• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đánh giá ĐTC của Việt Nam

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIÁM SÁT ĐTC CỦA

2.2. T ỔNG QUAN VỀ ĐTC CỦA V IỆT N AM

2.2.3. Đánh giá ĐTC của Việt Nam

yếu được thực hiện bởi nguồn vốn đầu tư thuộc trung ương quản lý theo phân cấp về quản lý NSNN. Sau khi kết cấu hạ tầng trên phạm vi cả nước đã tương đối hoàn chỉnh và đồng bộ, vốn đầu tư thuộc trung ương quản lý chủ yếu tập trung vào các chương trình mục tiêu, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội nên tỷ trọng đã giảm tương đối so với vốn đầu tư thuộc địa phương quản lý. Tuy nhiên, thực tế có tình trạng theo phân cấp đầu tư, địa phương phê duyệt dự án ĐTC tràn lan nhưng lại ghi nguồn vốn từ ngân sách trung ương hoặc vay vốn, ứng vốn từ ngân sách trung ương. Do đó, dẫn đến khi không cân đối được nguồn vốn từ trung ương, dự án ĐTC của địa phương bị chậm tiến độ, gây lãng phí nguồn lực của Nhà nước. Nhìn chung, tình trạng đầu tư tràn lan của các địa phương trong thời gian vừa qua có nguyên nhân từ chính sách phân cấp quá mức và chủ yếu là do lỗi của địa phương [53].

Thời gian qua, ĐTC đã đóng góp tích cực trong thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, mức độ đóng góp, hay hiệu quả của ĐTC có xu hướng giảm dần xét dưới góc độ tác động đến tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, hiện tượng ĐTC lấn át đầu tư tư nhân có xu hướng ngày càng rõ nét. Kết quả nghiên cứu của tác giả cũng phù hợp với kết luận của Tô Trung Thành (2015). Ngoài ra, một trong mục tiêu chính của ĐTC đó là cải thiện mức sống của người dân mà trước hết là chỉ tiêu GDP bình quân/người. Đến nay, mức sống của người dân Việt Nam đã được cải thiện một cách đáng kể và thực tế Việt Nam đã được công nhận là một nước có thu nhập trung bình.

2.2.3.2. Hiệu quả sử dụng vốn ĐTC (ICOR)

Hệ số ICOR là tỷ lệ vốn đầu tư so với tốc độ tăng trưởng (còn gọi là hệ số đầu tư tăng trưởng). Hệ số ICOR cho biết muốn tăng trưởng thêm 1 điểm phần trăm thì phải cần phải tăng tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP thêm bao nhiêu phần trăm. Vấn đề đặt ra là phải có các chính sách và biện pháp để tăng huy động vốn (cả về số lượng và tỷ lệ) và đặc biệt quan trọng là phải nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư. Hệ số ICOR năm 2019 của Việt Nam là 6,10%, tức là để tốc độ tăng trưởng GDP tăng thêm 1 điểm phần trăm thì cần phải tăng tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP lên 6,1 điểm phần trăm. Thực tế cho thấy, càng tiếp cận sâu rộng với thị trường thế giới thì lợi thế cạnh tranh ban đầu sẽ giảm. Nếu không phát huy được lợi thế cạnh tranh ban đầu và không tạo được những lợi thế cạnh tranh mới thì khó có thể đạt được mức tăng trưởng mong muốn.

Hình 2.2: Hệ số ICOR Việt Nam giai đoạn 2015-2019

Nguồn: [55]

5.44%

6.05%

5.72%

5.97%

6.10%

5.00%

5.20%

5.40%

5.60%

5.80%

6.00%

6.20%

2015 2016 2017 2018 2019

ICOR của Việt Nam từ năm 2015 đến 2019 cho thấy, hiệu quả đầu tư đã có bước cải thiện, ICOR trong giai đoạn này dao động trong khoảng từ 5% đến 6%.

Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mới, với tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn xã hội cho cả giai đoạn 5 năm 2016-2020 lên tới gần 10.600.000 tỷ đồng, bằng khoảng 32-34% GDP. Phải huy động được nguồn vốn này, Việt Nam mới có thể đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế 6,5-7% và thực hiện đột phá về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. ICOR của Việt Nam vẫn khá cao, nhất là khi so sánh với các nước trong khu vực. Điều này cho thấy hiệu quả đầu tư của Việt Nam còn thấp so với nhiều nền kinh tế trong khu vực. Nguyên nhân của đầu tư kém hiệu quả ở nước ta hiện nay, trước hết là do việc chọn và quyết định dự án đầu tư. Mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế, không chỉ được đặt ra đối với nền kinh tế của một quốc gia, mà còn phải đặt ra cho từng lĩnh vực, từng ngành và từng đơn vị kinh tế. Việc đầu tư vào đâu, đầu tư bao nhiêu và đầu tư vào thời điểm nào để đạt được hiệu quả kinh tế cao là những vấn đề mà các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà hoạch định chính sách, xây dựng dự án đầu tư phải nghiên cứu kỹ, chỉ ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan của hiện trạng này.

Hiện trạng ICOR của Việt Nam còn cao trong thời gian vừa qua là do cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Nguyên nhân khách quan là do Việt Nam đang trong giai đoạn tập trung cho phát triển hạ tầng, bao gồm cả hạ tầng vùng sâu, vùng xa và đầu tư cho xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội. Do xuất phát điểm của nền kinh tế còn thấp, trong khi nhu cầu đầu tư rất lớn, cùng lúc phải triển khai xây dựng nhiều công trình nên không bảo đảm đủ vốn, thời gian xây dựng kéo dài, chậm đưa công trình vào khai thác, đây cũng là một nguyên nhân khách quan kéo lùi hiệu quả đầu tư. Khủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh trên tất cả các ngành, lĩnh vực giá cả các yếu tố đầu vào tiếp tục tăng, đã làm giảm đáng kể hiệu quả đầu tư.

Bên cạnh nguyên nhân khách quan trên, còn có các nguyên nhân chủ quan sau, cụ thể: Vẫn chủ yếu đầu tư chiều rộng; Đầu tư chủ yếu vào việc gia tăng các

yếu tố cơ học, các yếu tố tăng chiều rộng mà chưa chú trọng đúng mức đến đầu tư vào các yếu tố gia tăng chiều sâu, gia tăng bền vững.

2.2.3.3. ĐTC và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong giai đoạn 2015-2019 khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có lượng vốn đầu tư chỉ chiếm 5-6% tổng vốn đầu tư của cả nền kinh tế nhưng khu vực này tạo ra 14-17% GDP của cả nước; trong khi đó, khu vực công nghiệp và xây dựng tuy tạo ra 32-34% GDP nhưng vốn đầu tư của khu vực này chiếm tới 44 - 48% tổng vốn đầu tư toàn xã hội của cả nước; khu vực dịch vụ tạo ra 39 - 41%

GDP nhưng vốn đầu tư chiếm tới 46 - 50% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Điều này cho thấy, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đầu tư ít nhưng mang lại hiệu quả cao nhất, trong khi khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ tuy có đóng góp lớn đối với tăng trưởng kinh tế nhưng lượng vốn đầu tư vào hai khu vực này ở mức rất cao (Tham khảo phụ lục số 1).

Đầu tư nói chung và ĐTC nói riêng đều có tác động quan trọng tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế. ĐTC, với vai trò là nguồn vốn định hướng góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khuyến khích những ngành, lĩnh vực cần thiết cho nền kinh tế nhưng khu vực tư nhân không muốn tham gia hoặc không thể đảm nhiệm được. ĐTC thường tập trung vào những ngành tạo sức lan tỏa lớn cho nền kinh tế như xây dựng CSHT hoặc những ngành mà tư nhân không thể tham gia như liên quan đến an ninh quốc phòng. Việc đầu tư vào ngành nào, quy mô vốn đầu tư cho ngành đó nhiều hay ít, việc sử dụng vốn có hiệu quả không đều ảnh hưởng đến bản thân ngành đó thông qua việc gia tăng cơ sở vật chất cho ngành, rồi lan tỏa ra các ngành có liên quan trong nền kinh tế và cuối cùng là làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.

Trong giai đoạn 2015-2019, tỷ trọng vốn ĐTC cho nông nghiệp trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng dần qua các năm; đối với công nghiệp thì cũng có xu hướng giảm dần; đối với lĩnh vực dịch vụ thì có xu hướng tăng qua các năm với mức độ tăng khác nhau. Về sự thay đổi cơ cấu ngành cho thấy tỷ trọng GDP

nông nghiệp có xu hướng giảm dần, GDP công nghiệp, GDP dịch vụ có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, xét về mức độ tác động của ĐTC đối với dịch chuyển cơ cấu kinh tế cho thấy sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế không thực sự rõ nét. Hay nói cách khác, ĐTC kém hiệu quả khi xét về tiêu chí chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

2.2.3.4. Hiệu quả ĐTC xét dưới góc độ thất thoát, lãng phí và nợ vốn đầu tư xây dựng cơ bản

(1) Thất thoát lãng phí vốn ĐTC: Trong những năm qua, nhà nước đã đầu tư nguồn vốn rất lớn để xây dựng các công trình trọng điểm trên phạm vi cả nước, góp phần quan trọng vào thúc đẩy phát triển KTXH, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, tình hình vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng xảy ra ngày càng nhiều, gây thất thoát lãng phí ở rất nhiều dự án. Tình trạng các dự án ĐTC khắp cả nước bị đội giá so với dự toán, chậm tiến độ hoặc xây dựng xong nhưng chỉ sử dụng một phần nhỏ công suất thiết kế... đang trở thành vấn nạn gây thất thoát lãng phí ngân sách, nguồn lực của nhà nước. Tình trạng thất thoát lãng phí đã xảy ra trong nhiều năm. Đơn cử như năm 2017, có hơn 51.000 dự án thực hiện đầu tư từ ngân sách (trong đó có 29.000 dự án khởi công mới), trong số đó có 1.609 dự án chậm tiến độ vì các nguyên nhân như công tác giải phóng mặt bằng chậm, bố trí vốn không kịp thời, năng lực yếu kém của chủ đầu tư.

Ngoài số dự án chậm tiến độ, sau khi kiểm tra hơn 12.800 dự án và đánh giá 18.000 dự án, cơ quan thanh tra, kiểm toán phát hiện gần 850 dự án có dấu hiệu thất thoát lãng phí, 225 dự án vi phạm quy định về thủ tục đầu tư, 22 dự án vi phạm về quản lý chất lượng, 284 dự án phải ngừng thực hiện; trong đó 2.605 dự án thực hiện đầu tư phải điều chỉnh, chủ yếu là điều chỉnh vốn đầu tư (979 dự án) và điều chỉnh tiến độ đầu tư (936 dự án). Cũng trong năm 2017, tại phiên giải trình về tình hình triển khai thực hiện Luật ĐTC và kế hoạch ĐTC trung hạn giai đoạn 2016-2020, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết đã có 72 dự án với tổng số vốn đầu tư 42.000 tỷ đồng có dấu hiệu không hiệu quả. Tình trạng thất thoát lãng phí trong ĐTC cũng xảy ra ở hầu hết các Bộ, ngành mà nhiều nhất là Bộ Công thương và Bộ Giao thông Vận tải. Bộ Công thương với 12 đại dự án

thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng đã được báo chí nhắc đến nhiều. Bộ Giao thông Vận tải với những dự án sau:

• Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi hơn 34.000 tỷ đồng vừa nghiệm thu thông xe chỉ sau vài trận mưa đã hỏng.

• Dự án tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông tổng mức đầu tư ban đầu là 8.769,97 tỷ đồng đã điều chỉnh tăng thêm 18.001,59 tỷ đồng, tăng 205,27%. Dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2013 nay quá 7 năm chưa kết thúc.

• Dự án đường sắt đô thị tuyến Bến Thành - Suối Tiên do UBND thành phố Hồ Chí Minh đầu tư với tổng mức đầu tư ban đầu là 17.387,6 tỷ đồng đã điều chỉnh tăng thêm 47.325 tỷ đồng, tăng 272%. Dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng cuối năm 2018 nhưng không thực hiện được.

• Dự án xây dựng tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân với số vốn đã đầu tư là 4.300 tỷ đồng và sau 12 năm triển khai thì hiện giờ vẫn đang trong tình trạng dở dang.

Các ngành khác cũng có nhiều dự án thất thoát lãng phí. Một công trình đồ sộ nằm giữa đồng không mông quạnh và sử dụng kém hiệu quả. Tại các địa phương, nhiều dự án chưa có tính cấp thiết hay có giá trị sử dụng không cao như tượng đài hay quảng trường... vẫn đang được xây dựng bằng vốn ngân sách nhà nước. Tình trạng xây dựng các trụ sở nhiều hơn việc thực hiện các chính sách dân sinh vẫn còn tiếp diễn ở một số địa phương.

(2) Nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản: Vốn ĐTC chủ yếu từ NSNN, trái phiếu Chính phủ. Tuy nhiên, do phân cấp quá rộng lại thiếu các biện pháp quản lý đồng bộ dẫn tới tình trạng phê duyệt quá nhiều dự án vượt khả năng cân đối, thời gian thi công kéo dài, kế hoạch đầu tư bị cắt khúc ra từng năm, hiệu quả đầu tư kém, gây phân tán và lãng phí nguồn lực của Nhà nước và dẫn đến tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản phổ biến và chậm được khắc phục. Điều này kéo theo rất nhiều hệ lụy phức tạp như: công trình thi công dở dang, kéo dài; chủ đầu tư không có nguồn vốn để thanh toán cho giá trị khối lượng thực hiện; nhiều doanh nghiệp xây dựng, nhà thầu nợ lương công nhân, chiếm dụng vốn của nhau, không

ít doanh nghiệp giải thể và phá sản; góp phần làm cho nợ xấu của ngân hàng tăng lên,…Thực trạng trên đã và đang ảnh hưởng xấu đến an ninh tài chính, an toàn nợ công, làm giảm hiệu quả ĐTC và tăng trưởng kinh tế bền vững.