• Không có kết quả nào được tìm thấy

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Nhận biết được hai cách kết bài: kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng trong văn kể chuyện.( mục I và BT1, BT2 mục III)

- Bước đầu biết viết kế bài cho bài văn kể chuyện theo 2 cách mở rộng và không mở rộng. ( BT3, mụcIII)

2. Năng lực chung, phẩm chất:

+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Chăm học tập và yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: Giấy khổ to, bút dạ.

2. Học sinh: Vở bài tập, SGK, bút.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- GV cho HS Chơi trò “Truyền điện”

+ Nêu các cách MB trong bài văn kể chuyện?

- GV kết nối, dẫn vào bài mới.

- Hs chơi

+ MB trực tiếp và MB gián tiếp

2- HĐ Hình thành kiến thức mới: 12’

Bài 1

- GV gọi HS nêu yêu cầu

- GV gọi 2 HS đọc nối tiếp câu chuyện, lớp đọc thầm.

Bài 2

- GV gọi HS nêu yêu cầu bài - GV yêu cầu HS làm bài nhóm đôi

- GV gọi HS phát biểu.

- GV Nhận xét chốt lại lời giải đúng.

Bài 3

- GV gọi HS nêu yêu cầu + mẫu.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi

- GV gọi HS phát biểu

- GV nhận xét, sửa lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp cho từng HS.

Bài 4

- GV gọi HS nêu yêu cầu bài

- Hướng dẫn phân tích mẫu. Kết bài bằng cách rút ra bài học kinh nghiệm hay ý nghĩa câu chuyện?

- GV Nhận xét.

1. Đọc lại truyện “Ông trạng thả diều”

- HS đọc

2. Tìm đoạn kết của truyện?

- HS đọc thầm, dùng bút chì gạch chân đoạn kết bài trong truyện.

- “Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ trạng nguyên. Đó là trạng nguyên trẻ nhất của nước Việt Nam ta.”

- Đại diện nhóm nêu. Nhận xét, bổ xung.

3. Thêm vào cuối truyện một lời, đánh giá, nhận xét làm đoạn kết bài.

- HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận để có lời đánh giá hay- Chia sẻ trước lớp + Câu chuyện giúp em hiểu hơn lời dạy của ông cha ta từ ngàn xưa: “có chí thì nên”

+ Nguyễn Hiền là một tấm gương sáng về ý chí và nghị lực cho chúng em.

- Đại diện trình bày, nhận xét, bổ xung.

4. So sánh 2 cách kết bài nói trên.

- Làm cá nhân - đọc phần kết

C1: Cho biết kết cục của câu chuyện C2:Nêu ý nghĩa hoặc đưa ra lời bình luận - HS nhận xét, bổ xung

- GV: + Cách viết của bài thứ nhất chỉ có biết kết cục của câu chuyện không có bình luận thêm là cách viết bài không mở rộng.

+ Cách viết bài thứ 2 đoạn kết trở thành 1đoạn thuộc thân bài. Sau khi cho biết kết cục, có lời đánh giá nxét, bình luận thêm về câu chuyện là cách kết bài mở rộng.

*. Ghi nhớ

+ Thế nào là kết bài mở rộng?

+ Thế nào là kết bài không mở rộng?

- GV rút ra ghi nhớ.

- Kết bài mở rộng: Nêu ý nghĩa hoặc đưa ra lời bình luận về câu chuyện.

- Kết bài không mở rộng: Chỉ cho biết kết cục của câu chuyện, không bình luận gì thêm.

- 2 HS đọc lại ghi nhớ.

3- HĐ Luyện tập, thực hành. (18’) Bài 1: Những kết bài dưới đây … 5’

- GV gọi HS đọc nối tiếp yêu cầu và các cách kết bài.

- Trao đổi theo cặp

+ Đó là những kết bài theo cách nào? Vì sao em biết?

- GV gọi HS phát biểu.

- GV nx chung; kluận về lời giải đúng.

- 5 HS đọc

- HS trao đổi, trả lời câu hỏi theo nhóm.

+ Cách a: là kết bài không mở rộng vì chỉ nêu kết thúc câu chuyện Thỏ và rùa.

+ Cách b/ c/ d/ e/ là cách kết bài mở rộng vì đưa ra thêm những lời bình luận nhận xét chung quanh kết cục của truyện - Đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ xung,

Bài 2: Tìm phần kết của câu chuyện sau, Cho biết đó là những kết bài theo cách nào ? 5’

- GV gọi HS nêu yêu cầu

+ Đọc lại truyện: Một người chính trực (T.36, 37-SGK)

+ Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca (T 55,56 - SGK)

- Làm bài các nhân - 2 HS chữa bài

- GV Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

- 2 HS đọc - HS đọc thầm

- HS làm bài, dùng bút chì đánh dấu kết bài của từng truyện.

Đáp án: Kết bài của hai bài “Một người chính trực, Nỗi dằn vặt của An – đrây – ca” là hai kết bài không mở rộng.

- HS nhận xét, bổ xung Bài 3: Viết kết bài mở rộng 8’

- GV gọi HS đọc yêu cầu bài - Đọc bài viết

- GV Đánh giá nhận xét

- HS đọc - HS làm bài.

- Nhưng An - drây- ca không nghĩ như vậy, em ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này, khi đó lớn, em vẫn luôn tự rằn vặt :"Giá mình mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được ít năm nữa". Nỗi dằn vặt của An -đrây - ca thể hiện phẩm chất đáng quí của em: tình cảm yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.

- HS nhận xét, bổ xung 4- HĐ Vận dụng. (5’)

- Y/C Hs thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi:

+ Câu chuyện “ Chiếc gối” tuần 11, kết

- Thảo luận nhóm đôi, báo cáo

- Kết bài theo kiểu mở rộng. Cảm nhận

bài theo kiểu nào? Cách kết bài như vậy có gì hay?

* Củng cố - Dặn dò:

+ Có mấy cách kết bài? Đó là những cách nào?

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau

được tình yêu lớn lao của người mẹ qua chiếc gối

- Có 2 cách: Kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng.

- HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

LUYỆN TỪ VÀ CÂU