• Không có kết quả nào được tìm thấy

TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP I.Mục tiêu:

PHÂN TÍCH SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH TRỒNG TRỌT

Bài 25: TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP I.Mục tiêu:

1/KT: + Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta

+ Hiểu được các đặc trưng chủ yếu của 7 vùng nông nghiệp nước ta + Trfinh bày được xu hướng thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp 2./KN,TĐ

- Trình bày về phân bố một số ngành SXNN, vùng chuyên canh lớn

Phân tích bảng thống kê và biểu đồ để thấy rõ đặc điểm của 7 vùng NN, xu hướng thay đổi trong tổ chức lãnh thổ NN.

II.Thiết bị dạy học:

Tiết 27

- Atlat Địa lý Việt Nam - Bản đồ nông nghiệp VN - Biểu đồ hình 25 (phóng to).

III.Tiến trình tổ chức DH:

1/Kiểm tra bài cũ: Trình bày sự phát triển và phân bố ngành thủy sản nước ta.

- Trong những năm gần đây, ngành thủy sản đã có bước phát triển mới.

+ Sản lượng thủy sản năm 2009 đạt hơn 3,5 triệu tấn, bình quân/người hiện nay khoảng 42 kg/năm.

+ Nuôi trồng thủy sản ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu sản xuất và giá trị sản lượng thủy sản.

- Khai thác thủy sản

+ Sản lượng khai thác thủy sản năm 2009 đạt 1791 nghìn tấn. Sản lượng nội địa đạt 200 nghìn tấn.

+ Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhưng nghề cá có vai trò lớn hơn ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Các tỉnh dẫn đầu:

Kiên Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Định, Bình Thuận, Cà Mau.

- Nuôi trồng thủy sản

+ Nhiều loại thủy sản đã được nuôi trồng nhưng quan trọng hơn cả là tôm. Nghề nuôi tôm phát triển mạnh.

+ Kĩ thuật nuôi tôm chuyển từ quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh công nghiệp.

+ Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nuôi tôm lớn nhất.

+ Nghề nuôi cá nước ngọt cũng phát triển mạnh ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

2/Giới thiệu bài mới: Căn cứ vào kiến thức đã học và những hiểu biết thực tế, em hãy cho biết nước at có mấy vùng nông nghiệp? Ở địa phương em có các loại hình sx nông nghiệp nào? Loại nào có xu hướng phát triển mạnh trong giai đoạn hiện nay?  Dẫn dắt vào bài.

PHƯƠNG PHÁP Nội dung

HĐ1: NHÓM 6 nhóm (1 nhóm – 1 vùng)

-GV treo bản đồ nông nghiệp Việt Nam giao nhiệm vụ:

Căn cứ vào nội dung bảng 33.1 + Bản đồ nông nghiệp và Atlat Địa lý Việt Nam.

Trình bày nội dung ngắn gọn và đặc điểm của vùng

Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm bổ sung, GV nhận xét, nêu vấn đề để khắc sâu kiến thức.

GV gọi một vài học sinh lên bảng xác định một số vùng chuyên canh hoá trên bản đồ (lúa, cà phê, cao su).

GV nhắc thêm: trên cơ sở cách làm tại lớp, về nhà các em tự viết báo cáo cho các vùng còn lại; nắm chắc các sản phẩm chuyên môn hoá của mỗi vùng, sự phân bố.

HĐ2: CÁ NHÂN

- Bảng 33.2 và cho biết đặc điểm phân bố sản xuất

2/Các vùng nông nghiệp ở nước ta:

- Khái niệm vùng nông nghiệp: Là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Đây là những lãnh thổ SX nông nghiệp tương đối đồng nhất về các ĐKTN, KT-XH nhằm phân bố hợp lí các cây trồng, vật nuôi và hình thành các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp..

- Các vùng nông nghiệp: 7 vùng (Bảng 25.1 SGK)

+….

+….

+….

+….

3/Những thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta:

a) Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp của nước ta trong những năm qua thay đổi theo hai xu hướng chính:

-Tăng cường chuyên môn hoá sản xuất, phát

lúa gạo và thuỷ sản nước ngọt ?(Mức độ tập trung và hướng phát triển? Tại sao tập trung ở đó?- Chú ý theo hàng ngang.)

- Bảng 33.2, HS làm việc theo hàng dọc để cho thấy xu hướng biến đổi trong sản xuất các sản phẩm ở vùng ĐBSH ? (Những loại sản phẩm nào, xu hướng biến đổi ra sao?)

GV treo bảng phụ (cơ cấu ngành nghề, thu nhập của hộ nông thôn cả nước). (Xem phụ lục)

- Việc đa dạng hoá nông nghiệp và đa dạng hoá kinh tế nông thôn có ý nghĩa gì?

HS trả lời, GV chuẩn kiến thức.

GV trình bày thêm: Về mặt trái của vấn đề ở nhiều môi trường nước, không khí, các vấn đề xã hội cần quan tâm.

Làm việc với bảng 33.3 để cho thấy sự phát triển về số lượng và cơ cấu trang trại theo loại hình sản xuất.

GV treo biểu đồ 33 (vẽ to) Căn cứ vào biểu đồ cho biết:

- Trang trại phát triển sớm và tập trung nhiều nhất ở đâu?

- Kết hợp với kiến thức đã học ở phần trước cho biết những loại hình trang trại đó là gì ?

- Địa phương em đã có những trang trại gì? Nêu cụ thể.

triển các vùng chuyên canh quy mô lớn. (…..) -Đẩy mạnh đa dạng hoá nông nghiệp, đa dạng hoá kinh tế nông thôn .

 + Khai thác hợp lý nguồn tài nguyên.

+Sử dụng kết hợp nguồn LĐ, tạo việc làm.

+Giảm thiểu rủi ro trong thị trường nông sản.

* Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp cũng có sự thay đổi giữa các vùng.

b) Kinh tế trang trại có bước phát triển mới, thúc đẩy sản xuất nông lâm nghiệp và thuỷ sản theo hướng sàn xuất hàng hoá.

- KT trang trại PT từ KT hộ gia đình .

Trang trại phát triển về số lượng và loại hình (nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi)  sản xuất nông nghiệp hàng hoá.

- Phân bố không đồng đều giữa các vùng:

ĐBSCL có số lượng lớn nhất cả nước

IV-Củng cố, đánh giá:

Trên bản đồ nông nghiệp VN, em hãy xác định vị trí của 2 vùng Tây Nguyên và Trung du miền núi phía Bắc, các sản phẩm chuyên môn hoá của mỗi vùng. Giải thích sự khác nhau về quy mô cây chè.

V-Hoạt động nối tiếp:

Đặc điểm cơ bản của các vùng nông nghiệp còn lại.

- So sánh 2 vùng ĐBSH và ĐBSCL.

Chuẩn bị bài 26.

VI. Phụ lục: Cơ cấu ngành nghề, thu nhập của hộ nông thôn cả nước (%)

Cơ cấu ngành nghề chính Cơ cấu thu nhập chính

Năm 1994 2001 1994 2001

1. Hộ nông lâm thuỷ sản 81,6 80,0 79,3 75,6

2. Hộ công nghiệp – xây dựng 1,5 6,4 7,0 10,6

3. Hộ dịch vụ, thương mại 4,4 10,6 13,7 13,6

Ghi chú: còn lại là các hộ khác

Tài liệu liên quan