• Không có kết quả nào được tìm thấy

-Biến kế toán dồn tích (TA

t-1

)

Doanh thu

t-1

Cũng như tác giả DeAngelo, mô hình giả định tổng số biến kế toán dồn tích (Total Accruals) chính là chênh lệch giữa lợi nhuận sau thuế trên báo cáo kết qủa hoạt động kinh doanh và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ và phần Discretionary Accruals (DAt) trên chính là lợi nhuận được điều chỉnh trong năm t. Sau khi xác định được phần biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh, tuỳ thuộc vào kết quả tính toán, các nhà nghiên cứu có thể đưa ra kết luận có hay không hành động điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị và việc điều chỉnh này là tăng hay giảm theo ba trường hợp tương tự như kết quả mô hình của DeAngelo:

Trường hợp 1:DAt= 0: Doanh nghiệp không điều chỉnh lợi nhuận trong năm t.

Trường hợp 2:DAt> 0: Doanh nghiệp đã điều chỉnh tăng lợi nhuận trong năm t.

Trường hợp 3:DAt< 0: Doanh nghiệp đã điều chỉnh giảm lợi nhuận trong năm t.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Sử dụng số liệu mô tả trong ví dụ trên, nếu từ năm t-1 đến năm t, doanh thu của công ty tăng gấp đôi và tổng số biến kế toán dồn tích cũng tăng gấp đôi, như vậy, doanh nghiệp không điều chỉnh lợi nhuận trong năm t:

TAt

- TAt-1

= 2.000

- 1.000

= 0

Doanh thut Doanh thu t-1 20.000 10.000

Trong ví dụ này, bởi vì tỷ lệ của tổng biến kế toán dồn tích trên doanh thu không thay đổi nên không có điều chỉnh lợi nhuận. Ngược lại, nếu xem xét bằng mô hình của DeAngelo thì công ty có điều chỉnh lợi nhuận 1.000$:

Discretionary Accrualst

(DAt) = Total accrualst

(TAt) - Total accrualst-1 (TAt-1)

= 2.000 - 1.000 =1.000$

Như vậy, nếu bỏ qua yếu tố tăng trưởng của công ty thì mô hình nghiên cứu sẽ không đánh giá chính xác hành động điều chỉnh lợi nhuận của doanh nghiệp.

Tóm lại, mô hình Friedlan là biến thể của mô hình DeAngelo khi có xem xét đến ảnh hưởng của yếu tố tăng trưởng của công ty khi tính toán biến kế toán dồn tích. Việc sử dụng mô hình Friedlan cho kết luận chính xác hơn về khả năng điều chỉnh lợi nhuận của doanh nghiệp, do vậy đề tài này sẽ sử dụng kết hợp cả hai mô hình để so sánh kết quả.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN Ở MỘT SỐ DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THỪA THIÊN HUẾ

2.1. Tổng quan về mẫu nghiên cứu - một số doanh nghiệp trên địa bàn Thừa Thiên Huế

Để đáp ứng mục đích nghiên cứu của đề tài, mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp chọn mẫu phi xác suất. Theo phương pháp này, mỗi phần tử trong tổng thể nghiên cứu không có cơ hội như nhau để được lựa chọn vào mẫu mà chỉ những đơn vị đáp ứng tiêu chí chọn mẫu mới được chọn. Như vậy, mẫu nghiên cứu được chọn từ tổng thể ban đầu gồm 619 doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Do tính khả thi của việc thu thập số liệu trong điều kiện Việt Nam nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng, chỉ những doanh nghiệp tác giả có thể tiếp cận báo cáo tài chính mới được chọn vào mẫu. Dự tính cỡ mẫu nghiên cứu khoảng 10% tổng thể các doanh nghiệp ở Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên do nhiều khó khăn trong quá trình thu thập số liệu, cụ thể là các doanh nghiệp không sẵn lòng cung cấp báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ nên số liệu nghiên cứu chỉ được thu thập cho 30 doanh nghiệp. Đối với một số nghiên cứu trước đây về vấn đề điều chỉnh lợi nhuận, khả năng thu thập số liệu dễ dàng hơn do mẫu nghiên cứu là các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán nên bắt buộc các công ty này phải công khai báo cáo tài chính. Trong khi đó, với điều kiện và phạm vi nghiên cứu ở tỉnh Thừa Thiên Huế, ngoại trừ một vài doanh nghiệp có cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán (ví dụ, Công ty cổ phần xây dựng giao thông Thừa Thiên Huế, niêm yết trên sàn UPCOM), hầu hết các doanh nghiệp không công khai báo cáo tài chính nên việc thu thập số liệu nghiên cứu tương đối khó khăn.

Danh sách mẫu nghiên cứu gồm 30 doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế được trình bày chi tiết trong bảng 2.1.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Bảng 2.1: Danh sách các doanh nghiệp được chọn vào mẫu

Đơn vị tính: VNĐ

STT Tên doanh nghiệp Doanh thu 2013 Tài sản 2013

1 Công ty TNHH Thiên An Hải 46,470,509,089 25,041,481,003 2 Công ty TNHH Bia Huế 3,023,895,128,000 1,418,677,821 3 Công ty TNHH Việt Đức 11,486,156,311 8,590,214,918

4

Công ty TNHH NN MTV Khoáng sản

TTH 478,668,486,337 382,269,237,092

5

Công ty TNHH MTV nhựa bao bì Việt

Phát 159,049,911,460 73,057,791,469

6 Công ty CP Thành Đạt 55,687,827,609 73,399,589,281 7 Công ty CP đầu tư và xây dựng Viwaseen 27,378,701,762 131,066,011,888 8 Công ty CP du lịch Hương Giang 54,715,099,043 270,518,043,367 9 Công ty CP chế biến gỗ TTH 38,434,868,533 19,575,149,746 10 Công ty CP dệt may Huế 1,306,653,324,628 509,991,159,546 11 Công ty CP xây dựng thuỷ lợi TTH 21,001,065,000 33,915,517,640 12 Công ty CP xây dựng giao thông TTH 192,453,346,075 224,752,604,339 13 Công ty CP xây lắp TTH 595,217,544,437 656,264,536,180 14 Công ty xăng dầu TTH 2,048,840,638,410 141,058,084,522

15

Công ty CP cơ khí xây dựng công trình

TTH 75,444,525,392 76,759,128,185

16 DNTN TM&DV Thiện Thành 25,865,942,518 6,436,285,374 17 Khách sạn Hương Giang Resort & Spa 38,450,460,805 63,045,175,078 18 Công ty TNHH Hợp Đức 30,342,580,588 2,751,046,790 19 Công ty TNHH TM&DV Tấn Lập 43,138,204,684 10,004,610,177 20 Công ty TNHH TMDV Hồng Lợi 35,322,918,170 8,766,323,621

21 Công ty TNHH Ngọc Anh 51,415,610 40,123,665

22 Công ty CP phát triển thuỷ sản TTH 178,386,415,576 66,311,522,326

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

23 Công ty CP gạch Tuynel Hương Thuỷ 15,780,055,261 34,563,153,288 24 Công ty CP Huetronics 316,378,597,553 26,996,982,532

25

XN xây lắp số 1- Công ty CPXLBĐ miền

Trung 3,064,903,877 1,813,740,949

26 Công ty CPQL & XD Đường Bộ TTH 67,241,236,396 51,614,110,416 27 Công ty CP in va dịch vụ TTH 18,420,827,008 15,063,823,945 28 Công ty CP khai thác đá TTH 37,942,247,178 36,455,769,051 29 Công ty CP Long Thọ 137,927,843,734 90,606,902,005 30 Công ty CP công nghệ & TM miền Trung 6,434,257,650 5,250,084,834

(Nguồn: Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp năm 2013)

Bảng 2.1 trình bày doanh thu và tài sản năm 2013 của các doanh nghiệp được chọn vào mẫu nghiên cứu. Các đơn vị này có doanh thu dao động trong khoảng từ 51,415,610 đồng đến 3,023,895,128,000 đồng và tài sản dao động từ 40,123,665 đồng đến 656,264,536,180 đồng. Mẫu được chọn từ nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân để phản ánh đầy đủ các mặt của vấn đề nghiên cứu.

2.2. Thực trạng điều chỉnh lợi nhuận ở một số doanh nghiệp trên địa bàn Thừa Thiên Huế

Thông qua việc kiểm định bằng hai mô hình nghiên cứu của DeAngelo và Friedlan, các doanh nghiệp được chọn vào mẫu nghiên cứu sẽ được nhận dạng có thực hiện hành động điều chỉnh lợi nhuận trong năm 2013 hay không.

2.2.1. Kiểm nghiệm bằng mô hình DeAngelo (1986)

Căn cứ vào các mẫu doanh nghiệp đã chọn, tác giả tiến hành thu thập số liệu liên quan gồm báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ của năm nghiên cứu là 2013. Số liệu của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính được thu thập để áp dụng vào mô hình nghiên cứu như doanh thu, lợi nhuận sau thuế và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh.

Theo mô hình DeAngelo, phần biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh năm 2013 chính là chênh lệch giữa tổng biến kế toán dồn tích năm 2013 và 2012.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ