• Không có kết quả nào được tìm thấy

Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm P&G của công ty TNHH

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ

3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm P&G của công ty TNHH

Căn cứ vào tình hình thực tếtiêu thụ, cũng như những đánh giá của khách hàng đối với hoạt động tiêu thụ sản phẩm P&G tại công ty TNHH TMTH Tuấn Việt chi nhánh Huế, tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm P&G như sau:

3.2.1. Nhóm gii pháp vchính sách sn phm

Là một nhà phân phối lại hàng hóa do đó Tuấn Việt không kiểm soát được chất lượng sản phẩm hàng hóa cũng như mẫu mã bao bì. Nên công ty luôn thực hiện tốt những gì thương hiệu P&G đã tạo nên từ nhiều năm nay tại thị trường Việt Nam nói chung cũng như thị trường Huếnói riêng. Với chính sách sản phẩm qua khảo sát 130 khách hàng, ta thấy được khách hàng đánh giá khá cao nhưng không vì thếmà công ty bỏ qua không quan tâm, thay vào đó Tuấn Việt nên thực hiện một sốbiện pháp sau:

- Đẩy mạnh việc cung cấp nhiều chủng loại hàng hóa đa dạng sản phẩm hơn nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng như việc cung cấp các hãng kem đánh răng... để khách hàng có nhiều sự lựa chọn cũng như nâng cao được khả năng tiêu thụ của công ty.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Kịp thời cung cấp các sản phẩm có chất lượng cao đểkhách hàng có thể tiêu thụnhanh sản phẩm, vòng quay vốn được nhanh hơn.

- Trước khi sản phẩm được giao tận tay khách hàng cần có đội ngũ nhân viên kiểm tra nhằm đảm bảo hàng hóa vẫn còn nguyện vẹn trước khi giao hàng cho khách hàng.

- Thường xuyên kiểm tra sản phẩm đểloại bỏnhững sản phẩm quá hạn sửdụng, hỏng hóc đảm bảo cho người tiêu dùng sựan toàn nhất trong sửdụng và tiêu dùng.

3.2.2. Nhóm gii pháp vchính sách giá c

Giá cảlà yếu tốduy nhất đưa lại nhiều lợi nhuận cho khách hàng sĩ, khách hàng lẻ cũng như công ty. Thực hiện tốt chính sách giá cả đồng nghĩa với việc sẽ lôi kéo được khách hàng gắn bó với công ty lâu dài. Đây là chính sách hết sức nhảy cảm và sẽ có kết quảngay lập tức khi thực hiện nó. Do đó doanh nghiệp cần phải thực hiện một cách chính xác để đạt kết quảtốt nhất.

Vềmức giá công ty cung cấp hầu như chịu sựchi phối, ràng buộc của công ty mẹ khó có thể thay đổi linh hoạt được mức giá. Nên đây là điều khó khăn trong việc cạnh tranh với các nhà phân phối khác, nếu họ đặt mức giá thấp hơn thì khách hàng sẽ rời bỏ Tuấn Việt tìm nhà cung cấp mới, nếu họ đặt mức giá cao hơn thì sẽ rất có lợi cho Tuấn Việt. Qua khảo sát hầu như các khách hàng đều không đồng ý với mức giá của công ty và so với thị trường công ty bán mức giá cao hơn. Công ty có thểthực hiện các biện pháp sau:

- Công ty có thểgiao hàng miễn phí không tính giá vào sản phẩm.

- Luôn tìm hiểu, nghiên cứu thị trường, nắm bắt mức giá của các đối thủ cạnh tranh để có những biện pháp đối phó tối ưu nhất nhằm thỏa mãn được lòng tin của khách hàng.

- Kiểm soát mức giá bán của các thành viên trong kênh phân phối nhằm đảm bảo cho các thành viên bán đúng với mức giá đã cam kết, không bán quá cao khiến cho người tiêu dùng quay đầu với sản phẩm của công ty.

- Mức giá cung cấp nên đảm bảo tính ổn định trong một thời gian nhất định không nên thay đổi giá liên tục làm cho khách hàng lúng túng không thích nghi kịp với sự biến động giá. Như P&G tung ra bộ sản phẩm hương downy nước hoa với sự cải

Trường Đại học Kinh tế Huế

tiến chất lượng mùi hương đậmđặc hơn, khối lượng nhiều hơn nhưng đi kèm với đó là mức giá cao hơn so với ban đầu và so với đối thủ cạnh tranh do đó khi bán ra thị trường khách hàng không muốn đặt hàng và bán sản phẩm này do giá cao. Nếu có sự thay đổi giá, chất lượng sản phẩm công ty nên cho khách hàng biết trước và thông tin cụthểtới khách hàng.

3.2.3. Nhóm gii pháp vchính sách phân phi

- Đẩy mạnh tìm kiếm các khách hàng mới những vùng thị trường chưa tiếp cận đểcó thểphân phối sản phẩm rộng khắp có được ưu thếtrong cạnh tranh.

- Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng trong việc phân phối sản phẩm, vì nhiều khách hàng có ý kiến rằng nhân viên giao hàng đến đưa hàng khi không thấy chủ hàng thì liền đưa hàng về lại công ty nên khách hàng không nhận được hàng dẫn đến không có hàng hóa bán. Do đó, doanh nghiệp cần phải lấy chính xác thông tin khách hàng để tiện liên lạc khi đến giao hàng. Nếu khách hàng đi vắng nên giao lại hàng hóa sớm nhất có thểnhằm đảm bảo cho khách hàng có nguồn hàng kinh doanh.

Nếu khách hàng ở xa không có tuyến xe vận chuyển thì nhân viên bán hàng nên vận chuyển đơn hàng cho khách.

- Việc giao hàng nên theo đúng tuyến đường vừa dễ dàng cho người vận chuyển giao hàng, vừa đảm bảo tính chính xác trong đơn hàng cũng như tiết kiệm được chi phí vận chuyển cho công ty.

- Nhân viên bán hàng nên chốt đơn hàng sau mỗi lần bán hàng nhằm xác minh tính chính xác của đơn hàng, chú ý kiểm tra hàng tồn trong kho để tránh trường hợp không đủ hàng đểgiao.

- Thông tin khách hàng cần cụthểrõ ràng đểviệc giao hàng có thểtiện lợihơn, tránh giao sai đơn hàng cho các cửa hàng khác.

- Một số khách hàng có đơn đặt hàng lớn có thểthanh toán tiền hàng chậm hơn nhằm giúp khách hàng có được nguồn vốn kinh doanh.

3.2.4. Nhóm gii pháp vchính sách xúc tiến Công ty có thểthực hiện một sốbiện pháp sau:

- Cung cấp đầy đủ các thông tin về chương trình khuyến mãi một cách nhanh nhất đểkhách hàng biết theo dõi vàđặt hàng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhằm kích thích các đơn đặt hàng từkhách hàng.

- Đa dạng hóa các chương trình khuyến mãi như một bì bột giặt Tide 5,5kg có thểtặng 1 giỏrác hoặc 1 xô đựng hoặc là thố, tùy vào mức độyêu cầu của khách hàng.

- Có chính sách thưởng các khách hàng đạt doanh số cao trong các tháng hoặc quý nhằm kích thích việc bán hàng của khách hàng.

- Khi chấm trưng bày hàng hóa nhân viên trưng bày nên linh hoạt không nên rập khuân dẫn đến tình trạng khách hàng không hài lòng, khiếu nại hoặc có thểtệ hơn là không trưng bày bán sản phẩm.

- Cung cấp đầy đủ các phương tiện trưng bày hàng hóa cho khách hàng tránh trường hợp kéo dài thời gian để khách hàng nhắc nhở.

- Quảng bá rộng rãi các sản phẩm của công ty trên nhiều phương tiện truyền thông hơn nhằm giúp khách hàng biết và tăng sự tin tưởng đối với công ty.

3.2.5. Nhóm gii pháp vnhân viên công ty

- Đào tạo, nâng cao kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên bán hàng, cần có sựgiám sát mạnh mẽtừcác giám sát, họp đầu ngày chỉ tiêu, cuối ngày báo cáo kết quả, giải đáp thắc mắc, khó khăn của nhân viên sau một ngày bán hàng vì đây là lực lượng trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và tạo ra doanh sốcho doanh nghiệp.

- Đội ngũ nhân viên không chỉ là nhân viên bán hàng mà nhân viên bày biện, nhân viên giao hàng nên am hiểu về sản phẩm nắm rõ danh mục sản phẩm, mức giá, các chương trình khuyến mãiđểcó thể tư vấn cho khách hàng trong mọi lúc mọi nơi.

- Nhân viên không chỉ nắm rõ kiến thức chuyên môn mà cần phải xây dựng được thái độnhiệt tình, hăng hái trong công việc nhằm tạo được cái nhìnấn tượng của khách hàng đối với công ty.

- Nhân viên nên ghé thăm các cửa hàng nhiều hơn để có thểbiết được tình hình bán của khách hàng cũng như chăm sóc điểm bán một cách tốt nhất.

- Nhân viên nên tuân thủ quy trình bán hàng, không nên chỉ bán hàng mà cần tập trung vào việc sắp xếp, trưng bày lại hàng hóa, lắng nghe ý kiến phản hồi từkhách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất có thể.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Doanh nghiệp nên có các chính sách hỗ trợ nhân viên để họ có thểgắn bó lâu dài với công ty đảm bảo tính ổn định trong tuyến bán hàng. Vì hầu như nhân viên bán hàng trong công ty thay đổi liên tục. Hiện nay công ty có 7 nhân viên bán hàng nhưng chỉ có 3 người gắn bó với công ty trên 2 năm, còn hầu như mới vào làm được 2 - 6 tháng, thậm chí có nhân viên làm được 1 - 3 tuần xin nghĩ. Việc thay đổi nhân viên liên tục làm cho khách hàng khó tiếp cận hơn với khách hàng, nghi ngờ tính chuyên nghiệp trong hoạt động kinh doanh của công ty, nhân viên mới không biết tuyến bán hàng có thể bỏ sót một số khách hàng ở xa tạo điều kiện cho đối thủ có được khách hàng mới.

Trường Đại học Kinh tế Huế

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ