• Không có kết quả nào được tìm thấy

Ảnh hưởng của độ tuổi và giới tính

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CHO LAO ĐỘNG

2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của lao động nông huyện Phú

2.4.2. Ảnh hưởng của độ tuổi và giới tính

Độ tuổi là một trong 3 nhân tố ảnh hưởng rất quan trọng đến thời gian làm việc của lao động. Độ tuổi liên quan đến vấn đề sức khỏe, kinh nghiệm trong sản xuất và nhiều vấn đề khácmàảnh hưởng đến tình hình sử dụng thời gian làm việc của lao động.

Và để thấy rõ hơn, đề tài đãđi phân tích bảng số liệu điều tra và cụ thể như sau:

Đối với những lao động từ 15 tuổi đến 25 tuổi, đây là độ tuổi bao gồm chưa đến tuổi lao động và đãđến tuổi lao động. Những lao động này chủ yếu dành nhiều thời gian cho học tập và những công việc họ làm chỉ mang tính chất phụ thêm cho gia đình. Mặt khác, số lao động còn lại trong độ tuổi do hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn, năng lực học kém nên ở nhà giúp việc và đi làm. Do độ tuổi còn trẻ, chưa có kinh nghiệm và kỹ năng làm việc nên thời gian mà họ huy động làm việc trong năm là ít nhất với số ngày làm việc bình quân là 205 ngày/lao động/năm.

Họ là những người tuổi trẻ mới bắt đầu vào cuộc sống lao động, làm việc để có thu nhập phục vụ cho cuộc sống, tinh thần làm việc đầy nhiệt huyết, tuy nhiên thu nhập bình quân mà họ đạt được là 50308 ngàn đồng/người/năm chưa thực sự cao so với thời gian họ bỏ ra làm, nguyên nhân là do mới vào nghề nên thiếu kinh nghiệm cũng như khả năng nhìn nhận công việc của họ chưa cao. Do đó, ngoài thời gian

Trường Đại học Kinh tế Huế

làm việc họ còn giành khá nhiều thời gian để học việc nên thời gian lao động của họ có nhỉnh hơn hẳn so với một số nhóm tuổikhác.

Đối với những lao động từ 25-45 tuổi, đây đều là những lao động đã bước vào độ tuổi lao động đang ở lứa tuổi thanh niên, một số đã có công việc ổn định hầu hết là những lao động chín chắn trong nhận thức, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, công việc, tích lũy kinh nghiệm sản xuất, có vốn nên mạnh dạng đầu tư sản xuất. Chính vì điều đó nên thời gian làm việc bình quân mà họ huy động được là lớn nhất với 242 ngàycông/năm,là nhóm lao động chủ yếu ở độ tuổi thanh niên, đã có công việc ổn định do đó họ không mất thời gian học việc như như những lao động ở nhóm tuổi 15 – 25 tuổi, vì vậy họ có thời gian để làm việc ổn định hơn thu nhập đạt được cao hơn là 68932 ngàn đồng/người/năm. Đây là mức thu nhập cao nhất trong các nhóm tuổi khác vì lao động ở nhóm tuổi này thường có xu hướng làm việc để ổn định cuộc sống, họ có ý thức để nâng cao chất lượng cuộc sống cho bản thân và gia đình nhiều hơn. Đây cũng là nhóm tuổi mà lao động đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm làm việc, được trang bị đầy đủ về kỷ thuật sản xuất, rèn luyện nhiều trong quá trình làm việc, luôn có ý thức và trách nhiệm cao với công việc, do đó mức thu nhập mà họ đạt được là cao nhất.

Những lao động trên 45 tuổi có số ngày làm việc bình quân huyđộng được là 181ngày công/năm. Đây là những người trãi qua nhiều kinh nghiệm trong sản xuất.

Tuy vậy, do vấn đề sức khỏe và kinh tế gia đình nên những công việc mà họ làm chỉ mang tính chất phụ thêm cho con cháu trong gia đình. Tuy nhiên nhóm tuổi này do một số vấn đề về sức khỏe, cuộc sống họ ổn định nên họ không có ham muốn làm giàu, tinh thần không còn nhiệt huyết như trước, vì vậy thời gian làm việc của họ không tăng lên mà có phần nào giảm xuống, thu nhập bình quân một lao động trong nhóm này đạt60741ngàn đồng/người/năm.

Qua đây ta thấy, thời gian làm việc của lao động nông thôn huyện Phú Vang vẫn còn thấp, thời gian còn lại là thời gian nhàn rỗi, không có việc gì khác để làm nên hiệu quả sử dụng thời gian làm việc của lao động chưa cao. Độ tuổi tăng thì thời gian làm việc lại giảm do sự hạn chế về vấn đề sức khỏe, cũng như không còn muốn làm giàu. Do đó, độ tuổi không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề sử dụng thời gian làm việc mà cònảnh hưởng lớn đến thu nhập người lao động.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.15.Ảnh hưởng của độ tuổi và giới tính đến thu nhập

ChỉTiêu

Miền Biển Đồng Bằng Cồn Cát Tổng /BQC

Số LĐ

Sốngày làm việc BQ

Thu nhập

BQ

Số LĐ

Sốngày làm việc

BQ

Thu nhập

BQ

Số LĐ

Sốngày làm việc BQ

Thu nhập

BQ

Số LĐ

Số ngày làm việc BQ

Thu nhập BQ

1.Theo nhóm tuổi 83 197 62962 99 236 64402 95 204 58475 277 213 61938

15-25 16 192 51655 25 228 53800 23 188 45575 64 205 50308

25-45 38 217 68950 44 259 70250 40 247 67465 122 242 68932

Trên 45 tuổi 29 173 61355 30 208 64660 32 163 56510 91 181 60741

2.Theo giới tính 83 197 62962 99 236 64402 95 204 58475 277 213 61938

Nam 46 207 68700 54 245 70310 49 220 63239 149 225 67488

Nữ 37 185 55828 45 226 57312 46 186 53400 128 200 55477

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2017)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bên cạnh độ tuổi, giới tính cũng là một nhân tố có ảnh hưởng nhất định đến thời gian lao động và thu nhập của người lao động. Qua bảng số liệu ta thấy, thu nhập bình quân của nam giới cao hơn nữ giới: lao động nam giới đạt 67488 nghàn đồng/người/năm; nữ giới đạt 55477 ngànđồng /người/năm. Nguyên nhân là do: lao động nữ giới vừa với vai trò làm việc để tạo thu nhập, vừa với vai trò người vợ, người mẹ chăm sóc gia đình.

Cụ thể ở xã miền biển số ngày làm việc bình quân của nam giới là 207 công lao động.Với lợi thế về sức khỏe nên lao động nam giới ở khu vực này thường là ra khơi đánh cá, còn lao động nữ giới có công lao động trung bình là 185 công lao động. Những công việc chủ yếu của nữ giới ở xã miền biển chủ yếu là buôn bán, chồng đi biển về bán cá hoặc buôn bán cá, trồng các loại hoa màu, chăn nuôi...Kết quả cho thấy thu nhập bình quân nam giới của khu vực này là 68700 ngàn đồng và nữ giới là 55828 ngànđồng.

Đối với xã đồng bằng: một lao động nam bình quân một năm huy động được 245 ngày công; còn lao động nữlà 226 ngày công. Nguyên nhânở địa bàn này nam giới có thời gian làm việc nhiều hơn nữ là vì ngoài làm nông laođộng còn làm thêm một sốviệc khác như thợ xây, thợ mộc,… còn lao động nữ hầu hết là làm nông và chăm sóc gia đình. Do đó, ở địa bàn này thu nhập của lao động nam cũng cao hơn lao động nữ., bình quân một lao động nam có thu nhập 70310 ngàn đồng và thu nhập của lao động nữ đạt 57312 ngàn đồng.

Cũng theo kết quả điều tra cho thấy lao động ở xã Phú Xuân bình quân lao động nam giới huy động được 220 ngày công với mức thu nhập 63239 ngàn đồng;

lao động nữ huy động được 186ngày công với mức thu nhập 53400 ngànđồng. Đây là địa bàn có thu nhập thấp nhất trong 3 xã điều tra. Nguyên nhân là địa bàn này thuộc khu vực vùng cát, trìnhđộ người dân còn thấp chưa áp dụng tiến bộkhoa học kỹthuật vào sản xuất.

Nhìn chung, thu nhập của các lao động khá cao, đạt bình quân 61938 ngàn đồng. Tuy nhiên, mức thu nhập và thời gian làm việc trênđịa bàn này chịuảnhhưởng bởi yếu tố độ tuổi và giới tính. Do đó, trong quá trình tạo việc làm cho laođộng cần phải tínhđến 2 yếu tố này đểphát huy tiềm năng lao động củangườilao động.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.4.3. Ảnh hưởng của trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn nghề nghiệp