• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CHO LAO ĐỘNG

2.1. Đặc điểm cơ bản huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

+ Phía Đông giáp Biển Đông.

+ Phía Tây giáp thành phố Huế và thị xã Hương Thủy + Phía Nam giáp huyện Phú Lộc

+ Phía Bắc giáp thị xãHương Trà

Phú Vang là huyện có tiềm năng lớn về đánh bắt và nuôi trồng thủy sản với bờ biển dài trên 35 km, có cửa biển Thuận An và nhiều đầm phá như đầm Sam, đầm Chuồn, đầm Thanh Lam, đầm Hà Trung, đầm Thủy Tú nằm trong hệ thống đầm phá Tam Giang - Cầu Hai với diện tích trên 6.800 ha mặt nước, là tiềm năng lớn để phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Đây là ngành kinh tế mũi nhọn, là thế mạnh, lợi thế so sánh để phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn

Hình 2. 1: Bản ĐồHành Chính Huyện Phú Vang

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.1.1.2. Khí hậu

Phú Vang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam. Do địa hình của dải Trường Sơn cóảnh hưởng mạnh đến hoàn lưu khí quyển tạo nên sựkhác biệt lớn trong phân hóa khí hậu của huyện.

+ Chế độ nhiệt:

Nhiệt độtrung bình từ25,40C , nhiệt độcao nhất :39,60C , nhiệt độthấp nhất 13,80C ,sốgiờ nắng cả năm 1897 giờ.

Mùa nóng: Từ tháng 3 đến tháng 8 do chịuảnh hưởng của gió Tây Nam nên khô nóng, nhiệt độcao trung bình lớn hơn 250C, tháng nóng nhất thường là tháng 6 hoặc tháng 7 nhiệt độtrung bình 290C. Nhiệt độtuyệt đối 39-400C.

Mùa lạnh từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, chịuảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên mưa nhiều, trời lạnh. Nhiệt độtrung bình vềmùa lạnh từ200C-220C, tháng có nhiệt độthấp nhất tháng là tháng 1 xuống dưới 150C.

+Chế độ mưa ẩm:

Phú Vang có lượng mưa phân bổ không đều , lượng mưa trung bình hằng năm đạt 2.800-3.000 mm hoặc lớn hơn và tập trung chủyếu trong mùa mưa, 2 tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 10,tháng 11 chiếm tới 45% tổng lượng mưa trung bình trong năm nên thường có lũ lụt xảy ra vào thời gian này.

Ẩm độkhông khí trong vùng trung bìnhđạt 85%, trong mùa mưa mức độ ẩm lên tới 89%.

Do mùa mưa trùng với mùa có gió bão nên hay gây ra lũ lụt, gập úng nhiều vùng trong huyện. Mùa khô kéo dài lại chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng nên mực nước của các con sông xuống thấp gây ra hạ lưu các sông nước mặn xâm nhập vào sâu trong đất liềnảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.

+Gió, bão:

Huyện Phú Vang chịuảnhhưởng của hai hướng gió chính:

-. Gió Tây Nam: Bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8 tốc độgió bình quân đạt 2-3m/s có khi lên tới 7-8m/s. Gió khô nóng, bốc hơi mạnh gây khô hạn kéo dài.

Trường Đại học Kinh tế Huế

-. Gió mùa Đông Bắc: Bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, tốc độ gió đạt 4-6m/s, trong mùa mưa bão có thể lên đến 30-40m/s. Gió kèm theo mưa lớn dễgây ra lũ lụt ngập úngở nhiều vùng.

Nhìn chung Phú Vang có điều kiện khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, thường xuyên xảy ra hạn hán về mùa khô và mưa lũ vào mùa mưa do đó việc xây các công trình thủy lợi, trồng rừng phòng hộ ven biển để chống xói lở, chống lũ lụt có ý nghĩa to lớn, cần được quan tâm chú trọng hơn.

2.1.1.3. Địa hình,đất đai

Huyện Phú Vang có địa hình khá bằng phẳng, với độ dốc <10 và cao trình biến thiên từ-1,5-2,5 m so với mặt nước biển, phổbiến từ0,8-1,5 m.Nhìn chungđịa hình toàn huyện thấp dần từTây Bắc sang ĐôngNam nhưng không lớn, địa hình có thểchia làm 3 vùng chính sau:

- Vùng cồn cát ven biển: đây là khu vực có địa hình cao nhất, được hình thành từ việc bồi lắng cát của biển.Vùng đất này có dạng địa hình sống trâu,được giới hạn bởi phía Đông là biển Đông,phia Tây là vùng đầm phá Tam giang-Cầu Hai.Dải đất này chạy dài ven biển có bềngang hẹp, có vai trò quan trọng ngăn mặn, chắn sóng, chắn lũ và chắn gió.

- Vùng đầm phá :được hình thành từsựkết nối liên thông giữa các đầm nước Thanh Lam, Hà Trung, Thủy Tú , Đầm Sam, Cầu Hai với phá Tam Giang,tạo nên một không gian rộng lớn với diện tích 22.000ha, là đầm phá lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Phần diện tích đầm phá thuộc huyện là 6975 ha (chiếm 31,7% diện tích đầm phá của tỉnh).Đây thực sự là nguồn tài nguyên thiên phú cho tỉnh Thừa Thiên Huế trong đó có huyện Phú Vang trong việc đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và khai thác du lịch.

-Vùng đồng bằng :được hình thành bởi vùng đồng bằng ven sông và đầm phá nên khá bằng phẳng rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng cơ sởhạtầng, định canh định cư và phát triển đô thị.

Đất đai của huyện Phú Vang chủ yếu là đất phi nông nghiệp, chiếm gần 50%. Đất nông nghiệp thì chủ yếu là đất trồng cây hằng năm và mặt nước nuôi trồng thủy sản. Theo số liệu thống kê năm 2016, tổng số diện tích đất tự nhiên của

Trường Đại học Kinh tế Huế

huyện là27824,5 ha. Trong đó: Đất nông nghiệp có diện tích là 13472,2 ha, chiếm 48,4 % tổng diện tích đấ ttự nhiên; Đất phi nông nghiệp có diện tích là 13595,7 ha, chiếm 48,9 % tổng diện tích tự nhiên; Đất chưa sử dụng có diện tích là 756,6 ha chiếm2,7% tổng diện tích tự nhiên. Có tới 97,3% diện tích tự nhiên của huyện được đưavào sử dụng cho các mục đích khác nhau

trong đó chủ yếu cho mục đích đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất ở.

Đất đai của huyện Phú Vang chủ yếu là đất nông nghiệp và mặt nước nuôi trồng thủy sản. Tiềm năng đất chưa khai thác còn lớn. Tuy nhiên, tỷ lệ đất chưa sử dụng có thể chuyển sang gieo trồng không lớn, chủ yếu là các cồn cát, đất bãi cát.

Đất mặt nước chưa sử dụng chủ yếu là đất ao hồ, đầmphá.

Tình hình sử dụng đất thời gian qua được thể hiện ở bảng số liệu 2.1.

Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất đai huyện Phú Vang 2014- 2016

Chỉ tiêu 2014 2015 2016

2016/2014

± %

Tổng diện tích đất tự nhiên 27988 27824,5 27824,5 -163,6 -0,58 1.Đất nông nghiệp 12245,6 13484,7 13472,2 1226,6 10,02 1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 8705,2 10373,2 10366,2 1661,1 19,08 1.2. Đất lâm nghiệp 1669,5 1338,4 1327,4 -342,1 -20,49 1.3. Đất nuôi trồng thủy sản 1842,5 1726,5 1726,4 -116,1 -6,30 1.4. Đất nông nghiệp khác 28,4 46,7 52,2 23,9 84,16 2. Đất phi nông nghiệp 14535,9 13577,5 13595,7 -940,2 -6,47 3. Đất chưa sử dụng 1206,6 762,3 756,6 -450 -37,30

(Nguồn:Niên giám Thống kê Huyện Phú Vang) 2.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên

- Vnguồn nước:

+Nguồn nước mặt :chủ yếu là mạng lưới sông, hói phân bố trên địa bàn.Đây là nguồn nước chính cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Là huyện ven biển, đầm phá nên nguồn nước mặt thường bịnhiễm mặn, nhiễm phèn nên việc cung cấp nước cho sinh hoạt dân sinh và sản xuất công nghiệp không

Trường Đại học Kinh tế Huế

thuận lợi, đặc biệt là cung cấp nước ngọt cho các xã khu vực ven biển đầm phá.

+Nguồn nước ngầm:Theo quan sát thực tế từ các giếng đào cho thấy nguồn nước ngầm nôngở Phú Vang tương đối lớn, độsâu từ4-6 mét có thểkhai thác phục vụsinh hoạt và cung cấp cho một số cơ sở sản xuất nhỏ.Tuy nhiên chất lượng nước bị hạn chế do vùng ven biển phần lớn bị nhiễm phèn, mặn hoặc nhiểm bẩn do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người...

- Vtài nguyên rng:

Trong diện tích đất lâm nghiệp chủyếu là rừng phòng hộ, chiếm 60,75%, đất rừng sản xuất chiếm 39,25%.Tài nguyên rừng đơn điệu vềcây trồng, chủyếu là phi lao chắn cát nên có độche phủkhá thấp.

- Tài nguyên về đầm phá ven biển và đầm phá:

Phú Vang có gần 40km bờ biển và một phần diện tích đầm phá Tam Giang rộng lớn.Toàn huyện có 13/20 xã, thị trấn ven biển và đầm phá với trên 23634 hộ sống bằng nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.Tài nguyên biển , đầm phá có tiềm năng lớn về thủy sản, khai thác du lịch, dịch vụ, có vai trò quan trọng về an ninh quốc phòng của tỉnh, huyện.Đây chính là lợi thế quan trọng của huyện trong việc phát triển kinh tếxã hội trên địa bàn.

+Tài nguyên biển:Vùng biển Phú Vang nằm trong ngư trường biển Đông, có nhiều loài hải sản với hơn 500 loài cá, trong đó 30-40 loài có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, cá chim, cá thu và các loại hải sản khác; có tiềm năng to lớn về đánh bắt, khai thác hải sản với sản lượng khoảng 40.000-50.000 tấn/năm.

+Tài nguyên đầm phá.:Phú Vang là huyện có diện tích đầm phá lớn bao gồm các đầm Sam, Chuồn, Thanh Lam, Hà Trung và đầm Thủy Tú nằm trong hệthống đầm phá Tam Giang-Cầu Hai.Hệ đầm phá Phú Vang có diện tích 6098,98 ha,phong phú về các loài hải sản,có hơn 162 loài thủy sản trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao như tôm sú, tôm rảo , tôm rằn , cua, ghẹ, cá nâu,cá mú,cá đối,cá dìa,...Trong đầm phá còn có nhiều loài nhuyễn thể như ngao,trìa,hàu,rong câu chỉ vàng có khả năng nuôi trồng và đánh bắt đểxuất khẩu.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hôị