• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

4.4. Kết quả phẫu thuật LTLT

Mục tiêu của phẫu thuật LTLT là tạo ra một DV bình thường về mặt thẩm mỹ và chức năng. Tuy nhiên, định nghĩa thế nào là bình thường và làm

thế nào để đạt được kết quả tốt nhất thì vẫn còn tranh cãi trong nhiều tài liệu.

Điều này đòi hỏi dương vật phải thẳng khi cương với lỗ tiểu theo hướng thẳng tại đỉnh quy đầu, do đó sẽ có được dòng tiểu duy nhất liên tục. Mặc dù cho đến nay có rất nhiều phương pháp phẫu thuật LTLT nhưng vẫn chưa có hệ thống để đánh giá kết quả phẫu thuật chung được chấp nhận.

Tại Việt Nam, các tác giả chủ yếu đánh giá kết quả phẫu thuật theo 3 mức độ là tốt, trung bình, xấu; hoặc thành công và biến chứng; hoặc thành công và thất bại [115], [116], [117], [118]. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đánh giá kết quả phẫu thuật LTLT theo thang điểm HOSE hay các thang điểm và bảng kiểm khác.

Trên thế giới, phần lớn các nghiên cứu về phẫu thuật LTLT hiện tại chủ yếu dựa trên các báo cáo từ quan sát, mà thiếu những tài liệu đánh giá kết quả và biến chứng của phẫu thuật LTLT một cách tiêu chuẩn hóa. Nhiều bảng câu hỏi khác nhau (mỗi bảng đều có ưu nhược điểm của riêng mình) đã được phát triển để đánh giá kết quả sau phẫu thuật LTLT [68], [29], [119], [30]. Tuy nhiên, hiện tại không có bảng câu hỏi chuẩn nào để đánh giá chức năng tinh thần sinh dục sau phẫu thuật LTLT [120]. Kết quả chức năng chủ yếu được đánh giá bằng niệu dòng đồ và đo lượng nước tiểu tồn dư.

Vì vậy, để nâng cao chất lượng các nghiên cứu trong lĩnh vực này và cho phép so sánh tốt hơn giữa các nghiên cứu quan sát khác nhau. Việc tiêu chuẩn hóa trong các báo cáo về kết quả thẩm mỹ và chức năng, có sử dụng những công cụ đánh giá khách quan là điều thiết yếu và quan trọng nhất.

Trong luận án này, chúng tôi áp dụng: Đánh giá kết quả dựa trên thang điểm HOSE gồm 2 mức độ là phẫu thuật thành công và phẫu thuật thất bại [68]. Đây là phương pháp đánh giá tương đối khách quan, khoa học, không xâm lấn, dễ áp dụng, không tốn kém.

Hệ thống tính điểm kết hợp cả tiêu chí thẩm mỹ và chức năng quan trọng và các biến chứng phẫu thuật có liên quan. Điều này cho phép phân tích

khách quan các kỹ thuật mổ để so sánh, tạo điều kiện để kiểm tra các phẫu thuật và đánh giá một cách công bằng kết quả phẫu thuật giữa các phương pháp truyền thống với các phương pháp mới trong phẫu thuật LTLT.

Vì vậy Holland cùng cộng sự đã mô tả một hệ thống tính điểm kết hợp đánh giá vị trí, hình dạng lỗ tiểu, dòng tiểu, dương vật thẳng khi cương, sự xuất hiện và sự phức tạp của lỗ rò niệu đạo. Thang điểm đã được thử nghiệm, đánh giá thống kê độ tin cậy và đã được báo cáo. Hệ thống tính điểm này được gọi là thang điểm đánh giá HOSE. Điểm của hệ thống được thiết kế với tổng điểm tối thiểu là 5, tương ứng với điểm thấp nhất cho mỗi biến, và tối đa là 16, tương ứng với điểm cao nhất cho mỗi biến. Thang điểm đánh giá này áp dụng cho bệnh nhân đã trải qua phẫu thuật LTLT ở thời điểm trước 12 tháng sau PT. Điểm của HOSE có thể được đo bằng quan sát lâm sàng nên rất đơn giản, dễ sử dụng, cũng có thể áp dụng cho cả người lớn và trẻ con. Tổng số điểm từ 14 - 16 điểm thì kết quả phẫu thuật được coi là thành công, nếu < 14 điểm thì kết quả phẫu thuật thất bại. Sử dụng hệ thống HOSE để đánh giá kết quả phẫu thuật sẽ tạo điều kiện đánh giá khách quan về kỹ thuật và không tốn kém trong phẫu thuật LTLT [68].

Thang điểm HOSE là thang đo kết quả sau phẫu thuật LTLT một cách khách quan, độc lập. Năm yếu tố khách quan của thang điểm được phát triển để đánh giá kết quả chức năng (như có một dòng tiểu, không có lỗ rò), cũng như vai trò quan trọng của thẩm mỹ (DV thẳng, lỗ tiểu gần đỉnh quy đầu).

Trong nghiên cứu của chúng tôi (biểu đồ 3.7 và bảng 3.15) số điểm trung bình của HOSE là 15,35 ± 1,3 (điểm lớn nhất là 16, điểm nhỏ nhất là 11). Có 72 BN (83,7%) được đánh giá kết quả phẫu thuật thành công với tổng điểm từ 14 - 16 điểm, và 14 BN (16,3%) có đánh giá kết quả phẫu thuật thất bại với tổng điểm < 14 điểm. Husein và cs (2013) nghiên cứu 126 bệnh nhân, có 9 bệnh nhân (34,5%) có điểm HOSE ≥ 14, 36 bệnh nhân (65,5%) có điểm HOSE < 14 [43]. Al-Adl và cộng sự (2014) đã đánh giá khách quan các kết

quả về chức năng và thẩm mỹ của 43 bệnh nhân có điểm HOSE ≥ 14 là 98%

bệnh nhân [121]. Gupta và cộng sự (2016) kết quả điểm HOSE ≥ 14 là 96%

bệnh nhân [122]. Tỷ lệ phẫu thuật thành công trong nghiên cứu của chúng tôi cũng gần tương đương như với các tác giả khác. Tuy nhiên, rất khó để so sánh kết quả điểm HOSE của chúng tôi với các tác giả khác, vì mỗi nghiên cứu đã công bố thì nghiên cứu trên các thể LTLT khác nhau và đều sử dụng các phương pháp phẫu thuật khác nhau để đánh giá kết quả phẫu thuật LTLT. Mặc dù vậy, nghiên cứu của chúng tôi vẫn còn những hạn chế như: không so sánh với kỹ thuật tiêu chuẩn, tương đối ít bệnh nhân và thời gian theo dõi tương đối ngắn. Để giải quyết những hạn chế này cần nghiên cứu thêm để giải quyết vấn đề này.

Như vậy HOSE là phương pháp đánh giá rất đơn giản, không xâm lấn, không tốn kém và dễ dàng để đánh giá khách quan kết quả lâu dài sau phẫu thuật LTLT.