• Không có kết quả nào được tìm thấy

- Nêu cách giải bài toán về nhiều hơn?

- Ôn lại bài.

Số bưu ảnh của Bình có là : 11 + 3 = 14 ( bưu ảnh )

Đáp số : 14 bưu ảnh - Đội 1 có 15 người, đội 2 có nhiều hơn đội 1 là 2 người. Hỏi đội 2 có bao nhiêu người ?

- HS làm bài vào Vở, một em trình bày trên bảng lớp.

Bài giải

Đội 2 có số người là : 15 + 2 = 17 ( bưu ảnh ) Đáp số : 17 bưu ảnh - Đọc đề bài.

- Ghi tóm tắt và trình bày bài giải . Bài giải

Đoạn thẳng CD dài là : 10 + 2 = 12 ( cm ) Đáp số : 12 cm - Trả lời và thực hành vẽ .

---TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI CƠ QUAN TIÊU HÓA I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Nêu được tên và chỉ được vị trí các bộ phận chính của cơ quan tiêu hóa trên tranh vẽ hoặc mô hình.

2. Kỹ năng: - Chỉ đường đi của thức ăn và nói tên các cơ quan tiêu hóa trên sơ đồ.

- Chỉ và nói tên một số tuyến tiêu hóa và dịch tiêu hóa.

3.Thái độ: Tập được thói quen ăn uống đúng giờ, ăn đủ no, nhai kỹ trước khi nuốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh vẽ cơ quan tiêu hóa phóng to - Phiếu học tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ:

B. Bài mới:

1. Khởi động : Trò chơi “ Tiêu hóa thức ăn”

- GV hướng dẫn HS cách chơi theo 3 bước :

Nhập khẩu - vận chuyển – chế biến

+ Nhập khẩu: Tay phải đưa lên miệng ( như động tác đưa thức ăn vào miệng)

+Vận chuyển: Tay trái để phía dưới cổ rồi kéo dần xuống ngực(thể hiện đường đi của thức ăn) + Chế biến: Hai tay để trước bụng làm động tác nhào trộn ( thể hiện thức ăn được chế biến trong dạ dày và ruột non)

- GV hô khẩu hiệu, cả lớp cùng làm động tác theo đúng khẩu lệnh đã hô cho thuộc.

- Tổ chức cho HS chơi

2. Hoạt động 1 : (10’)Quan sát và chỉ đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa.

+ Bước 1: Hoạt động cặp đôi.

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm : Quan sát sơ đồ ống tiêu hoá H1. Đọc chú thích và chỉ vị trí các bộ phận ống tiêu hoá: Thức ăn sau khi vào miệng được nhai nuốt rồi đi đâu?

+ Bước 2: Hoạt động cả lớp:

- GV treo hình vẽ ống tiêu hóa phóng to lên bảng:

- Gọi một số lên bảng chỉ và nói tên các bộ phận của ống tiêu hoá.Chỉ về đường đi của thức ăn trong ống tiêu hoá.

* GVKL :Thức ăn vào miệng rồi xuống thực quản, dạ dày, ruột non và biến thành chất bổ dưỡng được thấm vào máu đi nuôi cơ thể, các chất cặn bã được đưa xuống ruột già và thải ra ngoài.

3. Hoạt động 2: Quan sát nhận biết các cơ quan tiêu hóa trên sơ đồ .

+ Bước 1:

- GV chia lớp thành 4 nhóm phát cho mỗi nhóm 1 tranh H 2 phóng to.Yêu cầu quan sát hình vẽ và nối tên các cơ quan tiêu hoá vào hình vẽ cho phù hợp.

- GV theo dõi các nhóm làm việc.

+Bước 2: Kể tên các cơ quan tiêu hóa .

+Bước 3: GV chỉ và nói lại tên các cơ quan tiêu

- HS chơi trò chơi.

- HS quan sát hình 1, thảo luận câu hỏi : Thức ăn sau khi vào miệng được nhai, nuốt rồi đi đâu ?

- HS lên bảng chỉ và nói tên các bộ phận của ống tiêu hoá và đường đi của thức ăn trong ống tiêu hoá.

- Các nhóm làm việc.

- HS quan sát hình 2 và nối tên tên các cơ quan tiêu hoá vào hình vẽ.

- Đại diện các nhóm lên dán tranh của nhóm vào vị trí được quy định trên bảng. Sau đó chỉ tên các cơ quan tiêu hoá.

+ Cơ quan tiêu hóa gồm có:

miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và các tuyến tiêu hóa như tuyến nước bọt, gan, tuyến mật, tụy .

hoá.

- GV giảng thêm : Quá trình tiêu hoá thức ăn cần có sự tham gia của các dịch tiêu hoá do các tuyến tiêu hoá tiết ra như: nước bọt, mật, dịch tụy, dịch tiêu hoá.

+ Nước bọt do tuyến nước bọt tiết ra. Nước bọt giúp cho việc nhai và nuốt thức ăn diễn ra được dễ dàng.

+ Mật do gan được tiếùt ra đựng trong túi mật.

+Dịch tụy do tuyến tụy tiết ra.

+ Ngoài ra còn có các dịch tiêu hoá khác.

* GVKL : Cơ quan tiêu hoá gồm có miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và các tuyến tiêu hóa như tuyến nước bọt, gan, tuyến mật, tụy . C. Củng cố, dặn dò: (5’)

- HS nhắc lại nội dung bài.

- GV nhận xét giờ học .

---SINH HOẠT – AN TOÀN GIAO THÔNG A. Sinh hoạt tuần 5

I/ MỤC TIÊU

- Tổng kết các hoạt động trong tuần 5 .

- Giáo dục học sinh tinh thần phê bình và tự phê bình để tiến bộ.

- Khắc phục nhược điểm, phát huy ưu điểm..

II/ NỘI DUNG SINH HOẠT

- Tổ trưởng tổ trực nhật nhận xét các mặt hoạt động trong tuần.

- Lớp trưởng nhận xét bổ sung.

- Giáo viên chủ nhiệm nhận xét từng mặt, tổng kết điểm thi đua cuối tuần.

1. Học tập:

- Tổ chức truy bài đầu buổi thường xuyên, nhưng chưa hiệu quả.

- Còn một số ít học sinh chưa chuẩn bị kỹ bài cũ trước khi đến lớp như: chưa làm bài tập, chưa thuộc bài, chưa chuẩn bị điều kiện học

tập: ...

2. Năng lực – Phâm chất: Lễ phép, ngoan ngoãn, chấp hành tốt nọi qui nhà trường.

100% thực hiện đầy đủ 5 nhiệm vụ học sinh.

3. Lao động: Trực nhật thường xuyên, giữ vệ sinh trừng lớp sạch sẽ, bảo vệ tốt môi trường.

4. Văn thẻ mỹ:.

Tham gia các hoạt động tập thể thường xuyên, đều đặn.

5. Công tác tuần 5

- Thực hiện tốt an toàn giao thông.

- Truy bài tốt, thi đua hoàn thành tốt các hoạt động trong tuần.

- Thi đua học tốt chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ.

- Thực hiện đôi bạn cùng tiến

Tài liệu liên quan