• Không có kết quả nào được tìm thấy

CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ BA - KHOA NGÔN NGỮ & VĂN HÓA NHẬT BẢN 1

3. THU THẬP DỮ LIỆU VÀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC BẰNG TIẾNG NHẬT VỚI MÔN CHUYÊN NGÀNH 1. Thu thập dữ liệu

3.2. Thực trạng dạy và học bằng tiếng Nhật với môn chuyên ngành

3.2.2. Người học

Ở phần này, bài viết tập trung phân tích khía cạnh người học theo các nhóm từ khóa như sau: năng lực ngôn ngữ của sinh viên, mức độ hiểu bài giảng, mức độ hứng thú với giờ học, đánh giá mức trình bày của giáo viên và những ý kiến, cảm nhận về việc trình bày hoạt động bằng tiếng Nhật, nỗ lực thay đổi trong giờ học.

3.2.2.1. Năng lực tiếng Nhật của sinh viên

Biểu đồ 1. Năng lực tiếng Nhật của sinh viên

Năng lực tiếng nhật của sinh viên (SV) được thể hiện như Biểu đồ 1, là kết quả tổng hợp phiếu điều tra từ sinh viên. Theo biểu đồ này, sinh viên có chứng chỉ N1 là 1 SV(0,4%), sinh viên có chứng chỉ N2 là 59 SV (25,4%), sinh viên ở trình độ N3 là 152 SV (65,5%), sinh viên ở trình độ N4 là 18SV (7,8%). Theo kết quả này, số sinh viên đạt trình độ nghe hiểu bài giảng chỉ là 18 người, chiếm 7,8%, và sinh viên có chứng chỉ N1 chỉ là 1 người, chiếm 0,4%. Đây là một con số ít ỏi trong tổng số 232 sinh viên của năm thứ 3. Đặc biệt, qua tìm hiểu trên giờ học của tác giả, thì phần lớn những sinh viên này đã có kinh nghiệm giao lưu học hỏi ở Nhật Bản theo chương trình trao đổi sinh viên 1 năm hoặc ngắn hạn, hoặc đi du học tự túc. Kết quả này cho thấy năng lực tiếng của sinh viên không đồng đều qua 2 năm chuyên tâm học tiếng ở năm thứ 1 và năm thứ 2. Đồng thời, cũng chứng tỏ rằng năng lực tiếng của sinh viên chưa đủ để đọc, nghe giảng và hiểu nội dung trong giáo trình viết bằng tiếng nước ngoài.

3.2.2.2. Mức độ hiểu bài giảng của sinh viên

Biểu đồ 2. Mức độ hiểu bài của sinh viên

56

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ GẮN VỚI CHUYÊN NGÀNH TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ: LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Mức độ hiểu bài giảng của sinh viên được tổng kết thông qua bảng hỏi và thể hiện như Biểu đồ 2. Theo như kết quả này, chỉ có 6 SV (2.58%) hiểu 100% nội dung bài giảng, 88 SV (37,9%) hiểu 70%, 119 SV (51%) hiểu 50% , và 18SV (7.75%) chỉ hiểu 30% nội dung bài giảng. Theo kết quả này, số sinh viên hiểu bài giảng bằng tiếng Nhật còn hạn chế, hơn một nửa sinh viên chỉ hiểu 50% nội dung bài giảng. Điều này thể hiện hợp lý với năng lực tiếng Nhật của sinh viên đã trình bày ở mục 3.2.2.1. Đồng thời cũng chỉ rõ rằng, sinh viên chưa có trình độ tiếng Nhật đủ để hiểu bài giảng nội dung chuyên ngành bằng tiếng Nhật. Điều này cũng dẫn tới lo ngại việc sử dụng tiếng Nhật để giảng nội dung chuyên ngành và đòi hỏi phương pháp giảng dạy của giáo viên cần có những thay đổi trong hoạt động giảng dạy để phù hợp với năng lực ngoại ngữ của sinh viên.

3.2.2.3. Mức độ hứng thú với giờ học

Biểu đồ 3. Mức độ hứng thú của sinh viên với giờ học

Mức độ hứng thú của sinh viên với giờ học biểu thị ở Biểu đồ 3. Cụ thể, số sinh viên cho rằng hoạt động giảng dạy của môn học rất thú vị là 71 SV (30,6%), thú vị là 53 SV (22,8%), bình thường là 102 SV (43,9%), không thú vị là 3 SV (1,2%), không cho ý kiến là 3 SV (1,2%). Theo kết quả này, hơn 50% số sinh viên cho rằng giờ học hấp dẫn, thú vị và gần 50%

có ý kiến rằng giờ học ở mức trung bình. Những ý kiến chia sẻ của sinh viên cho giờ học thú vị bao gồm các hoạt động trải nghiệm thực tế văn hóa như mặc áo Yukata của Nhật, được giao lưu với các sinh viên người Nhật, được trải nghiệm món ăn của các vùng miền, việc sử dụng hình ảnh và ví dụ thú vị trong giờ học, các hoạt động nhóm, bổ sung nhiều khái niệm mới và thấy được sự khác nhau về văn hóa của Việt Nam và Nhật Bản, được trình bày ý kiến của bản thân về nhiều vấn đề... Như vậy, phần lớn các ý kiến cho rằng trải nghiệm văn hóa và tiếp xúc trực tiếp với người bản địa có sức hút lớn trong giờ học. Điều này được các bạn cho rằng vừa là cơ hội trải nghiệm văn hóa vừa là cơ hội để rèn luyện năng lực ngoại ngữ.

Bên cạnh những ý kiến trên, cũng có những sinh viên cho rằng giờ học sử dụng kiến thức hàn lâm bằng tiếng Nhật khó hiểu, mong nói chậm lại và có giảng giải thêm bằng tiếng Việt, hoặc có sinh viên đề nghị các slide trình chiếu phải có cả hai ngôn ngữ là tiếng Nhật và tiếng Việt, hoặc sử dụng hình ảnh, video nhiều hơn vì giờ học quá dài và nội dung khó...

3.2.3.4. Cảm nhận của sinh viên về việc sử dụng tiếng Nhật trong hoạt động dạy học

Biểu đồ 4. Cảm nhận về việc sử dụng tiếng Nhật trong dạy học

Khi được hỏi cảm nhận về việc sử dụng tiếng Nhật trong hoạt động dạy và học môn chuyên ngành thì hầu hết các sinh viên đều có phản hồi tích cực. Cụ thể như Biểu đồ 4.

Theo đó, có 223 SV (96,12%) cho rằng việc sử dụng tiếng Nhật trong hoạt động dạy và học chuyên ngành có ý nghĩa trong việc củng cố và trau rồi kiến thức tiếng Nhật cũng như từ vựng. Chỉ có 5 trường hợp sinh viên trả lời là không có ý nghĩa và có 5 SV không trả lời cho câu hỏi này. Như vậy, có thể nói hầu hết sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy, học bằng tiếng chuyên ngành và hưởng ứng giờ học dù có nhiều bạn chưa hiểu hết nội dung bài giảng. Theo chia sẻ của các bạn, thì việc được nghe tiếng Nhật ở môn học chuyên ngành giúp các bạn không bị mai một những kiến thức đã học ở 2 năm đầu vì từ năm thứ ba trở đi, sinh viên không còn các giờ học tiếng hàng ngày. Việc nghe giảng và phát biểu bằng tiếng Nhật tại các môn chuyên ngành cũng giúp các bạn mài giũa khả năng tư duy bằng tiếng Nhật như chia sẻ dưới đây của một sinh viên.

“Trong giờ học em được nghe cô nói tiếng Nhật, việc này khiến em quen với tiếng Nhật hơn cũng như cách nghĩ, cách tư duy bằng tiếng Nhật của em được mài giũa” (Trích dẫn nguyên văn từ những ý kiến, đề xuất của sinh viên).

Về một số ý kiến cho rằng việc sử dụng tiếng Nhật trong giờ giảng không có ý nghĩa nội dung bài học khá khó, cụ thể như sau:

“Cô nên dùng tiếng Việt vì nội dung bài học khá khó, nếu cô nói tiếng Nhật quá nhiều thì sẽ không hiểu, tài liệu bằng tiếng Nhật là đủ rồi. Cô nên cung cấp, thiết kế bài giảng theo hướng mở rộng, đưa thêm nhiều ví dụ, thông tin... Hoặc từ những trải nghiệm của chính cô” (Trích dẫn nguyên văn từ những ý kiến, đề xuất của sinh viên).

Những chia sẻ chính đáng và hết sức trân trọng của các sinh viên trên cho thấy các sinh viên thực sự nghiêm túc trong quá trình học tập, mong muốn có một giờ học ý nghĩa thu hút và thuyết phục. Những ý kiến chia sẻ của sinh viên cũng giúp giảng viên nỗ lực

58

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ GẮN VỚI CHUYÊN NGÀNH TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ: LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

thay đổi hoạt động dạy học nhằm mang lại giờ học hiệu quả, đồng thời tăng cường, củng cố năng lực tiếng Nhật trong các giờ học của học phần giao tiếp liên văn hóa. Cụ thể như giảng viên đã điều chỉnh việc sử dụng từ ngữ chuyên môn, sử dụng từ ngữ tiếng Nhật dễ hiểu, slide trình chiếu có bổ sung thêm tiếng Việt, định nghĩa và ví dụ được dịch thêm tiếng Việt, tăng cường các hoạt động trải nghiệm, tăng cường các hoạt động giao lưu với sinh viên bản địa, mời chuyên gia tới giảng nội dung chuyên sâu... Tuy nhiên, ngoài những yếu tố chủ quan trên đây, còn có cả những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động dạy và học của học phần này, đó chính là yếu tố môi trường.

3.2.3.5. Môi trường hoạt động dạy học

Có nhiều yếu tố khách quan ảnh hưởng tới hoạt động dạy và học. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung phân tích yếu tố tiêu biểu là số lượng sinh viên và cơ sở vật chất.

1) Số lượng sinh viên

Số lượng sinh viên của 4 lớp học cụ thể như Bảng 2 sau:

Bảng 2. Số sinh viên tham gia học phần

STT Tên lớp Số SV Ghi chú

1 Lớp 1 71 SV năm thứ ba

2 Lớp 2 44 SV năm thứ ba

3 Lớp 3 71 SV năm thứ ba

4 Lớp 4 46 SV năm thứ ba

Tổng cộng 232

Với số lượng SV trong một lớp đông như trên, khó có thể bố trí các hoạt động nhóm hiệu quả cũng như có thể sâu sát tới từng SV. Số lượng SV đông cùng với trình độ tiếng Nhật không đồng đều như phân tích ở mục trên (Mục 3.2.2.1) là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng của hoạt động dạy và học của học phần này.

2) Trang thiết bị dạy học

Tình trạng loa kém chất lượng, máy chiếu hỏng hoặc mờ, trục trặc trong các giờ học thường xuyên xảy ra. Theo thống kê từ sổ ghi chép nghiên cứu của chính tác giả, sự cố về loa là 6/15 tuần, sự cố máy chiếu không trình chiếu được là 5/15 tuần.

“Thứ 2 (1~3)1: Máy chiếu hỏng không dùng được lần 3, sĩ số SV 65/71. Học sinh sử dụng điện thoại tra từ mới cho nội dung bài mất quá nhiều thời gian ⇒ không đi hết nội dung bài”. (Theo sổ ghi chép nghiên cứu ngày 3 tháng 9 năm 2018).

Tình trạng này được khắc phục ở nửa sau của học kỳ nhưng máy chiếu mờ và chất lượng kém khiến cho những SV ngồi cuối lớp không thể nhìn thấy nội dung trên slide

1 Đây là ký hiệu cho các buổi học của 4 lớp học mà giảng viên sử dụng để ghi chép vào sổ tay nghiên cứu. “1~3” là tiết học.

trình chiếu. Điều này cũng được chính SV bày tỏ nguyện vọng trong mục “ý kiến, đề xuất với giảng viên” của câu hỏi điều tra.

“Em mong được cải thiện về mic và máy chiếu ạ. Mic rè và máy chiếu mờ lắm ạ”

(Theo “ý kiến, đề xuất với giảng viên” trong bảng điều tra).