• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đặc điểm của ĐTC

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIÁM SÁT ĐTC CỦA

1.1. ĐTC

1.1.2. Đặc điểm của ĐTC

Thứ nhất, ĐTC luôn gắn với chủ thể là nhà nước

Ở góc độ tài chính công, ĐTC là các khoản chi tiêu công của Chính phủ.

Nhà nước quyết định việc sử dụng nguồn vốn đầu tư để thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội, từ lập, thẩm định, phê duyệt, bố trí nguồn vốn để thực hiện và trực tiếp thanh tra, kiểm tra, giám sát để đảm bảo hoạt động ĐTC được công khai, minh bạch, hiệu quả, đạt được các mục tiêu đầu tư. Ngoài ra, ĐTC có mối

quan hệ với nợ công. Bởi vì, một trong các nguồn vốn dành cho ĐTC hiện nay là nguồn vay từ nước ngoài (ODA), ĐTC kém hiệu quả góp phần làm tăng gánh nặng nợ công và khi nợ công vượt ngưỡng an toàn thì sẽ có tác động tiêu cực đến mọi hành vi đầu tư, trong đó có ĐTC, gây ra những bất ổn của kinh tế vĩ mô.

Thứ hai, ĐTC luôn hướng tới mục tiêu công cộng, lợi ích cộng đồng, không vì mục tiêu lợi nhuận

Hàng hóa công là loại hàng hóa không có tính cạnh tranh trong tiêu dùng.

Tính phi cạnh tranh về tiêu dùng biểu hiện cùng một lúc có hơn một người tận hưởng những lợi ích từ hàng hóa công và với mỗi người thì sự tiêu dùng là như nhau. Phần lớn hàng hóa công do Chính phủ cung cấp và ngoài ra còn có thể huy động sự tham gia của khu vực tư để đáp ứng nhu cầu hàng hóa công của xã hội.

Hàng hóa công có tính tiêu dùng chung, tức không có tính loại trừ. Điều này thể hiện ở chỗ, khi tăng thêm một người tiêu dùng thì hàng hóa công sẽ không làm giảm đi lợi ích của những người tiêu dùng hiện có và chi phí đáp ứng đòi hỏi của các đối tượng tiêu dùng tăng thêm là bằng không. Do đó, thật khó để cung cấp hàng hóa công ở khu vực kinh tế tư nhân.

Xuất phát từ vai trò của nhà nước là đảm bảo các lợi ích công cộng của xã hội, như đảm bảo an ninh, quốc phòng, kết cấu hạ tầng xã hội, bảo vệ môi trường ... và thất bại của thị trường trong việc cung cấp hàng hóa công cộng, ĐTC được thực hiện để phục vụ các mục tiêu công cộng, cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cho xã hội và không vì mục tiêu lợi nhuận. Thách thức, trở ngại lớn nhất đối với ĐTC đó là: không vì mục tiêu lợi nhuận nhưng vẫn phải đảm bảo hiệu quả kinh tế và tối đa hóa phúc lợi xã hội.

Thứ ba, ĐTC được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật chặt chẽ

Ở góc độ sở hữu, vốn ĐTC thuộc sở hữu nhà nước. ĐTC luôn gắn liền với chi tiêu công và chủ thể là nhà nước. Trong khi đó, nhà nước là một khái niệm khá chung chung, mang tính đại diện chứ không phải là một chủ đầu tư thực sự.

Hơn nữa, mục tiêu của ĐTC là không vì lợi nhuận. Do đó, để đảm bảo hoạt động ĐTC đúng mục đích, công khai, minh bạch, hiệu quả thì phải được tổ chức thực hiện trong một khuôn khổ pháp lý chặt chẽ và phải có sự tham gia, giám sát

của cộng đồng, phản biện xã hội (Lê Chi Mai, 2010). Theo đó, ĐTC phải được thực hiện theo các chương trình, dự án phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển, phù hợp với kế hoạch đã được duyệt. Việc thực hiện ĐTC phải đảm bảo đúng mục tiêu, tiến độ, chất lượng, tiết kiệm và có hiệu quả; công khai, minh bạch và thống nhất quản lý nhà nước với sự phân cấp quản lý phù hợp.

Thứ tư, ĐTC là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro

Thời gian kể từ giai đoạn bắt đầu thực hiện đầu tư cho đến khi nhận được kết quả đem lại lợi ích kinh tế, xã hội phải kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định. Do đó hoạt động đầu tư thường chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện khách quan như thiên tai, dịch bệnh… những thay đổi về kinh tế, chính trị, xã hội. Ngoài ra hoạt động đầu tư cần nguồn chi phí khá lớn, nguồn vốn phải nằm ứ đọng trong suốt quá trình đầu tư, nếu như hiệu quả mang lại không có thì nhà nước sẽ bị thiệt hại một khoản chi phí, đồng thời còn ảnh hưởng đến đời sống của người dân tại nông thôn.

Thứ năm, ĐTC mang tính liên ngành, liên vùng

ĐTC trải rộng theo các địa bàn với các điều kiện địa hình khác nhau đòi hỏi một lượng vốn lớn và dễ bị tổn thất do thiên tai gây ra. Những đặc thù này đòi hỏi Chính phủ phải lưu tâm tới tính đồng bộ của các công trình ĐTC để đảm bảo đạt được hiệu quả mong muốn, ngược lại sẽ gây ra hiệu quả thấp, tốn kém và tác dụng thấp.

Thứ sáu, chi ĐTC là khoản chi tích lũy

Chi ĐTC trực tiếp làm gia tăng số lượng và chất lượng tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân. Vấn đề này thể hiện rõ thông qua việc nhà nước tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội như: giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục… Sự tăng lên về số lượng và chất lượng của hàng hóa công này là cơ sở và nền tảng cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân trên các mặt: phát triển cân đối giữa các ngành, các lĩnh vực, các vùng kinh tế trên lãnh thổ quốc gia;

nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh; thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế, thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài và tạo động lực, cú hích cho sự tăng trưởng.