• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Tranh, ảnh về đồng bằng Bắc Bộ, đê ven sông; Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam

- HS: Sách vở, đồ dùng môn học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

-TC cho HS chơi trò chơi đố bạn

+ Nêu những đặc điểm về địa hình của trung du Bắc Bộ.

- Trung du Bắc Bộ là vùng đồi với các đỉnh tròn, sườn thoải.nằm xếp cạnh nhau như bát úp

+ Nêu những đặc điểm về địa hình của dãy Hoàng Liên Sơn

+ Kể tên một số dân tộc sông lâu đời ở Tây Nguyên ?

- Nhận xét, đánh giá.

- Dãy núi cao đồ sộ nhất nước ta với những đỉnh nhọn sườn dốc thung lũng hẹp và sâu

- Ba-na , Ê- đê, Gia- rai , Xơ- đăng

GV: Ở tiết trước các em đã biết một số đặc điểm về điạ hình, sông ngòi, khí hậu…

của đồng bằng Bắc Bộ. Vậy người dân ở đồng bằng này có nét sinh hoạt gì đặc biệt? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài ngày hôm nay.

2. Hình thành kiến thức mới:

a. Đồng bằng lớn ở miền Bắc: 14’

– Làm việc cá nhân

- Gv giới thiệu cho hs 3 đbằng lớn ở nước ta: ĐBBB, ĐBNB, đb Duyên Hải Miền trung

- Em hãy cho biết ĐBBB nằm ở phía nào của nước ta ?

- GV yc hs quan sát lước đồ ĐBBB trong sgk và chỉ vị trí của ĐBBB trên bản đồ ?

GV chỉ bản đồ nói: Vùng đbằng Bắc Bộ có hình dạng tam giác với đỉnh ở Việt Trì và cạnh đáy là đường bờ biển kéo dài từ Quảng Yên xuống tận Ninh Bình.

+ ĐBBB có dạng hình gì nếu coi Việt Trì là đỉnh đường bờ biển là 1 cạnh đáy ?

- GV cho học sinh quan sát lược đồ - Hãy kể tên các đỉnh thuộc ĐBBB?

- HS quan sát bản đồ

- Phía bắc nước ta

- Học sinh lên bảng chỉ: Đỉnh là Việt Trì đáy là đường bờ biển

- Học sinh quan sát lược đồ và lắng nghe

- Có dạng hình tam giác với đỉnh là Việt Trì cạnh đáy là đường bờ biển

- 2 HS lên bảng chỉ

- Vĩnh Phúc, Hà Nội, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình GV chốt : ĐBBB nằm ở phía bắc của nước ta có dạng hình tam giác với đỉnh là Việt Trì cạnh đáy là đường bờ biển

+ Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa những con sông nào bồi đắp nên?

* Học sinh đọc thầm trong SGK- phần 1, thảo luận nhóm 4 trả lời các câu hỏi.

- Đbằng BBộ do phù sa hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp lên.

- Học sinh lắng nghe

GV cho HS quan sát lược đồ và nêu: Hai con sông này khi đổ ra biển thì chảy chậm lại làm phù sa lắng đọng thành các lớp dày. Qua hàng vạn năm, các lớp phù sa đó tạo nên đồng bằng Bắc Bộ.

+ Đồng bằng có diện tích lớn thứ mấy của nước ta? Diện tích là bao nhiêu?

- Đồng bằng Bắc Bộ có diện tích lớn thứ hai của nước ta. Diện tích khoảng 15000 km2.

+ Địa hình đồng bằng có đặc điểm gì? - Địa hình thấp, bằng phẳng, sông chảy ở ĐB thường uốn lượn, quanh co và đang tiếp tục được mở rộng ra biển.

Giảng: ĐBBB có Địa hình thấp, bằng phẳng, sông chảy ở ĐB thường uốn lượn, quanh co. Nhiều nơi có màu sẫm là làng mạc của người dân.

+ Tại sao ĐBBB có tên gọi là đồng bằng châu thổ sông Hồng?

- Do phù sa của hệ thống sông Hồng bồi đắp tích tụ hàng ngàn năm

GV chốt : Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp lên. Hai con sông này khi đổ ra biển thì chảy chậm lại làm phù sa lắng đọng thành các lớp dày. Qua hàng vạn năm, các lớp phù sa đó tạo nên đồng bằng Bắc Bộ có diện tích lớn thứ hai của nước ta. Diện tích khoảng 15000 km2. Địa hình thấp, bằng phẳng, sông chảy ở ĐB thường uốn lượn, quanh co

b. Sông ngòi và hệ thống đê ngăn lũ:

16’

* Quan sát hình 1-SGK :

- Kể tên những con sông của đồng bằng Bắc Bộ.

- GV yêu cầu học sinh lên bảng chỉ

- Sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình, sông Hồng, sông Đáy, …

+ Trong đó con sông nào lớn nhất? - Sông Hồng và sông Thái Bình.

- Nhìn trên bản đồ em thấy sông Hồng bắt nguồn từ đâu?

- Sông Hồng bắt nguồn từ Trung Quốc.

- Tại sao sông lại có tên là sông Hồng? - Sông có nhiều phù sa cho nên nước sông quanh năm có màu đỏ. Vì vậy sông có tên là sông Hồng.

GV: Đây là con sông lớn nhất miền Bắc, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua đồng bằng Bắc Bộ rồi đổ ra biển. Khi chảy qua ĐBBB, sông chia thành nhiều nhánh, có nhánh đổ sang sông Thái Bình. Trong quá trình chảy từ thượng nguồn đến đồng bằng Bắc Bộ, nước sông cuốn theo nhiều phù sa (cát, bùn) làm cho nước sông có màu đỏ quanh năm. Do đó sông có tên là sông Hồng.

+ Quan sát trên bản đồ, sông Thái Bình do những sông nào hợp thành?

- Do sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam hợp thành.

GV: Sông Thái Bình do 3 sông hợp thành: sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam.

Đoạn cuối sông cũng chia thành nhiều nhánh và đổ ra biển bằng nhiều cửa.

- Dựa vào mục 2 sgk thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi

+ Ở đồng bằng Bắc Bộ mùa nào thường mưa nhiều?

- HS làm việc nhóm đôi.

- Ở đồng bằng Bắc Bộ mùa hè thường mưa nhiều.

+ Vào mùa mưa nước sông ở đây như thế nào?

- Nước các sông thường dâng cao, gây lụt ở đồng bằng.

Giảng : Mùa mưa nước ở các con sông dâng lên rất nhanh cuồn cuộn tràn về làm ngập lụt cả đồng ruộng cuốn trôi nhà của phá hoại mùa màng gây thiệt hại cho tính mạng của người dân

+ Người dân đã làm gì để hạn chế tác hại của lũ lụt?

- Để ngăn chặn lũ lụt người dân đã đắp đê dọc hai bên bờ sông.

GV: Mùa mưa nhiều nước sông dâng lên cao gây lũ lụt ở đồng bằng để ngan lụt người dân đẫ đắp đe dọc hai bên bờ sông

- Gv cho hs quan sát cảnh một đoạn đê + Đê được đắp ở đâu ?

+ Hệ thống đê có đặc điểm gì ? + Em hãy cho biết đê có tác dụng gì?

- GV cho học sinh quan sát tranh vẽ cảnh đắp đe dưới thời Trần

- Đắp ở hai bên sông - Dài cao và vững chắc

- Hệ thống đê có tác dụng ngăn lũ lụt.

Giảng : từ xa xưa cha ông ta đã quan tâm đến việc ngăn chặn lũ lụt gây nhiều thiệt hại cho người dân đây là cảnh vua quan nhà Trần đã quan tâm tới việc đắp đê + Nếu bờ đê không chắc chắn điều gì sẽ

xảy ra khi nước sông chảy mạnh ? - Gv cho hs quan sát cảnh vỡ đê gây lụt + Theo em người dân phải làm gì để bảo vệ và hạn chế việc vỡ đê ?

- Vỡ đê, gây ngập lụt cho cánh đồng làng mạc gây hậu quả khôn lường cho người dân

- Đắp đê, kiểm tra đê, bảo vệ đê.

GV nêu: Hằng năm, nhân dân đồng bằng Bắc Bộ đều kiểm tra đê điều, bồi đắp thêm, gia cố để đê vững chắc, trồng cỏ quanh chân đê, xây bờ kè ở những nơi nước chảy mạnh, thông thoáng dòng chảy cho sông

Gv cho học sinh quan sát các bức ảnh

bảo vệ đê. - Học sinh quan sát lược đồ

Quan sát ảnh một đoạn đê Yên Phụ và giảng: Hệ thống đê là một công trình vĩ đại của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ. Tổng chiều dài lên tới gần 1700 km, hệ thống đê ngày càng được đắp cao và vững chắc hơn.

GV mở rộng: Trong lịch sử, năm 1944, do đê không được bảo vệ đã gây vỡ đê lớn, nước lụt tràn vào bao phủ hầu hết vùng đồng bằng Bắc Bộ, cuốn trôi nhà cửa, phá hoại mùa màng, gây thiệt hại tài sản, tính mạng người dân và gây ra nạn đói lịch sử năm 1945.

+ Việc đắp đê có ảnh hưởng gì đến việc bồi đắp phù sa của các con sông vùng đồng bằng ?

- Hệ thống đê đã làm cho phần lớn diện tích đồng bằng không được bù đắp phù sa vào tạo nên nhiều vùng đất trũng.

GV giảng : Các em đã biết, hệ thống đê có tác dụng ngăn lũ lụt. Tuy nhiên, hệ thống đê đã làm cho phần lớn diện tích đồng bằng không được bù đắp phù sa vào tạo nên nhiều vùng đất trũng.

+ Người dân ở đây đã làm gì để tưới nước và tiêu nước cho đồng ruộng?

Học sinh quan sát mương dẫn nước của ĐBBB

- Người dân nơi đây đào nhiều kênh, mương để tưới, tiêu nước cho đồng ruộng.

+ Từ nội dung bài học em rút ra ghi nhớ điều gì ?

3. Hoạt động vận dụng: 5’

+ Nêu đặc điểm vị trí, hình dạng địa hình, diện tích của đồng bằng Bắc Bộ?

*GD BVMT: Đồng bằng Bắc Bộ có hệ thống sông ngòi dày đặc, đây là nguồn phù sa tạo ra đồng bằng châu thổ, đồng thời là nguồn nước tưới và nguồn năng lượng quá giá. Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng?

* Củng cố - Dặn dò

- GV củng cố nội dung bài. Nhận xét giờ học.

- Về nhà ôn bài, hoàn thiện VBT và chuẩn bị bài sau: Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.

* Ghi nhớ: SGK - 2 HS đọc ghi nhớ

- Có dạng hình tam giác. Đỉnh ở Việt Trì và cạnh đáy là bờ biển kéo dài từ Quảng Yên xuống tận Ninh Bình. Là đồng bằng lớn thứ hai ở nước ta. Diện tích:

15.000km2

- Đắp đê ven sông, sử dụng nước để tưới tiêu

- Trồng rau xứ lạnh vào mùa đông ở ĐBBB

- Cải tạo đất chua mặn ở ĐBBB

- Thường làm nhà dọc theo các sông ngòi, kênh rạch

- Trồng phi lao để ngăn gió - Trồng lúa, trồng trái cây - Đánh bắt nuôi trồng thủy sản

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….………

====================================================

NS: 12 / 11 / 2021

NG: 19 / 11 / 2021 Thứ sáu ngày 19 tháng 11 năm 2021

TOÁN