• Không có kết quả nào được tìm thấy

Kết quả và hiệu quả kinh tế của trồng rừng thương mại của các hộ điều

Trong tài liệu TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (Trang 45-52)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TRỒNG RỪNG THƯƠNG MẠI Ở HUYỆN PHÚ

2.4. HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC MÔ HÌNH TRỒNG RỪNG THƯƠNG

2.4.2. Kết quả và hiệu quả kinh tế của trồng rừng thương mại của các hộ điều

phí đầu tư nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả KT của các hộ.

Kết quả chi phí đầu tư trồng rừng keo lai và keo tai tượng được thể hiện ở bảng 2.7.

Bình quân 1 ha trồng rừng keo lai qua 5 năm, các hộ phải đầu tư hơn 9,3 triệu đồng chi phí, trong đó chi phí trung gian chiếm 59,48%. Trong tổng chi phí trung gian đầu tư 5 năm trồng rừng, chi phí phân bón chiếm tỷ trọng lớn nhất (chiếm 75,73%) và chủ yếu tập trung ở 2 năm đầu khi cây rừng còn non. Mặc dù chi phí này trên 1 ha như vậy là không lớn nhưng nó có ý nghĩa quan trọng trong việc thay đổi quan niệm trồng rừng có đầu tư thâm canh của người dân. Qua nghiên cứu thực tế chúng tôi nhận thấy, nhiều hộ trồng rừng vẫn còn quan niệm rừng là từ tự nhiện và của tự nhiên, do tự nhiên nuôi dưỡng. Chính quan điểm này đã dẫn đến quan niệm nhiều hộ trồng rừng còn mang tính quảng canh, chủ yếu đưa cây giống xuống và tất cả phó mặc cho trời từ thuỷ lợi đến phân bón và chăm sóc. Với quan niệm đó đã gây ra nhiêu tác hại cho người dân là rừng chậm lớn, thời gian cơ bản quá dài, nhưng NS và kết quả, hiệu quả không cao.

Ngoài chi phí trung gian, các hộ trồng rừng còn đầu tư 1 lượng lớn chi phí LĐ gia đình trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Tỷ trọng chi phí này chiếm đến 40,5% trong tổng chi phí đầu tư bình quân 1 ha của hộ. Chính điều này cho thấy, trồng rừng là loại hình SX tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho các hộ gia đình nông dân.

Đối với trồng rừng là keo tai tượng, mức đầu tư chi phí bình quân trên 1 ha thấp hơn nhiều do với trồng rừng keo lai. Cụ thể, bình quân 1 ha, các hộ trồng rừng

4

keo tai tượng đầu tư 7,76 triệu đồng (bảng 2.8) (thấp thua trồng rừng keo lai hơn 1,5 triệu đồng/ha), trong đó chi phí trung gian chiếm 51,28% trong tổng chi phí (thấp hơn tỷ lệ chi phí trung gian trong tổng chi phí trồng rừng keo lai, 59,48%). Như vậy, trồng rừng keo tai tượng có chi phí đầu tư bình quân nhỏ hơn nhiều chi phí đầu tư trồng rừng keo lai.

Thực tế trồng rừng của các hộ điều tra cho thấy mức độ đầu tư thâm canh thấp, nhiều hộ gia đình cho biết họ không bón phân, hoặc là đào hố rất nhỏ, không chăm sóc rừng vì lý do khách quan hay chủ quan họ không có vốn hay là chưa có ý thức về TRTM dẫn đến chi phí đầu tư trồng rừng rất thấp, cây sinh trưởng và PT kém dẫn đến NS không cao.

Mặc dù chi phí trồng rừng keo lai bình quân 1 ha của các hộ điều tra cao hơn chi phí trồng rừng keo tai tượng nhưng kết quả và hiệu quả có thể khác nhau. Để biết rõ kết quả và hiệu quả KT RTTM của các hộ điều tra, ta xem xét bảng 2.9 và bảng 2.10. Do nhiều hạn chế trong việc trồng rừng, đặc biệt là nguồn vốn và thông tin TT, các loại rừng keo lai và keo tai tượng ở Phú Lộc chủ yếu được khai thác vào năm thứ 5. Rừng được trồng ở năm đầu, sau đó được chăm sóc đến khi rừng kép tán thì bảo vệ đến khi rừng cho thu hoạch. Nhìn chung các hộ tập trung chi phí nhiều ở năm đầu tiên với mức độ thâm canh không cao, chi phí năm đầu của rừng leo lai là 5,56 triệu đồng;

của rừng keo tai tượng là 5,09 triệu đồng. Chi phí đầu tư năm đầu tập trung chủ yếu là phân bón, công xử lý thực bì, đào hố, trồng cây, lấp hố. Để cây sinh trưởng và PT, ở năm thứ 2, các hộ tiếp tục đầu tư chăm sóc như phát dọn thực bì, săm sới vun gốc cây trồng, tiếp tục bón thúc cho cây trồng để cây PT. Chi phí năm thứ 2 khoản 2,7 triệu đồng/ha đối với keo lai và 1,63 triệu đồng/ha đối với keo tai tượng. Những năm còn lại thứ 3 trở đi chủ yếu công tác chăm sóc, bảo vệ rừng chống trâu bò dẫm đạp, chặt phá và phòng chống cháy rừng xảy ra.

Trong thực tế, các cánh rừng trồng ở Phú Lộc thâm canh thấp, nhiều hộ gia đình cho biết họ không hoặc ít bón phân, thậm chí đào hố rất nhỏ, không chăm sóc rừng vì lý do khách quan hay chủ quan họ không có vốn hay là chưa có ý thức về TRTM dẫn đến chi phí đầu tư trồng rừng rất thấp, cây sinh trưởng và PT kém dẫn đến NS rất thấp và đưa lại hiệu quả KT không cao.

5

Bảng 2.8. Chi phí trồng rừng keo lai của các hộ điều tra

(Tính bình quân 1 ha) ĐVT: Ngàn đồng

Nguồn: Số liệu điều tra hộ

STT Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Tổng

1 IC 3.358,8 2.180,0 0 0 0 5.538,8

1.1 Giống 899,3 0 0 0 0 899,3

1.2 Phân bón 2.194,5 2.000,0 0 0 0 4.194,5

1.3 Chi khác 265,0 180,0 0 0 0 445,0

2 Lao động gia đình 2.203,0 520,0 350,0 350,0 350,0 3.773,0

2.1 Trồng, chăm sóc… 2.153,0 470,0 300,0 300,0 300,0 3.523,0

2.2 Bảo vệ rừng 50,0 50,0 50,0 50,0 50,0 250,0

Tổng chi phí 5.561,8 2.700,0 350,0 350,0 350,0 9.311,8

6

Bảng 2.9. Chi phí trồng rừng keo tai tượng của các hộ điều tra

(Tính bình quân 1 ha) ĐVT: Ngàn đồng

STT Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Tổng

1 IC 2.856,7 1.125,0 0 0 0 3.981,7

1.1 Giống 636,5 0 0 0 0 636,5

1.2 Phân bón 2.010,2 1.005,0 0 0 0 3.015,2

1.3 Chi khác 210,0 120,0 0 0 0 330,0

2 Lao động gia đình 2.233,0 500,0 350,0 350,0 350,0 3.783,0

2.1 Trồng, chăm sóc… 2.183,0 450,0 300,0 300,0 300,0 3.533,0

2.2 Bảo vệ rừng 50,0 50,0 50,0 50,0 50,0 250,0

Tổng chi phí 5.089,7 1.625,0 350,0 350,0 350,0 7.764,7

Nguồn: Số liệu điều tra hộ

7

Bình quân 1 ha trồng rừng keo lai sau 5 năm giá trị SX bình quân là 27,63 triệu/ha. Sau khi trừ chi phí trung gian, giá trị gia tăng nhận được sau 5 năm bình quân trên ha rừng keo lai hơn 22 triệu đồng.

Qua số liệu bảng 2.9 và bảng 2.10 cho thấy, giữa 2 mô hình trồng rừng keo lai và keo tai tượng, cho thấy mô hình trồng rừng keo lai mang lại hiệu quả KT cao hơn về mặt lợi nhuận ròng. Tính cho cả chu kỳ, lợi nhuận ròng NPV mô hình rừng keo lai đạt 11,7 triệu đồng/ ha, trong khi mô hình trồng rừng keo tai tượng chỉ đạt 8,2 triệu đồng/ha.

Nếu xem xét chỉ tiêu hiệu quả đầu tư vốn qua khả năng sinh lãi của đồng vốn đầu tư trong cả chu kỳ KD BCR, bảng 2.9 và bảng 2.10 cho thấy, tỷ suất thu nhập và chi phí BCR của keo lai (2,3 lần) và keo tai tượng (2,1 lần) đền lớn hơn 1, điều này cho thấy các mô hình trồng rừng keo lai và keo tai tượng TM đều mang lại hiệu quả KT cao trong đầu tư vốn. Các bảng số liệu trên cho thấy mô hình trồng rừng keo lai cho hiệu quả đầu tư vốn cao hơn mô hình trồng rừng keo tai tượng. Đối với mô hình trồng rừng keo lai nếu đầu tư 1 triệu đồng vốn trồng rừng, sau 5 năm hộ sẽ thu về 2,3 triệu đồng và 2,1 triệu đồng tương ứng đối với mô hình hình trồng rừng keo tai tượng với mức lãi suất 6,5%/ năm. Điều đó chứng tỏ tất cả các mô hình TRTM đều sinh lãi.

Nếu xem xét chỉ tiêu tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ IRR cho thấy, trồng rừng keo lai có tỷ lệ thu hồi vốn cao 36,46%, và 32,64% tương ứng mô hình trồng rừng keo tai tượng.

Như vậy, mô hình RTTM keo lai và keo tai tượng trên địa bàn huyện Phú Lộc thời gian qua được đánh giá là có hiệu quả KT, làm tăng khối lượng sản phẩm hàng hoá từ SX LN, thúc đẩy PT KT hộ gia đình và đóng góp vào tăng trưởng KT của huyện.

8

Bảng 2.10. Kết quả và hiệu quả kinh tế trồng rừng keo lai của các hộ điều tra ở huyện Phú Lộc (Tính bình quân 1 ha rừng trồng) Đơn vị tính: 1.000 đồng

TT Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Tổng cộng

Tỷ lệ chiết khấu

(r=6,5%) 1,000 0,935 0,870 0,805 0,740

I Tổng chi phí 5.561,8 2.700,0 350,0 350,0 350,0 9.311,8

- CPV2 5.561,8 2.524,5 304,5 281,8 259,0 8.931,6

II GO 0 0 0 0 27.625,0 27.625,0

- BPV2 0 0 0 0 20.643,0 20.643,0

III VA - - - - - 22.086,2

IV Chỉ tiêu hiệu quả

4.1 GO/IC (lần) - - - 4,99

4.2 VA/IC (lần) - - - 3,99

4.3 NPV (1000 đồng) - - - 11.711,5

4.4 BCR (lần) - - - 2,30

4.5 IRR (%) - - - 36,46

Nguồn: Số liệu điều tra hộ

2 CPV: Giá trị hiện tại của chi phí; BPV: Giá trị hiện tại của thu nhập.

9

Bảng 2.11. Kết quả và hiệu quả kinh tế trồng rừng keo tai tượng của các hộ điều tra ở huyện Phú Lộc (Tính bình quân 1 ha rừng trồng) Đơn vị tính: 1.000 đồng

TT Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Tổng cộng

Tỷ lệ chiết khấu

(r=6,5%) 1,000 0,935 0,870 0,805 0,740

I Tổng chi phí 5.089,7 1.625,0 350,0 350,0 350,0 7.764,7

- CPV3 5.089,7 1.519,4 304,5 281,8 259,0 7.454,3

II GO 0 0 0 0 20.975,0 20.975,0

- BPV2 0 0 0 0 15.673,7 15.673,7

III VA - - - - - 16.993,3

IV Chỉ tiêu hiệu quả

4.1 GO/IC (lần) - - - 5,27

4.2 VA/IC (lần) - - - 4,27

4.3 NPV (1000 đồng) - - - 8.219,4

4.4 BCR (lần) - - - 2,10

4.5 IRR (%) - - - 32,64

Nguồn: Số liệu điều tra hộ

3 CPV: Giá trị hiện tại của chi phí; BPV: Giá trị hiện tại của thu nhập.

10

Trong tài liệu TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (Trang 45-52)