• Không có kết quả nào được tìm thấy

Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn giai đoạn 2018 – 2020

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN

2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn giai đoạn 2018 – 2020

họ nếu họ muốn. Điều quan trọng hơn là tiễn khách khi khách đi và luôn niềm nở với khách hàng.

Đánh giá tác động của áp lực này là: cao.

Sức ép của nhà cung ứng

Một trong những bí quyết để khác biệt hóa thương hiệu là phải sở hữu một thuộc tính nổi bật của sản phẩm. Về điều này, khách sạn DMZ Huế đã có những liên kết lâu dài với các nhà cung ứng. Bởi vì khách sạn có nhà hàng nên những thực phẩm phải được đảm bảo an toàn vệ sinh, lựa chọn những nhà cung cấp có uy tín chất lượng. Mặc dù giá cả tăng cao nhưng chất lượng đạt tiêu chuẩn tốt.

Với những yêu cầu khắt khe của khách sạn, nhà cung ứng sẽ tăng giá và việc đàm phán hoặc thay đổi nhà cung ứng là một điều gây cản trở trong hoạt động kinh doanh của khách sạn.

Nhà cung cấp mặt bằng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh doanh của khách sạn, bởi vì đây là địa điểm trung tâm thành phố.

Đánh giá tác động của áp lực này là: vừa.

2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn giai đoạn 2018 – 2020

Bảng 9: Tình hình doanh thu của khách sạn DMZ Huế giai đoạn 2018 – 2020

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 So sánh

Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%) 2019/2018 2020/2019 +/- % +/- % Tổng doanh thu 4.779 100 4.159 100 1.993 100 -620 -12.97 -2.166 -52,08

1. DTLT 3.679 76,98 3.176 76.36 1.495 75,01 -503 -13.67 -1.681 -52.92 2. DTBS 1.100 23,02 983 23,64 498 24,99 -117 -10,63 -485 -49,34 Nguồn: Phòng Kế toán khách sạn DMZ Huế Qua bảng số liệu ta thấy, tình hình kinh doanh của khách sạn có xu hướng biến động giảm dần theo các năm. Cụ thể, năm 2019 tổng doanh thu là 4.159 triệu đồng, giảm 620 triệu đồng hay giảm 12,97% so với năm 2018. Qua năm 2020 tổng doanh thu lại tiếp tục giảm xuống còn 1.993 triệu đồng hay giảm 52,08% so với năm 2019.

Tổng doanh thu khách sạn được hình thành từ 2 nguồn doanh thu chính là doanh thu lưu trú và doanh thu bổ sung.

Doanh thu lưu trú là nguồn doanh thu chủ yếu của khách sạn, sự tăng giảm của doanh thu này ảnh hưởng lớn đến tổng doanh thu của khách sạn. Năm 2019, giá trị của doanh thu lưu trú là 3.176 triệu đồng, chiếm 76,364% của tổng doanh thu của khách sạn, giảm 503 triệu đồng tương ứng giảm 13,67% so với năm 2018. Đến năm 2020, doanh thu lưu trú bán hàng tiếp tục giảm còn 1.485 triệu đồng chiếm 75,012% tổng doanh thu khách sạn, so với năm 2019 thì giảm 1.681 triệu đồng tương ứng với 52,92%.

Về doanh số bổ sung chiếm tầm 1/3 ảnh hưởng tới doanh thu của khách sạn.

Năm 2019, giá trị của doanh thu bổ sung là 983 triệu đồng chiếm 23,636% tổng doanh thu và so với năm 2018 giảm 10,63% tương ứng với 117 triệu đồng. Qua năm 2020, doanh thu bổ sung giảm còn 498 triệu đồng chiếm 24,988% tổng doanh thu khách sạn, so với năm 2019 thì giảm 485 triệu đồng tương ứng với 49,34%.

Qua nguồn số liệu cho thấy, tình hình tổng thể kinh doanh của khách sạn có xu hướng giảm do doanh thu liên tục giảm, cũng như điều kiện kinh doanh chung của

Trường Đại học Kinh tế Huế

ngành gặp phải nhiều khó khăn. Điều này có tác động xấu đến tình hình kinh doanh, do vậy công ty cần phải lưu ý điều chỉnh và có biện pháp khắc phục hơn nữa để ổn định tình hình doanh thu.

2.5.2. Phân tích kết quả kinh doanh qua chi phí

Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường hiện nay cũng đều nhận thức được tầm quan trọng của một nguyên tắc hết sức cơ bản là phải làm sao đảm bảo lấy doanh thu bù đắp chi phí đã bỏ ra, bảo toàn được vốn và có lãi để tích luỹ, mở rộng quy mô, từ đó mới đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Chìa khoá để giải quyết vấn đề này chính là việc hạch toán ra sao để cho chi phí và giá thành ở mức thấp nhất trong điều kiện có thể được của doanh nghiệp. Do đó, việc phân tích chi phí giúp cho doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn thực trạng của quá trình sản xuất, quản lý cung cấp thông tin một cách chính xác, kịp thời cho bộ máy lãnh đạo để đề ra các quyết định, biện pháp tối ưu nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và cũng đồng thời giúp doanh nghiệp có sự chủ động trong sản xuất kinh doanh.

Để thấy được tình hình thực hiện chi phí của công ty ta đi vào phân tích bảng 10:

Bảng tình hình chi phí của khách sạn giai đoạn 2018-2020

Bảng 10: Tình hình chi phí của khách sạn DMZ Huế giai đoạn 2018 – 2020 ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 So sánh

Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%) 2019/2018 2020/2019 +/- % +/- % Tổng chi phí 3.982 100 3.465 100 2.491 100 -517 -12,98 -974 -28,11

Nguồn: Bộ phận Kế toán của khách sạn DMZ Huế Qua bảng ta thấy, tình hình chi phí của khách sạn có giảm mạnh từ năm 2018 -2020, cụ thể: năm 2019 tổng chi phí của công ty là 3.465 triệu đồng tức là đã giảm thêm 519 triệu tương ứng 12,98% so với năm 2018. Nhưng qua năm 2020 thì tổng chi phí chỉ còn 2.491 triệu đồng, tức đã giảm đi 974 triệu tương đương giảm 28,11%

so với năm 2018. Chi phí giảm về cơ bản cho thấy dấu hiệu tốt của công ty là đã hạn

Trường Đại học Kinh tế Huế

chế tối đa phát sinh và tiết kiệm chi phí kinh doanh. Tuy nhiên, nếu xét thêm về mặt doanh thu của khách sạn khi doanh thu liên tục giảm thì chi phí giảm chưa hẳn là một dấu hiệu tốt.

2.5.3. Phân tích kết quả qua lợi nhuận

Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động trong cơ chế thị trường, điều đầu tiên mà họ quan tâm đó là lợi nhuận. Đây là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh hiệu quả của quá trình kinh doanh, là yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ tồn tại và phát triển khi nó tạo ra lợi nhuận, nếu doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả, thu không đủ bù đắp chi phí đã bỏ ra thì doanh nghiệp sẽ bị đào thải, đi đến phá sản, đặc biệt trong điều kiện kinh tế thị trường có sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt và khốc liệt này.

Vì vậy, lợi nhuận là yếu tố cực kỳ quan trọng và quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Do đó, phân tích tình hình lợi nhuận sẽ giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát hơn về hiệu quả đạt được cũng như yếu tố cấu thành, để từ đó đưa ra biện pháp khắc phục cũng như những quyết định tối ưu cho thời gian tới. Để hiểu rõ hơn về tình hình lợi nhuận của công ty trong 3 năm vừa qua chúng ta đi vào phân tích bảng 11: Tình hình lợi nhuận của khách sạn DMZ Huế giai đoạn 2018 – 2020.

Bảng 11: Bảng tình hình lợi nhuận của khách sạn DMZ Huế giai đoạn 2018 - 2020 Chỉ tiêu

Năm 2018

Năm 2019

Năm

2020 So sánh

2019/2018 2020/2019

+/- % +/- %

1. Tổng doanh thu 4.779 4.159 1.993 -620 -12,97 -2.166 -52,08 2. Tổng chi phí 3.982 3.465 2.491 -517 -12,98 -974 -28,11 3. Lợi nhuận trước thuế 797 694 -498 -103 -12,92 -1.192 -171,32

Nguồn: Phòng Kế toán của khách sạn DMZ Huế Như đã phân tích ở trên thì tổng doanh thu của khách sạn biến động qua các năm, cụ thể: Năm 2018 tổng doanh thu của khách sạn đạt 4.779 triệu đồng; năm 2019 tổng doanh thu là 4.159 triệu đồng, giảm 620 triệu đồng, tương ứng giảm -12,97%. Đến năm 2020 thì doanh thu lại giảm đi và chỉ đạt 1.933 triệu đồng tức đã giảm đi 2.166

Trường Đại học Kinh tế Huế

triệu, tương ứng giảm đi 52,08% so với năm 2017. Cùng với sự biến động của doanh thu thì chi phí của khách sạn thì chi phí của khách sạn cũng giảm theo các năm. Năm 2018 thì tổng chi phí của công ty 3.982 triệu đồng, qua năm 2019 tổng chi phí đã giảm còn 3.465 triệu đồng, tức là giảm thêm 517 triệu tương ứng giảm 12,98% so với năm 2018. Nhưng qua năm 2020 thì tổng chi phí có giảm đi và đạt 2.491 triệu đồng, tức là đã giảm đi 974 triệu tương đương giảm 28,11 % so với năm 2019. Nhìn chung qua 3 năm 2018-2020 thì chi phí cũng có xu hướng giảm đi cùng với doanh thu.

Lợi nhuận trước thuế của khách sạn DMZ được thể hiện qua các năm từ 2018 – 2020. Trong đó, lợi nhuận trước thuế năm 2018 là 797 triệu đồng, năm 2019 là 694 triệu đồng và qua năm 2020 giảm còn -498 triệu đồng. So với năm 2019, năm 2020 lợi nhuận trước thuế giảm mạnh tương ứng 1.192 triệu đồng. Lợi nhuận trước thuế năm 2020 ấm chứng tỏ chi phí bỏ ra lớn hơn doanh thu đạt được. Điều này cũng dễ hiểu bởi năm 2020là một năm đầy biến động từ dịch Covid và đợt bão lũ liên tiếp dồn dập, ảnh hưởng trực tiếp tới các ngành nghề đặc biệt là ngành du lịch.