứu cũng chưa chỉ rõ được nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quản trị chất lượng nên chưa giải quyết triệt để các sự cố xảy ra.

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN