• Không có kết quả nào được tìm thấy

THỰC HÀNH: SỰ PHÂN BỐ

CÁC LỤC ĐỊA VÀ ĐẠI DƯƠNG TRÊN BỀ MẶT TĐ A Mục tiêu

1. Kiến thức :

- Biết được tỉ lệ và sự phân bố lục địa, đại dượng trên bề mặt Trái Đất 2. Kĩ năng :

- Xác định đúng vị trí của 6 lục địa và 4 đại dương trên quả địa cầu hoặc tên bản đồ thế giới

- Rèn cho HS kĩ năng tự học.

3. Thái độ :

- Hs có hứng thú học tập môn địa lí B

Các kỹ năng sống được giáo dục trong bài Hình thành các kỹ năng sống :

- biết vận dụng, xử lý các tình huống trong thực tế - Rèn kỹ năng tự học cho HS

C Phương tiện – Phương pháp

1/ Phương tiện: Máy chiếu; bảng tương tác; Quả địa cầu.bản đồ tự nhiên thế giới 2/ Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, vấn đáp, thảo luận

D Tiến trình lên lớp.

1.Tổ chức: 6A1...6A2...6A3...

2.Kiểm tra bài cũ

- Trình bày cấu tạo của lớp Vỏ Trái Đất?

3. Bài mới

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng + Hoạt động 1: Bài tập 1

- Dựa vào hình 28 và bản đồ tự nhiên Thế giới cho biết:

? Trên Trái đất có mấy Đại Dương, mấy lục địa?

? Tỉ lệ diện tích lục địa và diện tích đại dương ở nửa cầu Bắc?

? Tỉ lệ diện tích lục địa và diện tích đại dương ở nửa cầu Nam?

? Em có nhận xét gì về diện tích và sự phân bố lục địa và đại dương ở 2 nửa cầu?

+ Hoạt động 2 : Bài tập 2

- Quan sát bảng thống kê trang 34 và bản đồ Thế giới cho biết

? Trên Trái Đất có những lục địa nào ?

Bài tập 1 :

- Khoảng 2/3 diện tích bề mặt Trái Đất là đại dương và 1/3 là lục địa.

- Lục địa phân bố chủ yếu ở nửa cầu Bắc, còn đại dương phân bố chủ yếu ở nửa cầu Nam .

Bài tập 2 :

+ Có 6 lục địa trên Thế giới.

- Lục địa Á - Âu - Lục địa Phi

? Nêu tên và xác định vị trí các lục địa trên bản đồ ?

- Lục địa nào có diện tích lớn nhất ? Lục địa đó nằm ở nửa cầu nào ?

? Lục địa nào có diện tích nhỏ nhất ? Lục địa đó nằm ở nửa cầu nào ?

? Các lục địa nào nằm ở nửa cầu Bắc ?

? Các lục địa nào nằm ở nửa cầu Nam ?

+ Hoạt động 3: Bài tập 4

- Dựa vào bảng trang 35 cho biết - Nếu diện tích bề mặt Trái Đất là 510 triệu km2 thì diện tích bề mặt đại dương chiếm bao nhiêu % ?

- Tên 4 đại dương trên thế giới. Xác định vị trí trên bản đồ ?

- Đại dương nào có diện tích lớn nhất ? - Đại dương nào có diện tích nhỏ nhất ?

- Lục địa Bắc Mĩ - Lục địa Nam Mĩ - Lục địa Nam Cực - Lục địa Ôxtrâylia.

+Lục địa có diện tích nhỏ nhất: Lục địa Ôxtrâylia (ở nửa cầu nam)

+Lục địa có diện tích lớn nhất: Á -Âu (ở nửa cầu Bắc).

- Lục địa nằm hoàn toàn ở nửa cầu Bắc: Á - Âu, Bắc Mĩ.

- Lục địa nằm cả nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam: Lục địa Phi.

- Lục địa nằm hoàn toàn ở nửa cầu Nam: Nam Mĩ, Ôxtrâylia, Nam Cực.

Bài tập 4 :

- Diện tích bề mặt các đại dương 361 triệu km2 , chiếm 71% diện tích bề mặt của trái đất

- Có 4 đại dương : Thái Bình Dương , Đại Tây Dương , Bắc Băng Dương , Ấn Độ Dương

- Thái Bình Dương có diện tích lớn nhất 179,6 triệu km2

- Bắc Băng Dương có diện tích nhỏ nhất 13,1 triệu km2

4. Củng cố :

- Xác định trên bản đồ Thế giới 4 đại dương và 6 châu lục.

5. Hướng dẫn học bài - Đọc bài đọc thêm

- Nghiên cứu trước bài 12

CHƯƠNG II

CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN CỦA TRÁI ĐẤT Tiết 14- BÀI 12

TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC

TRONG VIỆC HÌNH THÀNH ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT.

A Mục tiêu : 1. Kiến thức:

- HS hiểu nguyên nhân của việc hình thành địa hình trên bề mặt trái đất là do tác động của nội lực và ngoại lực.

- Hai lực này luôn có tác động đối lập nhau.

2. Kĩ năng:

- Quan sát tranh ảnh nhận biết tác động của nội lực và ngoại lực - Rèn cho HS kĩ năng tự học.

B

Các kỹ năng sống được giáo dục trong bài

- Tư duy : Tìm kiếm và xử lí thông tin qua bài viết và hình vẽ về những tác động của nội lực và ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất . Phân tích , so sánh núi lửa và động đất về hiện tượng , nguyên nhân và tác hại của chúng .

- Giao tiếp : Phản hồi/ lắng nghe tích cực , trình bày suy nghĩ / ý tưởng hợp tác , giao tiếp khi làm việc nhóm.

C Phương tiện – Phương pháp

1/ Phương tiện: Máy chiếu; bảng tương tác; Bản đồ thế giới 2/ Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, vấn đáp, thảo luận D. Tiến trình lên lớp:

1. Tổ chức: 6A1...6A2...6A3...

2. Kiểm tra bài cũ.

? Chỉ trên địa cầu 6 lục địa trên Trái đất? Lục địanào lớn nhất, lục địa nào nhỏ nhất

3. Bài mới: Địa hình bề mặt Trái Đất rất phức tạp. Đó là kết quả của sự tác động lâu dài và liên tục của 2 lực đối nghịch nhau : nội lực và ngoại lực.

Tác động của nội lực thường làm cho bề mặt Trái Đất thêm gồ ghề, còn tác động của ngoại lực thiên về san bằng,hạ thấp địa hình.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng + Hoạt động 1: Tác động của nội lực và

ngoại lực ( 15 phút )

- Cho HS quan sát bản đồ tự nhiên thế giới và đọc các kí hiệu trong bảng chú giải.

Gv giới thiệu: Địa hình bề mặt TĐ rất đa dạng. Trên các lục địa hay đáy đại dương đều có nơi cao, nơi thấp, nơi bằng phẳng, nơi gồ ghề

1.Tác dụng của nội lực và ngoại lực.

VD: * Nơi cao nhất trên thế giới gần 900m:

đó là đỉnh núi Everest thuộc dãy Hy ma lay a ở Châu Á (xét về độ cao so với mực nước biển)

Nhưng nếu xét về độ cao tuyệt đối, tức là độ cao từ chân núi đến đỉnh núi, thì Mauna Kea ở đảo Hawaii mới là ngọn núi cao nhất thế giới.

Đỉnh Everest cao 8.848 m so với mực nước biển. Đỉnh Mauna Kea cao 4.205 m so với mực nước biển, nhưng phần chìm dưới Thái Bình Dương lên tới gần 5.995 m. Như vậy độ cao tuyệt đối của Mauna Kea là 10.200 m, cao hơn Everest gần 1.350 m.

Ngoài ra, nếu tính từ tâm Trái Đất đến đỉnh núi, núi Chimborazo ở Ecuador hoàn toàn đánh bại núi Everest. Các nhà khoa học ở Viện Nghiên cứu và Phát triển Pháp xác nhận đỉnh núi Chimborazo vươn xa 6.384.268 m.

* Nơi sâu nhất ở đáy đại dương xuống tới hơn 11.000m

VD: Vực Mariana ở phía tấy TBD dài 2500km, sâu 10.994m

? Em hãy nhận xét địa hình trên Trái Đất ? ( không bằng phẳng )

? Nguyên nhân của sự khác nhau đó?

Đó là do tác động của 2 lực đối nghịch nhau:

nội lực và ngoại l

- Nội lực là gì?Tác động của chúng đến đến

địa hình. ví dụ? a/ Nội lực:

- Là lực sinh ra ở bên trong Trái Đất - Tác động của nội lực: Làm cho bề mặt TĐ trở nên gồ ghề

? Tại sao nói nội lực và ngoại lực là 2 lực đối nghịch nhau?

- Mở rộng: Nội lực = ngoại lực địa hình không thay đổi. Nội lực > ngoại lực: địa hình càng gồ ghề. Núi cao hơn, thung lũng sâu hơn. Nội lực < ngoại lực: địa hình bị san bằng, hạ thấp hơn

+Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau nhưng xảy ra đồng thời và tạo nên địa hình bề mặt Trái Đất.

+Tác động của nội lực thường làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề, còn tác động của ngoại lực lại thiên về san bằng, hạ thấp địa hình.

=>Do tác động của nội, ngoại lực nên địa hình bề mặt Trái Đất có nơi cao, thấp, có nơi bằng phẳng, có nơi gồ ghề.

4. Củng cố .

- Tại sao nói: Nội lực và ngoại lực là 2 lực đối nghịch nhau?

5. Hướng dẫn học bài - Học bài

- Nghiên cứu trước phần 2.

Ngày giảng:15/12/2018