• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHỦ ĐỀ 9: VĂN MIÊU TẢ

Tiết 51 ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ VĂN MIÊU TẢ

2) Câu văn gọn, rõ, hành văn trong sáng.

3) Biết sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm.

* Mức chưa đầy đủ (0,25) HS đạt được 2 trong số các yêu cầu trên

* Mức không đạt: GV không nhận ra được những yêu cầu trên thể hiện trong bài viết của HS hoặc HS không làm.

* Củng cố (2’) PP vấn đáp - Giáo viên thu bài.

- Nhận xét ý thức làm bài của học sinh.

* Hướng dẫn về nhà (3’): PP thuyết trình

- Xem lại và nắm chắc nội dung,nghệ thuật các văn bản đã học.

- Rèn kĩ năng kể tóm tắt truyện.

- Chuẩn bị: Đặc điểm chung của văn miêu tả.

+ Ôn lại nội dung kiến thức lý thuyết: Khái niệm và đặc điểm của văn miêu tả.

+ Xem các dạng bài tập.

* RÚT KINH NGHIỆM

………

………

………

      &       

Ngày soạn:………

Ngày giảng:6B………

- Ra quyết định: nhận ra đặc điểm, vai trò của phương thức biểu đạt miêu tả trong cuộc sống, trong giao tiếp.

- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng và kinh nghiệm cá nhân đặc điểm của phương thức biểu đạt miêu tả

3. Thái độ:

- Có ý thức tích cực khi tạo lập văn bản MT.

4. Phát triển năng lực

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học)

- Năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích ngữ liệu), năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến).

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói.

* Tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC, KHOAN DUNG, ĐOÀN KẾT, HỢP TÁC, HÒA BÌNH, TỰ DO.

- Tích hợp môi trường: sử dụng các ví dụ minh họa về chủ đề môi trường bị thay đổi. - - Tích hợp giáo dục đạo đức:

+ Tự lập, tự tin, tự trọng, có trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng, có tinh thần vượt khó.

+ Yêu quê hương, đất nước, con người.

B. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, bút dạ. Tài liêu: SGK, SGV, STKBD, BTTN6 2. Học sinh: Đọc kĩ NL, trả lời câu hỏi HD sau mỗi NL. Làm các bài tập SGK C/ PHƯƠNG PHÁP

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, nêu ví dụ, gợi mở, quy nạp, phân tích, thực hành, dạy học nhóm.

- Kĩ thuật : Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ, viết tích cực.

D/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY VÀ GIÁO DỤC I. Ổn định tổ chức. (1’)

II. Kiểm tra bài cũ: (4’)

- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

III. Bài mới: (35’)

* Hoạt động 1: Khởi động

- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Thời gian: 1 phút

- Hình thức tổ chức: Cả lớp.

- PP: thuyết trình.

- Kĩ thuật: động não

Chúng ta đã học 6 kiểu văn bản ở học kì I đi sâu vào văn bản tự sự, trong văn bản tự sự chúng ta thấy có những đoạn văn, câu văn miêu tả. Vậy văn miêu tả là gì? Trong tình huống nào người ta dùng văn miêu tả? Văn miêu tả có gì khác với văn tự sự? Chúng ta cùng tìm hiểu bài.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 2

* Mục tiêu:

- H.s ôn tập lại kiến thức lý thuyết.

* Hình thức tổ chức:

- Cả lớp/ cá nhân/ nhóm.

- Thời gian:14 phút

- PP: Vấn đáp, thuyết trình, nêu ví dụ, gợi mở, quy nạp, phân tích, thực hành.

- KT : Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ.

? Văn miêu tả viết ra nhằm mục đích gì?

- Văn m.tả giúp người đọc, người nghe hình dung được những đặc điểm, tính chất nổi bật của đối tượng được miêu tả.

? Vậy em hiểu thế nào là văn miêu tả?

- Làm nổi bật được các đặc điểm cụ thể và tính chất tiêu biểu của sự vật, con người.

Qua các đặc điểm, tính chất đó, người đọc hình dung, nhận ra ngay sự việc được miêu tả.

? Trong văn m.tả năng lực gì của người viết thường được bộc lộ rõ nét nhất?

- Năng lực quan sát và khả năng lựa chọn hình ảnh tiêu biểu.

GV: Chốt: Bản chất của văn m.tả là làm nổi bật được các đặc điểm cụ thể và tính chất tiêu biểu của sự vật, con người. Qua các đặc điúm, tính chất đó, người đọc hình dung và nhận ngay sự vật, con người được miêu tả. Vì vậy, khi viết văn miêu tả, điều quan trọng nhất là phải biết quan sát và dẫn ra được hình ảnh cụ thể, tiêu biểu nhất cho sự vật, con người được miêu tả.

Hoạt động 3

* Mục tiêu:

- H.s vận dụng kiến thức lý thuyết làm các bài tập.

I.Ôn tập lý thuyết

- Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghehình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự việc, sự vật, con người, phong cảnh…làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc người nghe

- Làm nổi bật được các đặc điểm cụ thể và tính chất tiêu biểu của sự vật, con người. Qua các đặc điểm, tính chất đó, người đọc hình dung, nhận ra ngay sự việc được miêu tả.

II. Luyện tập

Bài 1

* Hình thức tổ chức:

- Cả lớp/ cá nhân/ nhóm.

- Thời gian: 20 phút

- PP: Vấn đáp, thuyết trình, nêu ví dụ, gợi mở, quy nạp, phân tích, thực hành, dạy học nhóm.

- KT : Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ, viết tích cực

Bài 1

* Thảo luận nhóm (3’) - Gv chia lớp làm 3 nhóm.

GV cho HS tìm một số ví dụ về các tình huống chúng ta cần phải sử dụng văn miêu tả.

HS thực hiện vào phiếu học tập - Các nhóm thảo luận báo cáo.

- Gv nhận xét, chốt.

? Qua tìm hiểu nội dung bài học em có nhận xét gì về văn miêu tả?

- H.s trả lời.

Gv tích hợp giáo dục đạo đức: Tự lập, tự tin, tự trọng, có trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng, có tinh thần vượt khó. Yêu quê hương, đất nước, con người.

* Tình huống 1:

Đang trên đường tới trường, em gặp một người thân họ hàng mới từ ngoài quê vào lại chưa biết nhà em ở đâu. Vậy em làm thế nào để người thân của em tìm ra được nhà em?

* Tình huống 2:

Có một người bạn mong muốn kết bạn với em qua phương tiện thông tin đại chúng. Người bạn đó muốn biết về em. Vậy em phải làm gì để giúp người bạn đó biết được mình?

* Tình huống 3:

Em đã từng tận mắt chứng kiến một cảnh mưa lũ khủng khiếp tại que em. Một người bạn của em muốn được tìm hiểu về cảnh mưa lũ đó. Làm thế nào để người bạn của em biết được?

* Tình huống 4:

Có một lần em đi thi học sinh giỏi môn Địa lí đã gặp một người bạn cùng đi thi có hỏi em

“Tại sao mùa đông ở miền Bắc không như mùa đông ở miền Trung, miền Nam?” Vậy em phải làm làm gì để giúp người bạn đó hiểu được?

IV. Củng cố ( 2’) PP vấn đáp

- GV nhấn mạnh các trường hợp dùng văn miêu tả, để tái hiện hoặc giới thiệu.

? Theo em yếu tố nào là quan trọng nhất đối với người miêu tả?

- HS xung phong trình bày, nhận xét, bổ sung.

GV nhận xét, khái quát và tích hợp giáo dục đạo đức: Tự lập, tự tin, tự trọng, có trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng, có tinh thần vượt khó. Yêu quê hương, đất nước, con người.

V. H ướng dẫn về nhà: (3 phút) PP thuyết trình - Học thuộc ghi nhớ.

- Chuẩn bị: Thực hành phân tích đoạn văn miêu tả.

+ Ôn lại các kiến thức lý thuyết: khái niệm và đặc điểm của văn miêu tả.

+ Xem các dạng bài tập.

E. RÚT KINH NGHIỆM

...

...

...

...

...

============********=============

Ngày soạn:………

Ngày giảng:6A………

Tiết 52