• Không có kết quả nào được tìm thấy

1. Kiến thức:

- Hs kể tên và mô tả một số đường phố nơi em ở hoặc đường phố mà các em biết.

- Hs biết được sự khác nhau của đường phố, ngọ hẻm, ngã ba, ngã tư…

2. Kĩ năng:

- Nhớ tên và nêu được đặc điểm đường phố

- Hs nhận biết được các đặc điểm cơ bản về đường an toàn và đường không an toàn của đường phố.

3. Thái độ: học sinh thực hiện đúng qui định đi trên đường phố . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Gv: 4 tranh nhỏ cho các nhóm học sinh thảo luận.

- Hs: Quan sát đường phố nơi em ở hoặc đường phố trước cổng trường.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động 1:

- Kiểm tra và giới thiệu bài mới.

a) Mục tiêu:

- Hs nhớ lại tên đường phố nơi mình ở và nói về các hành vi an toàn của người đi bộ.

b) Cách tiến hành:

+ Kiểm tra bài cũ :

+ Gv hỏi hai học sinh: khi đi bộ trên phố, em thường đi ở đâu để được an toàn ?

+ Giới thiệu bài mới: Ở thành phố,thị xã, thị trấn nhà ở thường làm dọc theo các đường phố để tiện việc đi lại. Hằng ngày khi đi học hoặc đi chơi, các em thường đi qua nhiều đường phố, các em cần phải nhớ tên và một vài đặc điểm của những đường phố đó để đảm bảo an toàn khi đi đường.

2. Hoạt động 2:

- Tìm hiểu đặc điểm đường phố nhà em (hoặc trường em )

a) Mục tiêu:

- Mô tả được đặc điểm chính của đường phố nơi em

- Hs: đi bộ trên vỉa hè hoặc đi sát lề đường để tranh các loại xe đi lại trên đường.

- Học sinh lắng nghe và nhắc lại tựa bài.

ở.

- Kể tên và mô tả một số đường phố em thường đi qua.

b) Cách tiến hành:

- Gv chia lớp thành các nhóm

- Các nhóm ở cùng một khu phố thảo luận.

- Phát cho mỗi nhóm một phiếu các câu hỏi gợi ý thảo luận.

c) Gọi HS báo cáo kết quả thảo luận.

3. Hoạt động 3:

- Tìm hiểu đương phố an toàn và chưa an toàn.

a)Mục tiêu:

- Hs phân biệt được những đặc điểm an toàn hay chưa an toàn trên đường phố.

b)Cách tiến hành:

- Gv chia nhóm, mỗi nhóm từ 4-5 em giao cho mỗi nhóm 1 bức tranh, yêu cầu HS thảo luận tranh thể hiện những hành vi, đường phố nào là an toàn và chưa an toàn.

c) Kết luận:

- Đường phố là nơi đi lại của mọi người. Khi đi học, đi chơi các em nên nói bố mẹ đưa đi và đi trên những con đường an toàn. nếu đi bộ phải đi trên vỉa hè.

4. Hoạt động 4:

- Trò chơi nhớ tên phố .

a)Mục tiêu: kể tên và mô tả một số đường phố mà em thường đi qua .

b) Cách tiến hành :

- Gv tổ chức cho 3 đội chơi, mỗi đội 3-4 em thi ghi tên những đường phố mà em biết.

c) Kết luận :

- Cần nhớ tên phố và phân biệt được đường phố an toàn hay không an toàn.

- Khi đi trong ngõ hẹp cần chú ý tránh xe đạp và xe máy.

- Khi đi trên đường phố cần đi cùng cha mẹ hay người lớn.

5. Củng cố dặn dò:

- Cần nhớ tên các đường phố em thường đi hoặc gần nơi em ở.

- Học sinh thảo luận nhóm.

- Hs trả lời:

- Kể đúng tên phố nơi trường và nơi nhà ở.

- Kể được các đặc điểm của đường phố như trong phiếu.

- Hs thảo luận nhóm.

- Đại diện nhóm lên gắn tranh lên bảng, trình bày ý kiến của nhóm

- Các nhóm bổ sung ý kiến.

- Hs nhắc lại kết luận.

- Hs thực hiện, mỗi đội lần lượt từng em lên viết tên những phố mà em biết(không viết trùng lặp).

- Viết xong, bạn khác nhận xét, bổ xung.

---Buổi chiều

CHÍNH TẢ (Nghe - viết) TRÊN CHIẾC BÈ I. MỤC TIÊU:

- KT: Nghe và viết lại chính xác, không mắc lỗi đoạn: Tôi và Dế Trũi … nằm dưới đáy trong bài tập đọc Trên chiếc bè.

- KN: Trình bày đúng yêu cầu 1 đoạn văn: Chữ đầu đoạn lùi vào 1 ô, chữ đầu câu viết hoa, cuối câu có chấm câu.Củng cố quy tắc chính tả với iê/ yê. Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ân/âng.

- TĐ: HS cẩn thận khi viết bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Chép sẵn đoạn viết trên bảng lớp.

- Bảng phụ ghi nội dung bài tập 3a. Phiếu bài tập 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: 5’

- GV đọc cho HS viết lại những chữ sau: khuôn mặt, nín khóc, cụ già,cặp da.

- Nhận xét phần bài cũ.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: 2’

Hôm nay các em sẽ nghe viết một đoạn trong bài tập đọc đã học “Trên chiếc bè” và làm bài tập phân biệt r / d / gi, iê /yê.

- GV đọc bài viết ở bảng lớp - Gọi HS đọc lại bài ở bảng 2. Hướng dẫn chính tả: 10’

a. Tìm hiểu nội dung:

- Dế Mèn và Dế Trũi rủ nhau đi đâu ? - Đôi bạn rủ nhau đi chơi bằng cách nào ?

b. Nhận xét:

- Bài chính tả có những chữ nào viết hoa? Vì sao?

- Sau dấu chấm xuống dòng, chữ đầu câu viết như thế nào?

c. Luyện viết đúng:

- GV đọc từng câu rút từ khó viết gạch chân: Dế Trũi, rủ nhau, say ngắm, bèo sen, trong vắt.

- Nghe- viết bảng con

- Nhắc lại

- Theo dõi trên bảng - Nghe- nhìn bảng - Đi ngao du thiên hạ

- Ghép 3.4 lá bèo sen lại làm thành một chiếc bè thả trôi trên sông

- Vài HS trả lời

- Trên, Trôi, Dế Trũi, Chúng, Ngày, Bè, Mùa, vì là chữ đầu câu, là tên riêng nhân vật - Viết hoa lùi vào một ô

- Trả lời

- Dế Trũi: Tiếng Trũi được viết như thế nào?

- Rủ nhau: nêu cách viết tiếng rủ trong từ rủ nhau?

- Say ngắm: phân tích tiếng say?

- Em hiểu thế nào là say ngắm?

- Bèo sen: cần viết đúng vần eo trong tiếng bèo, âm s trong tiếng sen.

- trong vắt: phân tích tiếng trong, trong từ trong vắt?

- lưu ý: vần ắt trong tiếng vắt.

- Em hiểu trong vắt là thế nào? ( là rất trong ) - Yêu cầu HS đọc lại những chữ đã luyện viết 3. Viết bài: 12’

- Giáo viên đọc bài ở SGK.

- Gọi HS đọc lại

- Yêu cầu HS nhắc lại cách trình bày bài viết, tư thế lúc ngồi viết.

- GV đọc từng câu – cụm từ cho học sinh viết - GV đọc cho học sinh dò.

- Yêu cầu HS bắt lỗi và báo lỗi - Thu chấm một số vở – nhận xét 4. Làm bài tập: 7’

*Bài 2:

- Tìm 3 chữ có iê, 3 chữ có yê.

- Tổ chức dưới hình thức trò chơi, thi đua theo nhóm.

Nhóm nào tìm được nhiều chữ, viết đúng chính tả sẽ thắng.

VD: Tiền, hiền, kiến, tiến, điều, chiếu, biếu, diều Khuyên, truyện, luyện,yến,chuyển,duyên, thuyền

*Bài 3:

- Phân biệt cách viết các chữ in đậm trong câu:

a)Hoà dỗ em đội mũ đi ăn giỗ ông ngoại.

- Chúng tôi lênh đênh trên dòng sông ròng rã ba ngày.

- Em hiểu thế nào là dỗ em? (dùng lời nói nhẹ nhàng tình cảm để em bằng lòng nghe theo mình)

- Giỗ ông là thế nào? (lễ cúng tưởng nhớ ông khi ông đã mất)

- Dòng sông: là đường nước chảy trên sông.

- Ròng rã: là luôn suốt không nghỉ.

- Thi tìm các từ có tiếng giỗ / dỗ, dòng /ròng. Nhóm nào tìm được nhiều, viết đúng thắng.

VD:- dòng suối, vàng ròng, ròng ròng, ròng rọc.

- dỗ dành, giỗ tổ, ăn giỗ, cúng giỗ.

C. Củng cố, dặn dò: 5’

- Viết lại những chữ đã viết sai trong bài. Chuẩn bị bài

“Chiếc bút mực”

- âm tr vần ui thanh ngã.

- Viết chữ r nối liền nét với chữ u thanh hỏi

- âm s vần ay thanh ngang - mê ngắm cảnh dọc đường

- âm tr vần ong thanh ngang - 1học sinh đọc lại

- Theo dõi bài trong sách - 1học sinh đọc

- viết bài vào vở - rà soát lại

- Cầm bùt chì bắt lỗi , báo lỗi

- HS đọc yêu cầu bài

- Mỗi thành viên trong nhóm tìm một chữ viết ra phiếu.

- Đại diện nhóm trình bày - HS nêu yêu cầu bài tập - Nhiều HS trả lời

- Các nhóm thi tìm - Viết bảng con.

- Nhận xét chung tiết học.

---BỒI DƯỠNG TIẾNG VIỆT CẢM ƠN, XIN LỖI I. MỤC TIÊU:

- Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp với tình huống giao tiếp.

- Viết được những điều vừa nói thành đoạn văn.

- GD cho các em có thói quen nói lời cảm ơn, xin lỗi trong cuộc sống hàng ngày.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Nội dung luyện tập; Tranh minh hoạ.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C:Ạ Ọ

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

2. Luyện tập:

*Bài 1: (Làm miệng ) - Gọi hs đọc yêu cầu

- Em nói thế nào khi bạn cùng lớp cho em mượn quyển sách

- Nhận xét, khen ngợi những em nói lời cảm ơn lịch sự

*Bài 2:

- Em lỡ tay làm mực dính vào vở của bạn.

- Em mãi chơi quên làm bài tập cô giáo ra về nhà

- Yêu cầu thảo luận nhóm đôi

=> Khi nói lời xin lỗi em cần có thái độ thành khẩn

*Bài 3: Treo tranh

? Tranh vẽ gì?

? Khi nhận quà bạn nhỏ phải nói gì?

- Yêu cầu hs dùng lời của mình viết lại nội dung bức tranh này, trong đó có sử dụng lời cảm ơn

- Gọi hs đọc bài viết - Nhận xét, ghi điểm

B. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét giờ học

- Thực hiện tốt những điều đã học.

- Nghe - 1hs đọc

- Suy nghĩ, nối tiếp trả lời - lắng nghe

- 2hs đọc

- Thảo luận đóng vai tình huống 3-4 cặp trình bày. Lớp theo dõi b ình chọn cặp thể hiện tốt

- Lắng nghe, ghi nhớ - Quan sát

- Một bạn nhỏ đang được nhận phần thưởng của cô giáo

- Cảm ơn cô giáo

- Viết bài

- 3-4 hs đọc, lớp lắng nghe, nhận xét

- Lắng nghe, ghi nhớ

---BỒI DƯỠNG HỌC SINH

ÔN TẬP PHÉP CỘNG CÓ NHỚ I. MỤC TIÊU:

- Củng cố công thức 8 cộng với một số

- Rèn kĩ năng đặt tính, tính, giải toán có lời văn liên quan đến dạng toán - Rèn kĩ năng tính nhẩm nhanh

- Phát huy tính tích cực của hs . II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Bài cũ:

Tinh nhẩm nhanh : 80 – 60 = 100 - 20 = 78 + 22 = 30 + 60 = - Nhận xét

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

2. Luyện tập thực hành :

Bài 1: = > Rèn kĩ năg tính nhẩm nhanh 8 + 5 + 6 = 8 + 9 + 3=

29 + 1 + 4 = 39 + 2 + 9=

- Gọi hs nêu kết quả

Bài 2: =>Rèn kĩ năng tính và đặt tính

48 75 28 9

+ + + + 5 8 7 5 8 - Gọi hs lên bảng làm, nêu lại cách tính - Nhận xét, chữa bài.

Bài 3* Dành cho học sinh khá giỏi

- Tìm tất cả các số có 2 chữ số mà hiệu 2 chữ số của số đó bằng 7 ( 81, 18, 92, 29 , 70 )

- Tìm tất cả các số có 2 chữ số mà tổng 2 chữ số của số đó bằng 8 ( 44, 17, 71 , 62, 26 , 53,35 , 80 ) - Củng cố cho HS về số và chữ số - củng cố về hiệu, tổng của hai chữ số .

- GV hướng dẫn HS

Bài 4: Giải toán theo tóm tắt : Tổ một : 28 cây Tổ hai : 14 cây Hai tổ : ... cây ? - Yêu cầu lớp làm bài

- Chấm, chữa bài nhận xét

- hs làm bảng con

- Nối tiếp nêu

- 4hs

- Lớp làm VN

- 4hs làm bảng lớp

-Lớp làm bảng con. Nêu lại cách đặt tính và tính.

- HS làm vở - Làm vở