• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chức năng giám sát ĐTC của Quốc hội Việt Nam

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIÁM SÁT ĐTC CỦA

2.1.2. Chức năng giám sát ĐTC của Quốc hội Việt Nam

2.1.2.1. Mục tiêu và chủ thể giám sát ĐTC của Quốc hội Việt Nam

Mục tiêu công tác giám sát của Quốc hội Việt Nam góp phần đảm bảo cho

“Hiến pháp, các Luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, Nghị quyết của UBTVQH được thi hành nghiêm chỉnh và thống nhất” [34]. Hoạt động giám sát của Quốc hội nói chung và giám sát ĐTC nói riêng do Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội tiến hành. Trong đó, Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao của mình tại kỳ họp Quốc hội trên cơ sở hoạt động giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, ĐBQH. Tuy nhiên, sự khác nhau giữa hoạt động giám sát tối cao và hoạt động giám sát thông thường trong lĩnh vực ĐTC xuất phát từ những lập luận về quyền giám sát tối cao của Quốc hội. Cách tiếp cận thứ nhất cho rằng quyền giám sát tối cao là bộ phận không thể tách rời khỏi quyền lực Nhà nước, tính chất tối cao của quyền giám sát của Quốc hội bắt nguồn từ vị trí pháp lý của Quốc hội trong bộ máy nhà nước.

Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất nên Quốc hội có trách nhiệm giám sát toàn bộ hoạt động của Bộ máy nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân. Cách tiếp cận thứ hai cho rằng, Quốc hội giám sát tối cao là tập trung

vào tầng cao nhất của bộ máy nhà nước, nghĩa là Quốc hội sẽ tập trung vào giám sát các cơ quan Nhà nước Trung ương. Trên cơ sở năng lực, đặc điểm và nguồn lực của Quốc hội, theo tác giả để phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, hoạt động giám sát tối cao được hiểu là giám sát đối với tầng cao nhất của Bộ máy Nhà nước do Quốc hội bầu ra, là hoạt động do Quốc hội thưc hiện tại phiên họp toàn thể. Các hoạt động giám sát ĐTC do các cơ quan của Quốc hội thực hiện là một phần của chức năng giám sát của Quốc hội nhằm cung cấp chứng cứ, thông tin, lập luận để Quốc hội thực hiện có hiệu quả hoạt động giám sát tối cao.

Trực tiếp tham mưu, giúp việc đối với chức năng giám sát của Quốc hội về ĐTC ở mức độ chi tiết, cụ thể đó chính là Tiểu ban ĐTC, trực thuộc Ủy ban Tài chính - Ngân sách. Ủy ban có 45 thành viên, gồm: Chủ nhiệm, 04 Phó Chủ nhiệm; 05 Ủy viên thường trực; 35 Ủy viên chuyên trách và kiêm nhiệm. Cơ cấu bộ máy của Ủy ban cụ thể như hình dưới đây:

Ủy ban Tài chính – Ngân sách

Tiểu ban Tổng hợp dự toán ngân sách và phối hợp

chính sách

Tiểu ban Đầu tư

công

Tiểu ban Chính sách

thu ngân sách và thị

trường tài chính

Tiểu ban Quyết toán

và kiểm toán

Hình 2.1. Các tiểu ban trực thuộc Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguồn: NCS tổng hợp Ở cấp Ủy ban Tài chính - Ngân sách, tiểu ban ĐTC sẽ thực hiện việc giám sát ĐTC của Quốc hội, với các nhiệm vụ chính quy định tại “Quy chế hoạt động của ủy ban tài chính - ngân sách của Quốc hội khóa XIV” (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 141/NQ-UBTCNS14 ngày 30 tháng 9 năm 2016 của Ủy ban Tài chính - Ngân sách [64]) cụ thể như sau:

“1. Chuẩn bị báo cáo thẩm tra, báo cáo ý kiến của Ủy ban, Thường trực Ủy ban về các báo cáo của Chính phủ liên quan đến lĩnh vực được phân công phụ trách bao gồm: kế hoạch ĐTC trung hạn; các chỉ tiêu an toàn về nợ công;

mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công trung hạn;

dự toán chi ngân sách về đầu tư xây dựng cơ bản; trái phiếu Chính phủ, vốn ODA; chương trình mục tiêu; chương trình mục tiêu quốc gia;

2. Nghiên cứu và chuẩn bị dự thảo Nghị quyết, dự thảo báo cáo giải trình tiếp thu của UBTVQH về kế hoạch ĐTC trung hạn, các chỉ tiêu an toàn về nợ, mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công trung hạn, chương trình mục tiêu quốc gia… Giúp Chủ nhiệm Ủy ban chuẩn bị ý kiến tham gia về các Hiệp định ký vay vốn ODA, vốn ưu đãi nước ngoài theo yêu cầu của Chủ tịch nước (nếu có);

3. Giám sát việc thực hiện dự toán chi ngân sách về đầu tư xây dựng cơ bản; trái phiếu Chính phủ; các chỉ tiêu an toàn về nợ Chính phủ, nợ quốc gia, việc huy động, trả nợ và quản lý nợ công; chương trình mục tiêu quốc gia;

chương trình mục tiêu; các dự án sử dụng vốn ODA;

4. Giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH và việc thực hiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực được phân công theo dõi;

5. Giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương hoặc giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội thuộc lĩnh vực được phân công theo dõi;

6. Phụ trách công tác văn phòng của Ủy ban; giúp Chủ nhiệm Ủy ban điều phối công tác hợp tác quốc tế, xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của tổ chức, công dân thuộc lĩnh vực Ủy ban phụ trách;

7. Tham gia thẩm tra và chuẩn bị ý kiến tại phiên họp của UBTVQH về các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, dự thảo nghị định của Chính phủ trình

xin ý kiến UBTVQH (nếu có) do Ủy ban Đối ngoại, Văn phòng Quốc hội, Ban Công tác đại biểu, Ban Dân nguyện chủ trì thẩm tra;

8. Thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết, báo cáo và thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủ nhiệm Ủy ban.”

2.1.2.2. Đối tượng chịu sự giám sát ĐTC của Quốc hội

Xuất phát từ đặc điểm Quốc hội là cơ quan thống nhất quyền lực và phân công quyền lực của Nhà nước đối với các cơ quan nhà nước khác nên quyền giám sát ĐTC của Quốc hội có tính chất bao trùm lên các cơ quan nhà nước và các chủ thể trong xã hội. Theo quy định của Luật giám sát thì đối tượng chịu sự giám sát của Quốc hội là Chủ tịch nước, UBTVQH, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các cấp chính quyền địa phương. Khi bàn về giám sát ĐTC thì Chủ tịch nước và các cơ quan nhà nước nêu trên là đối tượng chịu sự giám sát của Quốc hội ở khía cạnh chấp hành luật pháp về ĐTC. Với đa số Quốc hội các nước, đối tượng chịu sự giám sát là Chính phủ, cụ thể là người đứng đầu Chính phủ, các Bộ trưởng và các công chức cấp cao của bộ máy hành pháp như đã đề cập ở phần lý luận trong chương I của Luận án. Nếu so sánh với Quốc hội các nước về đối tượng giám sát thì Quốc hội Việt Nam có nhiệm vụ giám sát đối với nhiều đối tượng ở nhiều cấp bậc khác nhau trong cơ quan Nhà nước. Điều đó sẽ rất khó khăn cho Quốc hội thực hiện chức năng giám sát ĐTC một cách thiết thực, hiệu quả.

2.1.2.3. Phạm vi hoạt động giám sát ĐTC của Quốc hội

Đặc điểm của hoạt động ĐTC của Việt Nam có tính chất lồng ghép. Quốc hội quyết định kế hoạch ĐTC trong từng thời kỳ. Với thẩm quyền như trên, Quốc hội chịu trách nhiệm giải trình cuối cùng về quyết định ĐTC trước cử tri. Vì vậy, phạm vi giám sát của Quốc hội là toàn bộ hoạt động ĐTC. Ngoài ra, Quốc hội Việt Nam còn có trách nhiệm giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân, giám sát việc ban hành văn bản pháp quy, trong đó có lĩnh vực ĐTC. Nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo và giám sát ban hành văn bản là một khối lượng công việc rất lớn đòi hỏi ở Quốc hội nhiều thời gian và nỗ lực để thực hiện. Ở các quốc gia có

thể chế phân chia quyền lực, hệ thống phân quyền tạo ra sự độc lập về trách nhiệm và quản lý nhằm hạn chế sự can thiệp của cấp trên đối với cấp dưới.

2.2. Tổng quan về ĐTC của Việt Nam