• Không có kết quả nào được tìm thấy

BÀI 5: ĐIỀU CHỈNH TRONG DẠY HỌC HÒA NHẬP TRẺ KHUYẾT TẬT

IV. Những nội dung cần điều chỉnh

Những nội dung được coi là phù hợp và cần thiết để điều chỉnh cho mỗi trẻ Thời gian:

- Tăng giảm theo thời gian

- Thường xuyên thay đổi các hoạt động - Nghỉ giải lao sau mỗi hoạt động

- Giao các bài tập để trẻ về nhà chuẩn bị trước Môi trường trong lớp học

- Có chỗ ngồi ưu tiên - Sắp xếp lại phòng học

61

- Làm giảm thiểu các tác động bên ngoài gây mất tập trung như: ánh sang, tiếng ồn,…

- Những vấn đề khác

Những vấn đề cần điều chỉnh trong các môn học.

- Điều chỉnh cách học tập trong các môn học

- Dạy: ngôn ngữ, toán, âm nhạc, tự nhiên xã hội, kỹ năng giao tiếp - Các biện pháp tiến hành giảng dạy:

+ Áp dụng chương trình học chuyên biệt + Cho trẻ ghi chép

+ Minh họa bằng mô hình

+ Áp dụng những kỹ thuật giảng dạy để lôi cuốn trẻ + Nhấn mạnh những thông tin quan trọng

+ Giảm hình thức đọc bài tập - Áp dụng cách giao tiếp phù hợp

+ Phân công hoạt động

+ Sử dụng chuỗi sự kiện thấy được - Các hoạt động khác:

+ Hạn chế các bài tập phải dùng đến giấy bút + Chỉ dẫn qua tranh

+ Dùng những chi tiết để gợi ý + Phát các bài tập in sẵn

Các biện pháp tự quản

- Thời khóa biểu hàng ngày - Thường xuyên kiểm tra trẻ

- Yêu cầu cha mẹ trẻ cùng kiểm tra

- Cho trẻ nhắc lại những vấn đề đã được hướng dẫn - Dạy phương pháp học

- Ôn tập và thực hành trong tình huống thực - Có kế hoạch để tổng hợp, khái quát lại kiến thức - Dạy cách ứng xử phù hợp với tinhg huống cụ thể Kiểm ra bằng nhiều hình thức

- Kiểm tra nói, nghe bang, xem tranh ảnh - Đọc bài kiểm tra cho trẻ

- Xem lại cách đặt câu hỏi kiểm tra - Kiểm tra từng bài ngắn

- Gia hạn them thời gian

62 Tài liệu và học liệu

- Sắp xếp các tư liệu trong sách

- Các bài khóa trong băng và các tài liệu khác - Các bài khóa trọng tâm

- Sử dụng tài liệu bổ trợ

- Các phương tiện hỗ trợ cho việc ghi chép - In chữ to

- Các thiết bị đặc biệt : Máy chữ, máy tính, máy vi tính, video, thiết bị ddienj tử, điện thoại.

Giao bài tập

- Chỉ dẫn từng bước cụ thể rõ rang

- Hỗ trợ dưới dạng viết các chỉ dẫn bằng lời nói - Những bài tập không quá khó

- Những bài tập ngắn - Học nhóm

- Sử dụng đa phương tiện

Những biện pháp kích thích, động viên trẻ học tập - Bằng tiếng nói

- Bằng cử chỉ, điệu bộ

- Động viên kịp thời trẻ trong những trường hợp cụ thể - Một loạt các hoạt động có động cơ và kế hoạch trước - Tăng cường tính sáng tạo

- Cho phép trẻ lựa chọn hình thức động viên - Vận dụng điểm mạnh và sở thích của trẻ V. Một số điểm cần lưu ý khi điều chỉnh:

Điều chỉnh chương trình dựa trên sự tiến bộ của trẻ cho nên trước khi điều chỉnh, giáo viên cần xem xét các vấn đề dưới đây:

1) Liệu trẻ có thể tham gia tích cực vào các hoạt động của lớp học với những các nội dung của bài học không?

Nếu trẻ tham gia được toàn bộ chương trình thì việc điều chỉnh sẽ không cần thiết. Giáo viên cần xác định thời gian, có mối quan tâm đặc biệt, và duy trì, các nổ lực của trẻ. Nếu trẻ có thể đáp ứng được các yêu cầu như trẻ bình thường, việc điều chỉnh sẽ trở nên thừa và thậm chí còn kìm hãm trẻ phát triển.

2) Liệu trẻ có thể tham gia tích cực trong hoạt động học tập nếu thay đổi phương pháp giảng dạy?

63

Giáo viên cần lựa chọn phương pháp giảng dạy, hình thức hoạt động học tập cho phù hợp với trẻ và với từng bài học. Cần lựa chọn hoạt động nào cho từng bài học: hợp tác nhóm, hợp tác nhóm, hoạt động cho cả lớp, nhóm lớn, nhớm nhỏ, từng đôi, kèm cặp cá nhân, làm việc với phiếu, … Những hình thức hoạt động này sẽ góp phần tạo cơ hội tiếp thu bài học và mức độ tham gia hoạt động của trẻ

Theo kinh nghiệm của một số nước có nền giáo dục phát triển, hình thức hợp tác nhóm, làm việc theo nhóm nhỏ, kèm cặp cá nhân và dùng phiếu là cách làm tốt để nâng cao tính tích cực và tính hợp tác của trẻ không chỉ cho trẻ có nhu cầu đặc biệt mà cho mọi trẻ em. Hợp tác nhóm sẽ tạo cho trẻ có nhirug cơ hội giao tiếp giữa trẻ với trẻ và trẻ với giáo viên. Hình thức “đôi bạn cùng học” là biện pháp thích hợp để hình thành các kỹ năng giao tiếp và kỹ năng xã hội, đồng thời nâng cao tính sang tạo của trẻ trong quá trình học tập.

3) Trẻ tham gia vào quá trình học tập như thế nào là tốt nhất?

Kế hoạch bài học thể hiện toàn bộ các hoạt động của giáo viên và trẻ, cách chia sẻ những thông tin tới trẻ và cách trẻ tham gia vào quá trình học. Để có thể tổ chức tốt giờ học, giáo viên cần cân nhắc, lựa chọn các hoạt động, dựa vào kinh nghiệm của trẻ, dựa vào nội dung chủ đề, và dựa vào đặc điểm của cộng đồng nhằm tăng cường sự tham gia của trẻ tronng quá trình chuẩn bị bài. Cách làm đó sẽ giúp trẻ mở rộng nội dung bài học bằng cách vận dụng các kiến thức đã được học từ những bài trước vào trao đổi, thảo luận. Quá trình học là sự giao lưu của trẻ với môi trường. Đặc điểm của cách làm này là: Trẻ bị lôi cuốn và tham gia một cách tích cực vào hoạt động, tự khám phá, tự bổ sung những kiến thức cho mình.

4) Liệu sự hiểu biết của trẻ có được nâng cao, nếu thay đổi phong cách giảng dạy của giáo viên không?

Một trong những chức năng của điều chỉnh chương trình là nâng cao khả năng thích ứng giữa cách học của trẻ với cách giảng dạy của giáo viên. Phong cách giảng dạy của giáo viên ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu của trẻ khuyết tật. Lời nói, cử chỉ, điệu bộ, gợi ý, kiểm tra sự hiểu của trẻ, cách đặt câu hỏi, cách đi lại của giáo viên,…

là những phong cách cần được lưu ý, điều chỉnh. Sự điều chỉnh có thể rất hoàn hảo về phương pháp giảng dạy, xây dựng kế hoạch bài học, chuẩn bị học liệu,… nhưng trẻ khuyết tật vẫn có thể bị thất bại nếu như giáo viên không có phong cách phù hợp.

5) Có cần điều chỉnh mục đích và yêu cầu của bài học cho trẻ không?

Trong lớp học hòa nhập gồm nhiều đối tượng khác nhau, trẻ sẽ lĩnh hội kiến thức và vận dụng ở các mức độ khác nhau. Những kiến thức cơ bản, cần thiết, trẻ cần lĩnh hội ở các mức độ khó, sâu và rộng. Vì vậy, yêu cầu mục tiêu trong các bài dạy đối với từng trẻ là việc làm rất cần thiết. Việc xác định múc đích và yêu cầu cho từng

64

trẻ khuyết tật khi tiến hành soạn bài sẽ tạo điều kiện cho giáo viên có định hướng và yên tâm hơn trong giờ lên lớp.

65

BÀI 6: TÌM HIỂU KHẢ NĂNG VÀ NHU CẦU CỦA TRẺ KHUYẾT TẬT