• Không có kết quả nào được tìm thấy

Quan điểm về hoàn thiện giám sát ĐTC của Quốc hội Việt Nam giai

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN GIÁM SÁT ĐTC CỦA QUỐC HỘI

3.1. B ỐI CẢNH KTXH VÀ QUAN ĐIỂM , ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN GIÁM SÁT ĐTC

3.1.2. Quan điểm về hoàn thiện giám sát ĐTC của Quốc hội Việt Nam giai

Trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước là bộ phận của cơ chế giám sát quyền lực, trong đó sự minh bạch quyết định chất lượng giải trình.

Trong thể chế dân chủ, cử tri bầu ra Quốc hội và có trách nhiệm giám sát hoạt động của Quốc hội. Vì vậy, Quốc hội là thể chế trực tiếp nhất chịu trách nhiệm giải trình trước người dân về kết quả sử dụng ngân sách nhà nước. Trong hệ thống chính trị của Việt Nam, quyền lực nhà nước là thống nhất. Vấn đề đặt ra là làm sao để có được cơ chế phản biện hiệu quả trong hệ thống quyền lực thống nhất. Xét về đặc điểm của thể chế, chức năng giám sát của Quốc hội càng trở nên cần thiết và quan trọng trong tổ chức bộ máy nhà nước để đảm bảo nguồn lực quốc gia được phân bổ, quản lý và sử dụng một cách tối ưu nhất cho yêu cầu phát triển đất nước trong từng thời kỳ cụ thể. Để làm được điều này, trước hết hoạt động giám sát ĐTC của Quốc hội cần được nhận thức một cách đầy đủ, đúng tầm trong hệ thống chính trị, nhất là đối với người giám sát và người bị

giám sát để từ đó thiết kế hệ thống giám sát ĐTC hiệu năng tạo giá trị gia tăng cho quá trình hoạch định chính sách và quyết định ĐTC. Giám sát ĐTC của Quốc hội cần phải hướng tới những mục tiêu có tính bao trùm tác động đến thể chế và nền kinh tế ở tầm chính sách. Vì vậy, hoạt động giám sát ĐTC của Quốc hội cần được tổ chức thực hiện theo các định hướng lớn sau đây:

3.1.2.1. Giám sát ĐTC cần được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động giám sát của Quốc hội Việt Nam

Trong các hoạt động giám sát của Quốc hội Việt Nam, giám sát ĐTC cần phải được đánh giá là nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm bởi lẽ ĐTC là cơ sở để khắc phục những hạn chế cần giải quyết của bối cảnh kinh tế lúc này. Với nhận thức đó, tiếp tục đổi mới, hoàn thiện khung lý luận về giám sát ĐTC của Quốc hội nói chung và Quốc hội Việt Nam nói riêng là điều vô cùng cần thiết. Đây cũng là bước kế thừa và phát triển nhận thức lý luận của Đảng và nhà nước ta trong việc xây dựng nhà nước kiểu mới dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Hệ cơ sở lý luận và thực tiễn được xây dựng logic, đầy đủ và chặt chẽ thể hiện được tầm quan trọng của giám sát ĐTC của Quốc hội trong quá trình xây dựng và phát triển quốc gia, tạo nền tảng đển ĐTC thực hiện minh bạch, tiết kiệm và hiệu quả hơn.

3.1.2.2. Giám sát ĐTC của Quốc hội Việt Nam phải nhằm phục vụ mục tiêu phát triển đất nước bền vững

Phát triển quốc gia bền vững cả về kinh tế, chính trị và xã hội đã được Đảng và nhà nước ta xác định là nhiệm vụ trung tâm trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Do đó, giám sát ĐTC của Quốc hội Việt Nam phải được thực thi nhằm mục đích phục vụ cho quá trình đạt các mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia, cụ thể như sau:

Mục tiêu trong giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhín đến 2030 mà Quốc hội Việt Nam đặt ra đó là phát triển nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Do vậy, trong giám sát ĐTC của Quốc hội Việt Nam cũng cần phải đổi mới tư duy và hành động, chủ động nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

gắn với quá trình hội nhập quốc tế để cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển kinh tế số, xã hội số, coi đây là nhân tố quyết định để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Quá trình giám sát ĐTC của Quốc hội Việt Nam cần tập trung phát huy tối đa lợi thế của các vùng, miền; phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng chính sách, người có công, người nghèo, người yếu thế, đồng bào dân tộc thiểu số.

3.1.2.3. Giám sát ĐTC của Quốc hội Việt Nam phải được gắn liền với quyết tâm đổi mới chính trị

Với thể chế chính trị như ở Việt Nam, điều kiện để đổi mới hoạt động này là cần sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, bắt đầu từ tư duy về sự lãnh đạo của Đảng trong hoạt động giám sát của Quốc hội phải được đổi mới. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao, chủ yếu là giám sát ở tầng cao nhất của bộ máy nhà nước. Những cá nhân thuộc đối tượng giám sát của Quốc hội là những Đảng viên chủ chốt của Đảng, nắm giữ những trọng trách cao nhất trong bộ máy nhà nước. Kết quả của giám sát tối cao theo quy định của luật là một nghị quyết của Quốc hội trong đó có nội dung liên quan đến tổ chức, nhân sự. Do vậy, sự lãnh đạo của Đảng trong việc xác định trách nhiệm cá nhân phải được xem như một nội dung quan trọng trong sự lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội. Luật pháp đã quy định Quốc hội có quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn nên sự lãnh đạo của Đảng phải tạo điều kiện cho Quốc hội thực hiện quyền này một cách chủ động và dân chủ, đúng với tính chất là một cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thực chất, hoạt động giám sát của Quốc hội Việt Nam trong lĩnh vực ĐTC là giám sát việc thực thi đường lối, chủ trương của Đảng được Luật và Nghị quyết về lĩnh vực ĐTC của Quốc hội Việt Nam thể chế hoá. Do đó, nếu các chủ trương, đường lối của Đảng được xác định đúng đắn, phù hợp thì sẽ tạo điều kiện để hoạt động giám sát của Quốc hội có hiệu lực và hiệu quả cao, trong đó tạo điều kiện và đảm bảo cho Quốc hội độc lập và chủ động trong hoạt động giám

sát về nhân sự là nội dung quan trọng trong đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động giám sát ĐTC của Quốc hội.

3.1.2.4. Giám sát ĐTC của Quốc hội Việt Nam phải hướng tới việc thiết lập cơ chế huy động và phân phối nguồn lực tài chính phù hợp với mục tiêu ưu tiên của chiến lược phát triển kinh tế và giảm nghèo

(1) Tính tổng thể và tính kỷ luật tài chính

Để kiểm soát tài chính có kết quả, yêu cầu trong giám sát ĐTC của Quốc hội phải đánh giá nguồn lực tổng thể và chọn lựa các công cụ thích hợp nhất để phân bổ nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu đã lựa chọn. Điều này cũng có nghĩa là khi giám sát ĐTC thì những quyết định chi đầu tư và chi thường xuyên cần phải được gắn kết với nhau. Tính kỷ luật tài chính, đi đôi với nó là tính tiết kiệm, hàm ý rằng ĐTC chỉ nên tập trung những nguồn lực vừa đủ ở mức cần thiết để thực hiện tốt các ưu tiên chiến lược của Chính phủ.

(1) Tính linh hoạt và tính tiên liệu

Tính linh hoạt yêu cầu phải trao quyền cho người quản lý trong việc ra quyết định phân bổ nguồn lực. Tính tiên liệu đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chính sách và chương trình có hiệu quả và hiệu lực. Ở những quốc gia có kinh tế vĩ mô và chính sách chiến lược ổn định thì ở đó khu vực công sẽ thực hiện tốt hơn chức năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Nguyên tắc này đòi hỏi khi giám sát ĐTC của Quốc hội cần chú ý đến sự cân đối giữa ngắn hạn và dài hạn, và phải vận dụng cách tiếp cận trung hạn đối với việc điều chỉnh những mất cân đối NSNN.

(2) Tính trung thực

Tính trung thực yêu cầu giám sát ĐTC của Quốc hội nên xuất phát từ kế hoạch phát triển KTXH trung hạn và hàng năm và một bản dự toán NSNN trong cùng thời gian có tính khả thi cao. Sự thiên vị này có thể bắt nguồn từ những vấn đề thuộc về chính trị lẫn kỹ thuật. Quốc hội cần hiểu rằng những dự toán quá lạc quan sẽ dễ đưa đến sự vi phạm tính kỷ luật tài chính và dẫn đến sự thất bại trong việc thực hiện những chiến lược chính sách ưu tiên.

(3) Thông tin, minh bạch và trách nhiệm

Phi tập trung hóa trong quản lý ĐTC phải đi đôi với việc tăng cường giám sát của Quốc hội trên cơ sở có một hệ thống thông tin tốt, nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm. Thông tin tốt sẽ làm tăng thêm tính trung trực và giúp người quản lý đưa ra quyết định tốt hơn. Thông tin chính xác và kịp thời về chi phí, đầu ra và kết quả là rất cần thiết trong giám sát ĐTC và quản lý NSNN. Tính minh bạch và trách nhiệm trước hết yêu cầu những người ra quyết định phải có tất cả những dữ liệu và thông tin thích hợp và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Kế đến, yêu cầu các chính sách, quyết định của Chính phủ cũng như kết quả và chi phí thực hiện của các chương trình công cần được thông tin rộng rãi cho công chúng.

3.1.2.5. Giám sát ĐTC của Quốc hội Việt Nam phải góp phần giảm thiểu các bất bình đẳng giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng, các địa phương

Sự bất bình đẳng giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng, các địa phương là một thực tế khách quan và được thể hiện qua bất bình đẳng về thu nhập và chi phí, về điều kiện và chất lượng sống, về cơ cấu dân số, cơ hội tiếp cận, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng tài chính… Giám sát ĐTC cửa Quốc hội phải góp phần giảm thiểu các bất bình đẳng nêu trên. Song cũng cần phải khẳng định rằng, bình đẳng không có nghĩa là bình quân trong điều tiết, phân bổ nguồn tài chính cho hoạt động ĐTC tại các địa phương. Trên thực tế, mỗi tầng lớp dân cư có các đặc điểm riêng; các vùng, các khu vực đều có những lợi thế riêng. Do vậy, giám sát ĐTC của Quốc hội vừa phải góp phần khắc phục sự bất bình đẳng giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng, các địa phương. Đồng thời, giám sát ĐTC của Quốc hội vừa phải góp phần khuyến khích những bộ phận dân cư có tài, siêng năng, chịu khó; góp phần phát huy lợi thế so sánh của các địa phương trong quá trình phát triển, tạo nên thế mạnh của địa phương, của vùng trong một chỉnh thể cơ cấu kinh tế mở, gắn với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.

Từ những định hướng về hoạt động giám sát ĐTC của Quốc hội cho thấy giá trị của hoạt động giám sát ngân sách của Quốc hội không chỉ là việc tìm ra những sai phạm của các cơ quan hành chính trong quản lý, điều hành mà quan trọng hơn là hình thành quy trình có tính pháp lý để thảo luận, trao đổi chính

sách, làm rõ yêu cầu, trách nhiệm và kết quả chính sách mà các bên liên quan có nghĩa vụ tham gia. Từ đó, chỉ ra những định hướng, những vấn đề cần điều chỉnh trong quản lý, cải cách tài chính công của Chính phủ, đảm bảo một quy trình ngân sách minh bạch, hiệu quả và có sự tham gia rộng rãi của các thành phần trong xã hội để những nhu cầu và ý kiến của đa số người dân được phản ánh trong hoạt động ĐTC.

3.1.3. Định hướng hoàn thiện giám sát ĐTC của Quốc hội Việt Nam giai