• Không có kết quả nào được tìm thấy

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- HS nắm được cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối có 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài).

- Nhận biết được trình tự miêu tả trong bài văn miêu tả cây cối; biết lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả theo một trong hai cách đã học.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL hợp tác

+ Cảm nhận được vẻ đẹp của cây cối trong môi trường thiên nhiên.

* BVMT: Có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây trồng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: powerpoint, máy tính

- HS: máy tính (điện thoại), sách vở, bút...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- GV cho HS Chơi trò “Truyền điện”

+ Nhắc lại dàn ý bài văn miêu tả đồ vật đã học.

- GV kết nối, dẫn vào bài mới

- HS tham gia chơi, trả lời câu hỏi.

+ Dàn ý: gồm 3 phần: MB, TB, KB...

Các em đã thực hành viết bài văn miêu tả đồ vật. Từ tiết học này, các em sẽ học văn miêu tả cây cối. Bài học hôm nay giúp các em hiểu được cấu tạo của bài văn miêu tả và cách lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả quen thuộc

2- HĐ Hình thành kiến thức mới: 12’

Bài 1:

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

- Gọi 1 HS đọc bài đọc “Bãi ngô”

+ Bài văn này có mấy đoạn?

+ Mỗi đoạn văn nói lên điều gì ?

+ Em hãy phân tích các đoạn và nội dung mỗi đoạn trong bài văn trên ? - Hướng dẫn học sinh thực hiện yêu cầu.

- GV giúp HS những HS gặp khó khăn.

- Treo bảng ghi kết quả lời giải viết sẵn, chốt lại ý kiến đúng, gọi HS đọc lại sau đó nhận xét, sửa lỗi và cho từng học sinh.

- 1 HS đọc thành tiếng - Bài văn có 3 đoạn.

+ 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và sửa cho nhau

- Tiếp nối nhau phát biểu.

Đoạn Nội dung

Đoạn 1:

3 dòng đầu

+ Giới thiệu bao quát về bãi ngô, tả cây ngô từ khi còn lấm tấm như mạ non đến lúc

-> HS đọc bài bãi ngô và nhận xét về trình tự miêu tả. Qua đó, cảm nhận được vẻ đẹp của cây cối trong môi trường thiên nhiên.

Bài 2:

- Yêu cầu HS đọc yêu cầu đề bài.

- Gọi 1 HS đọc bài “Cây mai tứ quý”

+ Em hãy phân tích các đoạn và nội dung mỗi đoạn trong bài văn trên?

- Hướng dẫn học sinh thực hiện yêu cầu.

- GV giúp HS những HS gặp khó khăn.

+ Treo bảng ghi kết quả lời giải viết sẵn, chốt lại ý kiến đúng, gọi HS đọc lại sau đó nhận xét, sửa lỗi

+ Theo em về trình tự miêu tả trong bài

“Cây mai tứ quý” có điểm gì khác so với bài “Bãi ngô” ?

+ Treo bảng ghi sẵn kết quả lời giải của hai bài văn để HS so sánh.

- BVMT: Giúp HS cảm nhận vẻ đẹp của cây cối trong MTTN biết bảo vệ cây cối và môi trường.

Bài 3:

- Yêu cầu HS đọc yêu cầu đề bài.

+ Theo em bài văn miêu tả cây cối có mấy phần ?

+ Phần mở bài nêu lên điều gì ? + Phần thân bài nói về điều gì ? + Phần kết bài nói về điều gì ?

- Gọi đọc ghi nhớ.

3- HĐ Luyện tập, thực hành. (18’) Bài 1: 10’

- Y/c HS đọc thầm bài đọc “Cây gạo”

+ Bài này văn này miêu tả cây gạo theo cách nào? Hãy nêu rõ về cách mtả đó?

- Hướng dẫn hs thực hiện ycầu.

- GV giúp HS những HS gặp khó khăn.

Đoạn 2:

4 dòng tiếp Đoạn 3:

còn lại

trở thành những cây ngô với lá rộng dài, nõn nà.

+ Tả hoa và búp ngô non giai đoạn đơm hoa, kết trái

+ Tả hoa và lá ngô giai đoạn bắp ngô đã mập và chắc, có thể thu hoạch

- HS đọc bài

* Cây mai tứ quý có 3 đoạn:

+ Đoạn 1: 4 dòng đầu: Giới thiệu bao quát về cây mai

+ Đoạn 2: 4 dòng tiếp: Đi sâu tả cánh hoa, trái cây.

+ Đoạn 3: 4 dòng còn lại: Nêu cảm nghĩ của người miêu tả.

+ Bài Cây mai tứ quý tả từng bộ phận của cây.

+ Bài Bãi ngô tả từng thời kì phát triển của cây.

Bài tập 3: Từ cấu tạo của hai bài văn trên em hãy rút ra cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối?

* Bài văn miêu tả cây cối thường có 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài).

+ Phần mở bài: Tả hoặc giới thiệu bao quát về cây.

+ Phần thân bài: Có thể tả từng bộ phận hoặc tả từng thời kì phát triển của cây.

+ Phần kết bài: có thể nêu ích lợi của cây, ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả cây cối.

- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.

- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.

- HS tìm các đoạn của bài văn và nêu nội dung từng đoạn:

+ Đ 1: Miêu tả thời kì ra hoa của cây gạo

- Nhận xét và chốt lại ý kiến đúng

* GDBVMT: Mỗi loài cây đều có một vẻ đẹp riêng. Khi quan sát và miêu tả cây cối, chúng ta sẽ nhận ra được vẻ đẹp ấy. Theo các em, chúng ta cần làm gì đề luôn giữ được vẻ đẹp thuần khiết của các loài cây?

Bài 2: 8’

- Ycầu 1 HS đọc đề bài, lớp đọc thầm.

+ GV treo tranh ảnh về một số loại cây ăn quả lên bảng như (mít, xoài, mãng cầu, cam, chanh, bưởi, dừa, chuối,...) + GV phát bút dạ và giấy lớn cho 4 HS.

+ Yc lớp thực hiện lập dàn ý và miêu tả.

+ Gọi HS lần lượt đọc kết quả bài làm.

+ Gọi 4 HS lên dán 4 tờ phiếu lên bảng và đọc lại.

+ Hướng dẫn HS nhận xét và bổ sung.

+ GV nhận xét 1 số HS viết bài tốt.

4- HĐ Vận dụng. (5’)

- Nêu lại dàn ý bài văn miêu tả cây cối.

- GD HS.

* Củng cố - Dặn dò - Nhận xét tiết học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau

+ Đ 2: Miêu tả thời kì hoa tàn + Đ 3: Miêu tả thời kì ra quả

=> Bài văn tả cây gạo theo từng thời kì phát triển của bông gạo...

- HS liên hệ, nêu các biện pháp bảo vệ cây và môi trường sống của cây.

- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.

- Quan sát tranh và chọn một loại cây quen thuộc để tả

+ 4 HS làm vào tờ phiếu lớn, khi làm xong mang dán bài lên bảng.

+ Tiếp nối nhau đọc kết quả, HS ở lớp lắng nghe nhận xét và bổ sung nếu có.

* Bài văn miêu tả cây cối thường có 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài).

+ Phần mở bài: Tả hoặc giới thiệu bao quát về cây.

+ Phần thân bài: Có thể tả từng bộ phận hoặc tả từng thời kì phát triển của cây.

+ Phần kết bài: có thể nêu ích lợi của cây, ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả cây cối.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

TẬP ĐỌC

TIẾT 43: SẦU RIÊNG (Mai văn Tạo)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu ND: Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- Bước đầu biết đọc một đoạn trong bài có nhấn giọng từ ngữ gợi tả.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

+ Tình yêu với các loại cây trồng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- GV: powerpoint, máy tính

- HS: máy tính (điện thoại), sách vở, bút...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của giáo viên 1.HĐ Mở đầu: (5’)

- Chơi trò chơi Chuyền Hoa

+ Y/c Quản trò sẽ bắt nhịp một bài hát + Đọc thuộc lòng bài thơ Bè xuôi sông La + Sông La đẹp như thế nào?

+ Theo em, bài thơ nói lên điều gì?

- GV nhận xét và tuyên dương học sinh - Dẫn vào bài

Cả lớp cùng hát, HS lần lượt truyền, kết thúc - trả lời

- HS đọc thuộc lòng bài thơ Bè xuôi sông La và trả lời.

* Nước sông La trong xanh như ánh mắt, bên bờ sông, hàng tre xanh mướt như đôi hàng mi …

* Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của dòng dông La và nói lên tài năng sức mạnh của con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng quê hương đất nước.

- G/thiệu chù điểm: Vẻ đẹp muôn màu

- Sầu riêng là một cây ăn trái rất quý được coi là đặc sản của miền Nam. Hôm nay, các em sẽ theo tác giả Mai Văn Tạo đến thăm loại cây quý hiếm này qua bài tập đọc Sầu riêng.

2- HĐ Hình thành kiến thức mới:

HĐ1: Hướng dẫn đọc: 10’

- GV mời 1 HS đọc toàn bài - GV hoặc HS chia đoạn: 3 đoạn.

- Đọc nối tiếp lần 1 với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi.

+ Cần nhấn giọng ở các từ ngữ sau:

Lủng lẳng , quyện, quyến rũ….

- Đọc nối tiếp lần 2 + giải nghĩa 1số từ khó: mật ong già hạn, hao hao giống, lác đác, đam mê

- Kết hợp luyện đọc câu văn dài khó:

- Luyện đọc theo cặp.

- GV đọc diễn cảm cả bài.

HĐ2: Tìm hiểu bài: 12’

? Sầu riêng là đặc sản của vùng nào?

? Em hãy miêu tả những nét đặc sắc của hoa sầu riêng?

- 1 HS khá giỏi đọc toàn bài.

- HS dùng bút chì đánh dấu đoạn.

+ Đoạn 1: Từ đầu … kì lạ.

+ Đ2: Hoa sầu riêng ... tháng năm ta.

+ Đoạn 3: Còn lại.

- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn lần 1.

- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn lần 2.

- HS đọc từ khó.

- HS đọc chú giải.

+ HS luyện đọc câu văn dài

- Hương vị nó hết sức đặc biệt,/ mùi thơm đậm,/ bay rất xa,/ lâu tan trong không khí.//

- Luyện đọc theo cặp.

- Đọc thầm đoạn 1 để trả lời câu hỏi:

* Sầu riêng là 1 loại cây ăn trái rất quý hiếm, được coi là đặc sản của miền Nam.

- HS đọc thầm đoạn 2.

* Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm, hương sầu riêng thơm ngát như hương

- Em hiểu "hao hao giống" là gì ?

* Q/s h/a hoa sầu riêng

+ Đoạn 1 cho em biết điều gì?

- Đọc đoạn 2

? Quả sầu riêng có nét gì đặc sắc?

* Q/s h/a quả sầu riêng

-> Ý chính Đ2:

? Dáng cây sầu riêng thế nào?

* Q/s h/a hình dáng cây sầu riêng -> Ý chính Đ3:

? Tìm những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng.

 ND chính:

3.HĐ thực hành. (8’)

Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn tiêu biểu trong bài: đoạn 1.

+ Đọc mẫu đoạn văn.

+ Theo dõi, uốn nắn

- GV nhận xét và tuyên dương 4- HĐ Vận dụng. (5’)

- Liên hệ giáo dục.

? Sầu riêng có thể làm ra những sản phẩm nào?

* Q/s h/a những sản phẩm được làm từ sầu riêng

+ Kể thêm 1 số loại quả là đặc sản của Miền Nam?

* Củng cố - Dặn dò

- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài Văn hay chữ tốt.

- Nhận xét tiết học.

cau, hương bưởi. Hoa đậu thành từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhuỵ li ti giữa những cánh hoa.

Ý1: Những nét đặc sắc của hoa sầu riêng

* Quả sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông như những tổ kiến. Mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí, còn hàng chục … ngào ngạt. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà ... Đam mê.

Ý2: Hương vị đặc biệt của sầu riêng - HS đọc thầm đoạn 3…

* Thân cây sầu riêng khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại tưởng là héo.

Ý3: Dáng vẽ kì lạ cùa cây sâu riêng - HS đọc thầm cả bài.

+ Sầu riêng là loại trái quý hiếm của miền Nam.

+ Hương vị quyến rũ đến kì lạ.

+ Đứng ngắm cây … kì lạ này.

+ Vậy mà khi trái chín … đam mê.

ND: Bài văn miêu tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây

- HS đọc toàn bài.

+ Luyện đọc phân vai theo nhóm đôi + Vài em thi đọc diễn cảm trước lớp.

+ Bình chọn người đọc hay.

+ Bánh, chả giò, xôi, kem

- măng cụt, bơ, mãng cầu,...

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

KHOA HỌC