• Không có kết quả nào được tìm thấy

(Bài 30. Làm thế nào để biết có không khí? + Bài 31. Không khí có những tính chất gì?) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- HS làm thí nghiệm chứng minh không khí có ở quanh mọi vật và các chỗ rỗng trong các vật.

- Phát hiện ra một số tính chất của không khí bằng cách. Quan sát để phát hiện màu, mùi, vị của không khí.

- HS phát biểu được định nghĩa về khí quyển . - Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

+ Có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ môi trường không khí..

* GDBVMT: HS có ý thức bảo vệ bầu không khí luôn trong sạch.

* CV 3969: Gộp bài 30, bài 31: Không thực hiện trò chơi “Thổi bong bóng” (tr 64)

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Hình trang 62, 63 SGK

- HS: SGK, vở ghi. Mỗi nhóm chuẩn bị túi ni lông to, dây chun, kim khâu, chậu thuỷ tinh, chai không, một miếng bọt biển.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ mở đầu. 5’

- GV t/c trò chơi Bông hoa may mắn. - HS thực hiện theo y/c bông hoa + Tại sao phái tiết kiệm nước?

+ Em đã làm gì để tiết kiệm nước?

- TK trò chơi - Dẫn vào bài

- Vì nước không phải là nguồn tài nguyên vô tận...

- Tắt vòi nước khi dùng xong, ...

Trong không khí có khí ô-xy rất cần cho sự sống. Vậy không khí có ở đâu? Làm thế nào để biết có không khí? không khí có những tính chất gì? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điều đó.

2. Hình thành kiến thức mới:

Làm thế nào để biết có không khí?

a. HĐ 1: Thí nghiệm chứng minh không khí có ở quanh mọi vật. 7’

TN1: Cầm túi ni lông chạy theo chiều dọc, chiều ngang, hành lang của lớp. Khi chạy mở miệng túi rồi sau đó dùng dây thun buộc chặt miệng túi lại.

- Yêu cầu HS q/sát và trả lời câu hỏi + Em có nhận xét gì về những chiếc túi này?

- Quan sát và trả lời.

- Túi phồng lên như đựng gì bên trong.

+ Cái gì làm cho túi ni lông căng phồng?

- Không khí tràn vào miệng túi, khi buộc lại thì nó căng phồng lên.

+ Điều đó chứng minh xung quanh ta có gì?

- Yc HS thực hành thí nghiệm tiếp:

+ Sờ tay lên chỗ bị đâm ta có cảm giác gì?

+ Quan sát ta thấy hiện tượng gì xảy ra với chiếc túi?

- Xung quanh ta có không khí.

- HS làm TN2 như SGK: Lấy kim đâm thủng túi ni lông (vừa làm TN1).. . + Để tay lên chỗ thủng ta thấy mát như có gió nhẹ vậy.

+ Chiếc túi dần dần bị xẹp lại.

Kết luận : Thí nghiệm các em vừa làm chứng tỏ không khía có ở xung quanh ta.

Khi bạn chạy với miệng túi mở rộng, không khí sẽ tràn vào túi ni lông và làm nó căng phồng .

Qua thí nghiệm trên, không khí có ở xung quanh ta.Vậy không khí còn có ở nơi nào nữa?

b. HĐ 2: Thí nghiệm chứng minh không khí có ở trong những chỗ rỗng của mọi vật. 8’

- GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm

báo cáo sự chuẩn bị - HS đọc mục thực hành . - Y/c HS làm thí nghiệm theo nhóm

Bước 3: Trình bày

- GV y/c đại diện các nhóm báo cáo kq.

Kết luận:

- Các nhóm tiến hành làm TN

- Các nhóm quan sát, ghi kết quả thí nghiệm theo mẫu.

Hiện tượng Kết luận . . . . . . . .

Hiện tượng Kết luận

Khi dùng kim châm thủng túi ni lông, túi dần xẹp xuống. Để tay lên chỗ thủng ta thấy mát như có gió nhẹ.

- Không khí có ở trong túi ni lông đã được buộc chặt . Khi mở nút chai, ta thấy có bong bóng nổi lên mặt

nước.

Không khí ở trong chai rỗng.

Nhúng miếng bọt biển (cục đất khô) xuống nước, ta thấy có những bong bóng nhỏ chui ra từ các lỗ trên bề mặt miếng bọt biển (cục đất khô)

Không khí ở trong khe hở của bọt biển (cục đất khô) + Qua 3 TN trên, em biết điều gì? - Không khí có trong mọi vật: túi ni

lông, chai rỗng...

- GV kết luận: Xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng của vật đều có không khí.

c. HĐ 3: Hệ thống hóa kiến thức về sự tồn tại của không khí. 7’

+ Lớp không khí bao quanh trái đất - Lớp không khí bao quanh trái đất gọi

được gọi là gì?

+ Nêu ví dụ chứng tỏ không khí có ở xung quanh chúng ta và không khí có trong những chỗ rỗng của mọi vật?

là khí quyển.

- Khi dùng quạt, ta thấy mát => không khí có ở xung quanh chúng ta.

- Khi bơm mực, thấy có bọt sủi lên ở đầu bút => Không khí có ở trong khe hở của đầu bút và ngòi bút.

Không khí có những tính chất gì?

d. HĐ4: Tính chất của không khí. 8’

- Trong lớp học của chúng mình có không khí không?

- Để giúp các em hiểu rõ về tính chất của không khí thì sau đây cô yêu cầu cả lớp, các em hãy dùng các giác quan:

dùng mắt để nhìn, dùng tay để sờ, dùng mũi để ngửi, dùng lưỡi để nếm không khí xung quanh mình và trả lời câu hỏi sau:

+ Em có nhìn thấy không khí không ? Tại sao?

+ Dùng lưỡi nếm, dùng mũi ngửi, em nhận thấy k/khí có mùi gì? Có vị gì?

- Gọi 2 HS lên trước lớp thực hiện lại và trả lời câu hỏi.

- Có

- HS lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu của GV.

- Mắt ta không nhìn thấy không khí vì không khí trong suốt không màu.

- Không khí không mùi, không vị.

- 2 HS lên thực hiện trước lớp và trả lời câu hỏi.

- Qua phần các em vừa thực hành các em đã biết được không khí trong suốt không màu, không mùi, không vị. Để giúp các em hiểu rõ hơn thì cô mời cả lớp quan sát trên tay cô cầm 1 lọ nước hoa. Cô sẽ xịt nước hoa vào 1 khoảng không gian trong lớp mình.

Cô mời 1 bạn lên ngửi chỗ cô vừa xịt và cho cô biết:

- Em ngửi thấy mùi gì?

- Đó có phải là mùi của không khí không?

1 HS lên thực hiện và trả lời.

- Đó không phải mùi của không khí mà là mùi của nước hoa có trong không khí.

- HS lắng nghe

- GV giải thích: Khi ta ngửi thấy có một mùi thơm hay mùi khó chịu, đấy không phải mùi của không khí mà là mùi của những chất khác có trong không khí như là: mùi nước hoa, mùi thức ăn, mùi hôi thối của rác thải,…

+ Qua phần các em vừa tìm hiểu các em có nhận xét gì về tính chất của không khí?

Kết luận: Không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị.

- Không khí trong suốt, không có màu, không mùi, không có vị.

HS lắng nghe.

- Chuyển ý: Ngoài các tính chất của không khí mà các em vừa tìm hiểu thì không khí còn có tính chất nào nữa thì cô sẽ tổ chức cho các em 1 trò chơi để phát hiện tính chất của không khí, các em có thích chơi trò chơi không?

- Qua bài học hôm nay, các em nhận thấy không khí có những tính chất gì?

- Không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định.

- Ghi nhớ: SGK - Gọi HS đọc

- Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra.

- 3 HS đọc 3. Hoạt động vận dụng: 5’

- Trong thực tế đời sống, con người đã vận dụng tính chất của không khí vào những việc gì?

- Cho HS quan sát 1 số hình ảnh về ứng dụng tính chất của không khí.

- Không khí có vai trò gì đối với con người?

*GDBVMT:

+ Để giữ bầu không khí trong lành chúng ta nên làm gì? Cho HS q/s tranh.

* Củng cố - Dặn dò - NX chung giờ học

- Tuyên dương HS học tốt.

- Dặn HS về nhà làm VBT và chuẩn bị bài sau: Không khí gồm những thành phần nào?

- Bơm xe,bơm bóng, làm bơm kim tiêm, làm phao bơi,….

- HS quan sát

- Nhờ có không khí mà con người mới sống được,...

- Chúng ta nên thu dọn rác thải tránh để bẩn, thải rác bừa bãi làm ô nhiễm không khí.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

=============================================

NS: 02 / 12 / 2021

NG: 10 / 12 / 2021 Thứ 6 ngày 10 tháng 12 năm 2021

TOÁN