• Không có kết quả nào được tìm thấy

Hoạt động 3: HDHS tổng kết

Trong tài liệu GA Ngữ văn 7 HK1 (Trang 40-45)

? Em có nhận xét gì về thể thơ, giọng điệu, nhịp thơ? Tác dụng?

? Khái quát những nét nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ?

? Nêu ý nghĩa của văn bản?

=> Bài thơ viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, nhịp 4/3, giọng thơ đanh thép, hùng hồn, dõng dạc biểu thị ý chí và sức mạnh Việt Nam.

III.Tổng kết:

1. Nghệ thuật:

- Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, súc tích để tuyên bố nền độc lập của đất nước.

- Dồn nén xúc cảm trong hình thức thiên về nghị luận, trình bày ý kiến.

- Lựa chọn ngôn ngữ góp phần thể hiện giọng thơ dõng dạc, hùng hồn, đanh thép.

2. Ý nghĩa văn bản:

- Bài thơ thể hiện niềm tin vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta.

- Bài thơ có thể xem như là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.

4. Củng cố:

- 2 HS đọc (ghi nhớ: SGK - 65 , 68) 5. Hướng dẫn về nhà:

- Học thuộc (ghi nhớ) để nắm chắc ND, nghệ thuật của mỗi bài thơ.

- Học thuộc lòng văn bản (dịch thơ + phiên âm) .

 Soạn bài: Phò giá về kinh

Giáo viên: Cao Văn Hậu Trường THCS Liên Châu 41

Tiết 18. PHÒ GIÁ VỀ KINH A. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Hiểu sơ giản về Trần Quang Khải.

- Cảm nhận được tinh thần độc lập, khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc trong bài thơ: Phò giá về kinh

- Bước đầu hiểu về thể thơ: ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật 2. Kỹ năng:

- Nhận biết đặc điểm thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.

- Đọc diễn cảm, phân tích, bình giảng thơ thất ngôn tứ tuyệt chữ Hán qua bản dịch Tiếng việt.

- Rèn kĩ năng tự học cho HS 3. Thái độ:

Giáo dục lòng tự hào dân tộc và sự hiểu biết về truyền thống lịch sử đất nước.

B. Các kỹ năng sống cơ bản:

- Tự nhật thức được ý thức trách nhiệm với đất nước

- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng của bản thân về độc lập dân tộc và ý thức trách nhiệm với đất nước.

C. Phương tiện, phương pháp:

- Phương tiện: SGK điện tử, máy chiếu, bảng tương tác

- Phương pháp:Vấn đáp; Nêu vấn đề; thảo luận nhóm D. Tiến trình trên lớp:

1. Ổn định lớp:

Kiểm diện: 7A2:………... ...7A3:………...

2. Kiểm tra bài cũ:

Đọc thuộc lòng bài thơ “Sông núi nước Nam” và phân tích nội dung 3. Bài mới: GV giới thiệu vào bài

Hoạt động của GV - HS Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: Đọc hiểu chú thích Hướng dẫn đọc: Giọng phấn chấn, hào hùng, chậm chắc. Nhịp 2/3

HS đọc chú thích sgk (66).

- Tác giả bài thơ là ai?

- Bài thơ viết vào thời gian nào?

Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu VB

- Em có nhận xét gì về số câu, số chữ trong câu, cách hiệp vần? So sánh với thể thơ thất ngôn...?

- Bài thơ đề cập đến vấn đề gì?

- Bài thơ có bố cục như thế nào?

I. Đọc hiểu chú thích 1. Đọc: sgk/65.

2. Tìm hiểu chú thích:

a. Tác giả:

Trần Quang Khải (1241- 1294)

- là tướng võ kiệt xuất có công rất lớn trong hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông.

- là người có những vần thơ sâu xa lý thú.

b. Tác phẩm:

- Hoàn cảnh sáng tác: năm 1285. Sau chiến thắng chống quân Nguyên - Mông lần thứ 2.

c. giải nghĩa từ khó: sgk/67 II. Tìm hiểu văn bản:

1. Thể thơ: ngũ ngôn tứ tuyệt (Đường luật): có 4 câu, mỗi câu có 5 tiếng.

2. Đại ý: Bài thơ nói về 2 chiến thắng giặc Mông và giặc Nguyên đời Trần và ý thức XD nước sau khi có thái bình.

3. Phân tích:

- Nội dung của 2 câu đầu và 2 câu cuối khác nhau ở chỗ nào? (2 câu đầu nói về hào khí chiến thắng. 2 câu sau nói về khát vọng thái bình của dân tộc)

- Đọc 2 câu đầu.

Những chiến công nào được nhắc tới trong lời thơ này? Các chiến công đó gợi nhắc những sự kiện lịch sử nổi tiếng nào của dân tộc trong quá khứ?

Theo em, trong lời thơ đó, có gì đáng chú ý về cách dùng từ, cách nhắc tới các địa danh trong việc tạo sự đối xứng và giọng điệu của lời thơ?

Tác dụng của giọng điệu lời thơ đó? (Lời thơ rõ ràng, rành mạch và mạnh mẽ gân guốc làm sống dậy 1 không khí trận mạc như có tiếng va của đao kiếm, tiếng ngựa hí, quân reo!)

- Nhắc đến 2 trận đánh đó để nhằm mục đích gì?

- Qua đó tác giả muốn bộc lộ tình cảm gì?

HS đọc 2 câu cuối.

- ý 2 câu cuối nói gì? (2 câu cuối là lời động viên, phát triển đất nước trong hoà bình. Như vậy thái bình vừa là thành quả chiến đấu, vừa là cơ hội để gắng sức. Đó là chiến lược giữ nước lâu bền)

- Hai câu cuối đã bộc lộ được tình cảm gì?

Hoạt động 3: HDHS tổng kết VB

- Em có nhận xét gì về cách biểu ý của bài thơ?

Bài thơ được biểu ý 1 cách rõ ràng, diễn đạt ý tưởng trực tiếp, không hình ảnh hoa mĩ, cảm xúc trữ tình được nén kín trong ý tưởng. 2 câu đầu là niềm tự hào mãnh liệt trước chiến thắng, 2 câu sau là niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước - Đặc sắc NT của bài thơ?

* Hai câu đầu: Hào khí chiến thắng Đoạt sáo Chương Dương độ, Cầm Hồ Hàm Tử quan.

(Chương Dương cướp giáo giặc.

Hàm Tử bắt quân thù.)

=> Nói về thắng lợi của 2 trận đánh ở Chương Dương và Hàm Tử góp phần xoay chuyển thế trận, tạo điều kiện cho việc hộ giá đưa hai Vua trở về kinh thành.

=> Động từ mạnh: “đoạt, cầm” đặt đầu câu liên tiếp + 2 địa danh nổi tiếng

=> tạo đối xứng câu về thanh, nhịp thơ khiến lời thơ rõ ràng, rành mạch, mạnh mẽ, hùng tráng => Làm sống dậy không khí trận mạc.

=> Ca ngợi chiến thắng hào hùng của dân tộc trong cuộc chiến chống quân Mông -Nguyên và phản ánh sự thất bại của kẻ thù => Thể hiện niềm tự hào dân tộc.

* Hai câu cuối: Khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc.

Thái bình tu trí lực, Vạn cổ thử giang san.

(Thái bình nên gắng sức Non nước ấy ngàn thu)

=> Động viên tướng lĩnh, quân dân Đại Việt không nên quá say sưa với chiến thắng mà cần tập trung hết công sức vào việc xây dựng đất nước trong thời bình giàu mạnh,

=> Tác giả thể hiện tình yêu hoà bình và niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước.

=> Bài thơ thể hiện sâu sắc bản lĩnh, tinh thần của người Việt “Hào khí Đông A”.

III. Tổng kết:

- Bài thơ ngợi ca khí thế hào hùng của dân tộc qua chiến đấu và khát vọng XD phát triển đất nước trong hoà bình.

- Bài thơ ST theo thể Đường luật theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt diễn đạt ngắn gọn, súc tích, cảm xúc và ý tưởng hoà làm một

4. Củng cố:

- 2 HS đọc 2 (ghi nhớ: SGK - 65 , 68) 5. Hướng dẫn về nhà:

- Học thuộc (ghi nhớ) để nắm chắc ND, nghệ thuật của mỗi bài thơ.

- Học thuộc lòng văn bản (dịch thơ + phiên âm).

 Tiết sau học: Từ Hán Việt.

Giáo viên: Cao Văn Hậu Trường THCS Liên Châu 43

Tiết 19. TỪ HÁN VIỆT A. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Hiểu được thế nào là yếu tố Hán Việt, cách cấu tạo đặc biệt của từ ghép HV.

- Tìm hiểu các từ Hán Việt liên quan đến môi trường.

2. Kỹ năng:

- Phát hiện, phân tích, giải nghĩa, lĩnh hội.

- Rèn kĩ năng tự học cho HS

3. Thái độ:

Giáo dục ý thức sử dụng đúng, dùng từ HV trong giao tiếp nói, viết.

B. Các kỹ năng sống cơ bản:

- Ra quyết định: Lựa chọn cách sử dụng từ Hán Việt phù hợp với thực tiễn giao tiếp.

- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụng từ Hán Việt trong giao tiếp.

C. Phương tiện, phương pháp:

- Phương tiện: SGK điện tử, máy chiếu, bảng tương tác

- Phương pháp:

Phân tích mẫu, vấn đáp, thảo luận nhóm

D. Tiến trình trên lớp:

1. Ổn định lớp:

Kiểm diện: 7A2:………... ...7A3:………...

2. Kiểm tra bài cũ:

Có mấy loại từ ghép? Cơ chế hình thành nghiã của từ ghép chính phụ Tiếng Việt?

3. Bài mới: GV giới thiệu vào bài

Hoạt động của GV - HS Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: HD tìm hiểu đặc điểm từ Hán Việt

- GV: Cho HS đọc văn bản chữ Hán: “Nam quốc sơn hà”

Các tiếng “Nam, quốc, sơn, hà” có nghĩa là gì?

Trong các tiếng đó tiếng nào có thể dùng độc lập, tiếng nào không thể dùng độc lập?

- GV: tiếng thiên trong “thiên thư” có nghĩa là trời.

Xác định nghĩa của tiếng thiên trong các từ Hán việt sau:

Thiên niên kỉ Thiên lí mã

Thiên đô về Thăng Long

Nhận xét về tiếng “thiên” trong các ví dụ đó?

Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt là gì?

Đặc điểm của các yếu tố Hán Việt?

- GVchốt nôi dung 1 - HS đọc ghi nhớ 1 sgk

I. Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt:

1. Bài tập

a) Giải nghĩa các yếu tố:

- Nam => phương nam - Quốc => nước

- Sơn => núi - Hà => sông

b) Cách dùng các yếu tố:

+ Nam: có thể dùng độc lập

VD: miền Nam, gió nam, phía nam

+ Quốc, sơn, hà: không dùng độc lập được VD: không thể nói:

Yêu quốc => yêu nước Leo sơn => leo núi Lội hà => lội sông

=> chỉ làm yếu tố cấu tạo từ ghép

3) Phân biệt ý nghĩa của các yếu tố đồng âm:

- Thiên niên kỉ: (1 nghìn năm)

- Thiên lí mã: 1 nghìn (chạy ngàn dặm) - Thiên đô có nghĩa là: dời, di, di dời

=> đồng âm nhưng khác nghĩa 2. Kết luận

Ghi nhớ: (Sgk)

Hoạt động 2: HD tìm hiểu đặc điểm từ ghép Hán Việt

- GV yêu cầu HS nhắc lại từ ghép trong Tiếng Việt.

Các từ sơn hà, xâm phạm, giang sơn thuộc loại từ ghép chính phụ hay đẳng lập?

Xác định loại của các từ ghép Hán Việt: ái quốc, thủ môn, chiến thắng.

Trật tự của các yếu tố trong các từ này có giống trật tự các tiếng trong từ ghép thuần Việt cùng loại không?

Các từ thiên thư ,thạch mã ,tái phạm thuộc loại từ ghép gì?

Trong các từ ghép này, trật tự của các yếu tố có gì khác so với trật tự các tiếng trong từ ghép thuần Việt?

Qua việc phân tích và tìm hiểu ví dụ trên, em có nhận xét gì về các loại từ ghép Hán Việt và trật tự của các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt?

- GV hệ thống lại nội dung bài học - HS đọc ghi nhớ sgk

Hoạt động 3: HD luyện tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm làm 1 phần.

Phân biệt nghĩa của các yếu tố đồng âm?

2. Bài tập 3: (SGK - 71)

Xếp các từ ghép Hán Việt theo 2 nhóm?

II. Từ ghép Hán Việt:

1. Bài tập

- Có 2 loại từ ghép đẳng lập chính phụ

Các từ: sơn hà... giang san: từ ghép đẳng lập vì các yếu tố ngôn ngữ ngang nhau (sơn hà = núi + sông, xâm phạm = chiếm + lấy )

- Từ ghép chính phụ có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau

+ Ái quốc: yêu nước

+ Thủ môn: thủ =>giữ: môn =>cửa + Chiến thắng: đánh thắng

- Có trật tự yếu tố giống từ ghép thuần Việt:

yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ sau - Từ ghép chính phụ có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau

+ Thiên thư: sách trời + Thạch mã => ngựa đá

+ Tái phạm => xâm lấn 1 lần nữa

- Từ ghép Hán Việt có trật tự yếu tố khác từ ghép thuần Việt: phụ trước, chính sau 2. Kết luận: Ghi nhớ: (Sgk)

III . Luyện tập:

1. Bài tập 1: (SGK - 71)

* HS đọc bài tập và nêu yêu cầu :

- Nhóm 1: + Hoa 1: sự vật  cơ quan sinh sản của cây.

+ Hoa 2: phồn hoa, bóng bẩy.

- Nhóm 2: + Phi 1: bay

+ Phi 2: trái với lẽ phải, trái với pháp luật.

+ Phi 3: vợ thứ của vua.

- Nhóm 3: + Tham 1: ham muốn + Tham 2: dự vào.

- Nhóm 4: + Gia 1: nhà + Gia 2: thêm vào.

2. Bài tập 3: (SGK - 71)

Xếp các từ ghép Hán Việt theo 2 nhóm a) Chính trước phụ sau: Hữu ích, phát thanh, bảo mật, phòng hoả.

b) Phụ trước chính sau: Thi nhân, đại thắng, hậu đãi, tân binh.

4. Củng cố :

Tìm các từ ghép Hán Việt trong 2 VB vừa học: “Nam quốc sơn hà” và “Phò giá về kinh”?

 Chú ý vị trí của các yếu tố trong từ ghép Hán Việt.

5. Hướng dẫn về nhà:

- Học thuộc (ghi nhớ) để nắm chắc nội dung bài học.

- Làm tiếp bài tập: 4 (SGK) và bài tập (SBT)

 Tiết sau trả bài TLV số 1.

---

Giỏo viờn: Cao Văn Hậu Trường THCS Liờn Chõu 45

Tiết 20. TRả BàI TậP LàM VĂN Số 1 A. Mục tiờu:

1. Kiến thức:

- Củng cố những kiến thức và kĩ năng đó học vờ văn bản tự sự, về tạo lập văn bản, về cỏch sử dụng từ ngữ, đặt cõu…..

- Đỏnh giỏ được chất lượng bài làm của mỡnh so với yờu cầu của đề ra và rỳt kinh nghiệm cho bài viết sau.

2. Kỹ năng:

- Phỏt hiện và sửa lỗi

- Rốn kĩ năng tự học cho HS 3. Thỏi độ:

Giáo dục ý thức vận dụng lý thuyết áp dụng với từng yêu cầu của đề bài.

B. Phương tiện, phương phỏp:

Trong tài liệu GA Ngữ văn 7 HK1 (Trang 40-45)