• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giám sát ĐTC của Quốc hội

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIÁM SÁT ĐTC CỦA

1.2. Q UỐC HỘI VÀ GIÁM SÁT ĐTC CỦA Q UỐC HỘI

1.2.2. Giám sát ĐTC của Quốc hội

hệ thống chính trị, các điều kiện và đặc điểm chính trị - xã hội… của quốc gia đó. Hiến pháp mang lại những tiền đề pháp lý quan trọng cho hoạt động của Quốc hội, nhưng cách thức tổ chức quyền lực trong bộ máy nhà nước, thực trạng chính trị và xã hội lại đưa đến những khác biệt sâu sắc trong hoạt động lập pháp của Quốc hội mỗi nước.

(2) Chức năng giám sát

Chức năng giám sát và những quyền hạn về giám sát của Quốc hội là chức năng điển hình của mọi mô hình Quốc hội, không phụ thuộc vào hình thức chính thể. Chức năng giám sát thường được quy định trong Hiến pháp, các đạo luật, quy chế và nó gắn với chức năng lập pháp. Sau khi tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật, nhiệm vụ kế tiếp của Quốc hội là theo dõi xem các bộ luật đó được thi hành hiệu quả hay không và trên thực tế khi triển khai luật có điều chỉnh những vấn đề theo đúng dự định của người soạn thảo luật hay không. Vì vậy, chức năng giám sát của Quốc hội được coi là "hoạt động hiển nhiên sau làm luật". Khái quát hoạt động giám sát của Quốc hội đối với cơ quan hành pháp là

"các hành vi của các nhà lập pháp và các cán bộ giúp việc của họ có ảnh hưởng đến hành vi của cơ quan hành pháp" [19]. Khái niệm này đã bao quát vai trò của Quốc hội trong việc giám sát các chính sách của Chính phủ và các hoạt động sau khi các chính sách đó được ban hành. Mục tiêu cao nhất của chức năng giám sát là để đảm bảo rằng Chính phủ và những cơ quan hành pháp nói chung hành động vì lợi ích của người dân trên cơ sở tuân thủ những qui định do Quốc hội thiết lập ra. Như vậy, giữa chức năng lập pháp và chức năng giám sát có mối quan hệ rất mật thiết.

1.2.2. Giám sát ĐTC của Quốc hội

trọng của Quốc hội. Chức năng lập pháp và chức năng giám sát của Quốc hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Hoạt động giám sát của Quốc hội nhằm bảo đảm hoạt động của các cơ quan hành pháp đáp ứng được những quy định do Quốc hội thiết lập.

Mục tiêu cao nhất mà Quốc hội muốn đạt được khi thực hiện hoạt động giám sát là đảm bảo sự tuân thủ pháp luật trong một xã hội dân chủ - cho dù cơ quan nào tiến hành giám sát đi chăng nữa - cũng là để bảo đảm rằng các cơ quan hành pháp và các cơ quan nhà nước khác nói chung hành động vì lợi ích của người dân. Trong hoạt động của bộ máy nhà nước, giám sát thường được hiểu là hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước (Quốc hội, Hội đồng nhân dân), các cơ quan tư pháp, các tổ chức xã hội và mọi công dân nhằm đảm bảo sự tuân thủ pháp luật trong quản lý nhà nước và quản lý xã hội. Theo nghĩa đó, hoạt động giám sát gắn liền với sự ra đời của nhà nước và pháp luật. Khi ra đời, nhà nước đồng thời ban hành pháp luật để quản lý và theo đó, hoạt động giám sát việc thực hiện pháp luật đối với cơ quan nhà nước, các tổ chức và mọi công dân được đặt ra. Giám sát việc thực hiện pháp luật là hoạt động có tính đặc trưng của mọi nhà nước trên thế giới, mặc dù phụ thuộc vào bản chất cũng như cách thức tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước, nội dung và hình thức giám sát ở những đất nước khác nhau có thể khác nhau.

Theo cách hiểu thông thường, giám sát là việc theo dõi, xem xét của chủ thể quản lý có quyền theo dõi đối với các chủ thể bị theo dõi để đưa ra các nhận định, đánh giá về hoạt động của các chủ thể bị theo dõi hoặc được hiểu là theo dõi và kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều quy định không. Mục đích của giám sát là xem xét việc làm của đối tượng bị giám sát có đúng những điều quy định, những quy chế, chuẩn mực đã đặt ra; phát hiện những khiếm khuyết trong tổ chức và hoạt động của đối tượng bị giám sát để có những kiến nghị và biện pháp can thiệp, khắc phục kịp thời nhằm hướng hoạt động của đối tượng đi đúng hướng.

Theo OECD, giám sát là một chức năng liên tục dựa trên hoạt động thu thập có hệ thống về những chỉ số cụ thể để cung cấp những chỉ báo về tiến độ và

thành tựu đạt được cũng như quá trình sử dụng nguồn kinh phí đã được phân bổ cho các nhà quản lý và các bên có liên quan của một chính sách/chương trình/kế hoạch.

Trong hoạt động của bộ máy nhà nước, giám sát thường được hiểu là hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước, các cơ quan tư pháp, các tổ chức xã hội và mọi công dân nhằm đảm bảo sự tuân thủ pháp luật trong quản lý nhà nước và quản lý xã hội. Theo nghĩa đó, hoạt động giám sát gắn liền với sự ra đời của nhà nước và pháp luật. Khi ra đời, nhà nước đồng thời ban hành pháp luật để quản lý và theo đó, hoạt động giám sát việc thực hiện pháp luật đối với cơ quan nhà nước, các tổ chức và mọi công dân được đặt ra. Giám sát việc thực hiện pháp luật là hoạt động có tính đặc trưng của mọi nhà nước trên thế giới, mặc dù phụ thuộc vào bản chất cũng như cách thức tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước, nội dung và hình thức giám sát ở những đất nước khác nhau có thể khác nhau.

Như vậy, qua nghiên cứu, NCS có quan điểm về giám sát của Quốc hội như sau: Giám sát của Quốc hội là việc Quốc hội sử dụng các phương tiện và công cụ của mình để tìm hiểu xem chính sách, pháp luật do Quốc hội ban hành được thực thi như thế nào và các cơ quan nhà nước thực hiện các chức năng luật định ra sao trên cơ sở đó mà bảo vệ lợi ích công và lợi ích của cử tri.

1.2.2.2 Giám sát ĐTC của Quốc hội

ĐTC là một công cụ chiến lược giúp nhà nước thực hiện chức năng cơ bản là khắc phục thất bại của thị trường. Luật ĐTC được ban hành bởi Quốc hội, nhưng việc thực thi là do Chính phủ và các cơ quan ban ngành chức năng. Vì vậy, việc đảm bảo hoạt động ĐTC diễn ra đúng quy định của pháp luật, phù hợp với các mục tiêu chiến lược phát triển của quốc gia theo từng thời kỳ là nhiệm vụ hàng đầu khi Quốc hội thi hành giám sát lĩnh vực ĐTC.

Hoạt động giám sát ĐTC của Quốc hội nhằm hướng tới thực hiện các mục tiêu trên ba phương diện chính đó là sự hợp pháp, tính công bằng và hiệu quả kinh tế:

- Về phương diện sự hợp pháp, giám sát ĐTC của Quốc hội tìm hiểu xem liệu các quyết định của Quốc hội về ĐTC của Nhà nước có được thực thi phù

hợp với các mục tiêu lập pháp như cách hiểu của đa số trong Quốc hội hay không.

Trọng tâm khi đó sẽ là các kết quả - kể cả những kết quả mong đợi hoặc không mong đợi - của các quyết định: Liệu các quyết định về ĐTC do Chính phủ đưa ra có đạt được những gì cần đạt hay không?

- Về phương diện tính công bằng, để chống lại sự độc đoán và không công bằng trong quản lý hoạt động ĐTC. Khi đó, trọng tâm sẽ là quy trình và quy tắc lập pháp: Liệu các quyết định của Quốc hội về ĐTC có được thực thi một cách bình đẳng, công bằng và theo các quy trình đã vạch ra sẵn hay không?

- Về phương diện hiệu quả kinh tế, để chống lại sự lãng phí, sự thiếu trung thực và bảo đảm tính hiệu quả, liệu các quyết định của Quốc hội về ĐTC có được thực thi theo cách có hiệu quả so với chi phí bỏ ra hay không?

Trên cơ sở đó, định nghĩa về giám sát ĐTC của Quốc hội có thể được hiểu như sau: “Giám sát ĐTC của Quốc hội là việc Quốc hội sử dụng các phương tiện và công cụ của mình để tìm hiểu xem chính sách, pháp luật quản lý ĐTC do Quốc hội ban hành được thực thi như thế nào và các cơ quan nhà nước thực hiện các chức năng luật định ra sao, trên cơ sở đó mà bảo vệ lợi ích công và lợi ích của cử tri trong việc thụ hưởng các dịch vụ công do ĐTC mang lại”.

1.2.3. Đặc điểm và mục tiêu giám sát ĐTC của Quốc hội