• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài học rút ra cho Việt Nam

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIÁM SÁT ĐTC CỦA

1.3. K INH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ GIÁM SÁT ĐTC CỦA Q UỐC HỘI VÀ BÀI HỌC CHO

1.3.2. Bài học rút ra cho Việt Nam

thể của dự án ĐTC quy mô lớn hơn từ quan điểm của nền kinh tế quốc gia và giúp Chính phủ thiết kế được một dự án cụ thể. Hệ thống đánh giá đầu tư được cấp vốn bởi Trung tâm Quản lý đầu tư kết cấu hạ tầng công và tư - Đơn vị trực thuộc Viện Phát triển Hàn Quốc. Bằng cách này, Chính phủ Hàn Quốc đã tăng cường hệ thống đánh giá trước khi triển khai các dự án ĐTC.

Ngoài tăng cường giám sát các dự án ĐTC, Quốc hội Hàn Quốc phê duyệt để Chính phủ xây dựng Hệ thống quản lý tổng chi phí dự án. Hệ thống quản lý tổng chi phí dự án được đưa vào vận hành kể từ năm 1994, nhằm nâng cao hiệu quả và góp phần điều chỉnh tổng chi phí dự án trong suốt chu kỳ triển khai dự án, từ giai đoạn lập kế hoạch đến giai đoạn hoàn thành xây dựng sau khủng hoảng tài chính.

Ngoài nghiên cứu xây dựng và vận hành 2 hệ thống trên, Hàn Quốc cũng đưa vào thực hiện Hệ thống đánh giá lại tính khả thi (năm 1999) và Hệ thống đánh giá lại nhu cầu (năm 2006). Mục đích nhằm xác minh tính đầy đủ của chi phí dự án và dựa báo nhu cầu đối với các dự án đang trong giai đoạn xây dựng thiết kế hoặc xây dựng và quyết định xem dự án có thể tiếp tục không? Thực tế cho thấy, Hệ thống đánh giá lại tính khả thi và Hệ thống đánh giá lại nhu cầu là công cụ hữu hiệu giúp Quốc hội và Chính phủ Hàn Quốc kiểm soát nghiêm ngặt các dự án thuộc diện phải thực hiện được Quốc hội cấp ngân sách, cũng như để ngăn chặn dự báo nhu cầu và dự toán chi phí ĐTC không chính xác. Bằng cách này, hệ thống quản lý và đánh giá trong khi thực hiện dự án ĐTC của Hàn Quốc đã được tăng cường.

Bên cạnh giám sát của Quộc hội trong xây dựng và thực thi khung pháp lý để kiểm soát và quản lý hoạt động ĐTC, vấn đề thúc đẩy thu hút khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào các dự án phát triển kết cấu hạ tầng cũng được Hàn Quốc xem là một trong những giải pháp hiệu quả cần tính đến trong chiến lược phát triển kinh tế dài hạn.

ĐTC, có thể tham khảo một số kinh nghiệm phù hợp với thực tiễn Việt Nam trong việc bảo đảm thi hành kết luận giám sát của Quốc hội như sau:

Thứ nhất, Mục tiêu lớn nhất của giám sát ĐTC do Quốc hội tiến hành là tăng hiệu quả ĐTC, thể hiện ở việc lựa chọn những mục tiêu tiến hành ĐTC phù hợp với chiến lược phát triển của quốc gia.

Khác với đầu tư tư nhân, dự án ĐTC thường có hiệu quả tài chính không cao nhưng lại có hiệu quả KT-XH lớn. Do vậy, trong giám sát ĐTC của Quốc hội, đặc biệt là giám sát quá trình lập kế hoạch ĐTC, yếu tố về quản lý hiệu quả KTXH cần được coi là chủ chốt và quan trọng nhất. Vì vậy, giám sát lập kế hoạch ĐTC của Quốc hội cần tập trung các mục tiêu gồm: hiệu quả trong quản lý đầu tư, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và tác động đến môi trường, phân bổ các nguồn lực hữu hạn của quốc gia một cách công bằng.

Thứ hai, Do bản chất khó quản lý và dễ thất thoát, lãng phí của ĐTC, nên việc giám sát ĐTC của Quốc hội càng đảm bảo tính minh bạch, công khai của ĐTC, củng cố lòng tin của người dân vào thể chế chính trị.

Công khai, minh bạch là nguyên tắc cần phải được thực hiện nhất quán trong mọi khâu của thực hiện dự án ĐTC, bao gồm các khâu như đấu thầu để lựa chọn đối tượng thực hiện dự án, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, giai đoạn thực hiện dự án, giai đoạn đánh giá sau dự án, kết quả kiểm toán dự án. Ngoài ra, nguyên tắc công khai, minh bạch cần phải áp dụng đối với các cơ quan quản lý ĐTC để các cơ quan quản lý nhà nước và các chủ thể thực hiện các dự án đầu tư thực hiện tốt các công việc, trách nhiệm của mình.

Thứ ba, Giám sát ĐTC của Quốc hội cần phân định chức năng, trách nhiệm của các chủ thể trong ĐTC một cách đúng đắn và rõ ràng trước khi thực hiện hoạt động giám sát.

Trong mọi mô hình ĐTC nếu xem xét một cách toàn diện luôn tồn tại 3 nhóm chủ thể: Nhóm những người bị ảnh hưởng/liên quan; Nhà nước và Nhóm cung cấp các dự án ĐTC. Để xây dựng mô hình ĐTC hiệu quả, Nhà nước cần thực hiện tốt các chức năng sau: Định hướng các hoạt động ĐTC thông qua công tác quy hoạch; Hướng dẫn hoạt động thẩm định dự án ĐTC; Giám sát hoạt động

ĐTC; Tạo điều kiện và đảm bảo rằng những người liên quan thực hiện giám sát và góp ý đối với hệ thống quản lý ĐTC. Nhóm những người bị ảnh hưởng bao gồm doanh nghiệp, người dân. Trong nhóm này, doanh nghiệp và người dân không chỉ thực hiện nghĩa vụ đóng thuế, tạo nên nguồn ngân sách để thực hiện các dự án công và xây dựng sức mạnh quyền lực của nhà nước, mà còn là đối tượng phục vụ của tất cả các dự án ĐTC. Trong mô hình ĐTC, nhóm bị ảnh hưởng cần thực hiện hai trách nhiệm, chức năng chính sau: (i) Giám sát hệ thống quản lý ĐTC; (ii) Đóng góp ý kiến đối với giám sát quản lý ĐTC và các dự án ĐTC. Tham nhũng có thể xảy ra đối với chủ thể cung cấp hàng hóa công và cũng có thể xảy ra đối với cơ quan quản lý, giám sát ĐTC. Vì vậy, chỉ khi các đối tượng có liên quan thực hiện sự giám sát hệ thống này thì mới đảm bảo rằng hệ thống ĐTC giảm thiểu được tham nhũng và thực sự hoạt động vì lợi ích của những người liên quan, bao gồm cả người dân. Ngoài ra, nhóm đối tượng bị ảnh hưởng/liên quan cần được tạo điều kiện để đóng góp ý kiến của mình vào quản lý ĐTC, bao gồm cả các dự án ĐTC.

Thứ tư, Nghiên cứu và ban hành quy định việc thành lập Ủy ban điều tra, Thanh tra Quốc hội hoặc Ủy ban kiểm soát liên quan đến giám sát ĐTC của Quốc hội.

Ủy ban điều tra và các cơ quan tương tự này có nhiệm vụ tiếp nhận, xử lý thông tin về các hoạt động ĐTC cụ thể hoặc về quản lý dịch vụ công nhằm đưa ra báo cáo kết luận trình lên Nghị viện (Quốc hội) đã thành lập ra Ủy ban điều tra đó. Mặc dù pháp luật Việt Nam hiện hành có quy định về việc thành lập Ủy ban lâm thời để điều tra về một vụ việc, tuy nhiên, thực tế thực hiện quy định này còn chưa thực hiện bao giờ.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Với ý nghĩa hình thành khung lý thuyết cho toàn bộ luận án, chương 1 đã tập hợp những lý luận cơ bản nhất về ĐTC và giám sát ĐTC của Quốc hội như khái niệm, đặc điểm, vai trò và các chỉ tiêu đánh giá. Quan niệm về ĐTC có nhiều cách thức lý giải khác nhau, tuy nhiên, khái niệm ĐTC trong luận án lựa chọn cần có sự tương thích với hoạt động giám sát của Quốc hội. Bên cạnh đó, lý luận cơ bản về Quốc hội và các chức năng của Quốc hội cũng được nêu cụ thể, chi tiết. Nội dung về giám sát ĐTC của Quốc hội đã được mô tả một cách cụ thể, chi tiết với ba khía cạnh: (i) Giám sát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ĐTC; (ii) Giám sát quá trình thực hiện ĐTC và (iii) Giám sát thực hiện kết luận, kiến nghị sau khi giám sát ĐTC.

Giám sát ĐTC của Quốc hội cần được đánh giá dựa trên bốn tiêu chí chính:

tính hiệu lực, tính phù hợp, tính tương thích và tính bền vững. Để hoạt động ĐTC có hiệu quả và hiệu lực, sự giám sát của Quốc hội là không thể thiếu bởi Quốc hội là cơ quan dân cử, đại diện cho quyền lợi, ý chí và nguyện vọng của người dân. Giám sát ĐTC của Quốc hội thể hiện quyền lực tối cao của Quốc hội trong việc duy trì một nhà nước pháp quyền, liêm chính và công minh. Giám sát ĐTC của Quốc hội được thực hiện ở các quốc gia trên thế giới, trong đó có thể kể đến Trung Quốc, Pháp và Hàn Quốc. Dựa trên những nét tương đồng trong lịch sử, văn hóa và con đường xây dựng thể chế chính trị, kinh nghiệm giám sát ĐTC của Quốc hội ba nước trên cũng đưa lại những bài học bổ ích để Quốc hội Việt Nam có thể hoàn thiện công tác này.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁM SÁT ĐẦU TƯ CÔNG CỦA QUỐC HỘI VIỆT NAM

2.1. Quốc hội Việt Nam và chức năng giám sát ĐTC