• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II........................................................................................................................... 5

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG SUẤT LÚA THỊ

2. Kiến nghị

Với những kết quả được phân tích từ các ảnh hưởng của điều kiện khí tượng thủy văn đến nắng suất cây lúa, đề tài có những kiến nghị sau:

2.1 Đối với nhà nước:

Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương tăng cường đầu tư và nghiên cứu tạo các giống lúa mới có năng suất và phẩm chất cao phù hợp với điều kiện thời tiết đang thay đổi do xu hướng biến đổi khí hậu.

Cần ban hành và quy định các cơ chế thuận lợi trong việc khuyến khích người trồng lúa hình thành các cánh đồng mẫu lớn thuận tiện cho việc chăm sóc, theo dõi sâu bệnh , cơ giới hóa trong sản xuất cũng như triển khai các chương trình hỗ trợ khác qua đó không chỉ nâng cao sản lượng mà chất lượng gạo cũng được bảo đảm.

Các chương trình hỗ trợ chi phí gần đây của chính phủ để giúp người trồng lúa duy trì diện tích đất canh tác lúa và nâng cao năng suất lúa là một giải pháp tốt. Tuy nhiện ổn định thị trường đầu ra của lúa tức là góp phần bảo đảm sự ổn định đời sống người nông dân đòi hòi nhà nước cần có các chính sách xúc tiến thương mại để nâng cao hình ảnh và chất lượng hạt gạo Việt Nam trên thị trường gạo xuất khẩu thế giới.

Xem xét cơ chế hỗ trợ người dân trước các diễn biến bất lợi của thời tiết thông qua việc xem xét triển khai thí điểm loại hình bảo hiểm nông nghiệp cho người dân ở khu vực một số vùng có năng suất lúa cao của tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đó có thị xã Hương Thủy.

2.2 Đối với chính quyền địa phương tỉnh và thị xã Hương Thủy:

Thứ nhất, công tác dự bảo ảnh hưởng khí tượng thủy văn cần phải được coi trọng, điều này đòi hỏi có cơ chế bồi dưỡng đào tạo cán bộ các cục khí tượng thủy văn không ngừng nâng cao chất lượng chuyên môn của mình.

Bước đầu, để hỗ trợ người dân trong việc đối phó với các hậu quả bất lợi do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nhất thiết cũng như các thông tin khác có liên quan (giống, phân bón, chính sách hỗ trợ…) cần phải chuyển tải các thông tin này kịp thời đến

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

hợp tác xã do vậy là hết sức cần thiết. Điều này đòi hỏi cần phải tổ chức cơ chế thông tin báo cáo giữa các đơn vị này một cách xuyên suốt và nhanh chóng.

Tiếp đó, thị xã cần phối hợp với cục trồng trọt, sở NN&PTNT trong việc tổ chức các chương trình tập huấn, đào tạo hướng dẫn người nông dân trồng lúa trong việc nâng cao kiến thức đối phó các điều kiện bất lợi của sản xuất lúa, góp phần ổn định sản lượng lúa và thu nhập người nông dân.

Thứ hai, tỉnh và địa phương cần có chính sách khuyến khích đầu tư và nghiên cứu các sản phẩm giống lúa mới theo hướng kết hợp giữa nhà nông – nhà nghiên cứu – nhà kinh doanh và nhà nước để bao tiêu toàn bộ sản phẩm, từ giai đoạn nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ lúa. Để thực hiện tốt điều này cơ chế hình thành những cánh đồng mẫu lớn đang thử nghiệm thành công ở một số địa phương cần nhân rộng cho các khu vực có sản lưởng lớn của tỉnh nói chung và toàn bộ thị xã Hương Thủy nói riêng. Bên cạnh đó xem xét việc ứng dụng các kỹ thuật công nghệ cao trong sản xuất và thu hoạch lúa cho những cánh đồng mẫu lớn này.

Cuối cùng, duy trì cơ chế phân phối giống và phân bón có sự tham gia của doanh nghiệp để bảo đảm chất lượng yếu tố hạt giống cũng như chất lượng phân bón quá trình sản xuất; không ngừng hoàn thiện và nâng cao năng lực điều tiết tưới tiêu của thị xã.

2.3 Đối với hộ nông dân

Tích cực tham gia các chương trình tập huấn cũng như theo dõi thường xuyên các thông tin về giống lúa, các dự báo thời tiết, tình hình sâu bệnh để có kế hoạch thâm canh và sản xuất hợp lý. Chủ động xem xét đến các cây trồng vật nuôi khác để thích ứng với xu hướng biến đổi khí tượng thủy văn.

Mạnh dạn xem xét vấn đề dồn điền đổi thửa để hình thành nên những cánh đồng mẫu lớn thay đổi tập quan canh tác theo hướng công nghiệp hóa. Vì thông qua đó các chi phí chăm sóc theo dõi sẽ giảm xuống, trong khi chất lượng và năng suất đều được cải thiện và đảm bảo. Ngược lại, trong trường hợp ảnh hưởng thiệt hại, công tác xử lý cũng như các chương trình hỗ trợ khác sẽ được giải quyết nhanh chóng và hiệu quả.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

- An Thị Huệ, Lê Văn Hưng, Phạm Tiến Dũng, 2014. Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Một Số Yếu Tố Khí Hậu Tới Việc Bố Trí Hệ Thống Cây Trồng Tại Huyện Thạch Thất, Thành Phố Hà Nội.Tạp chí Khoa học và Phát triển 2014, tập 12, số 5: 734-743.

- Đoàn Nhân Ái, Trần Thị Thúy Vân, Lê Hữu Tiến, Phan Duy An, Nguyễn Thành Luân, 2012. Kết quả nghiên cứu tuyển chọn giống lúa chất lượng cao và lúa đặc sản cho tỉnh thừa thiên huế năm 2009 – 2011.Hội thảo quốc gia về khoa học cây trồng lần thứ nhất, Viện Khoa Học Nông Nghiệp Việt Nam.

- Lê Nguyên Tường, 2010.Tác động của BĐKH đến ngành nông nghiệp Thừa Thiên Huế. Ngày truy cập 20/12/2014, http://www.vacne.org.vn/tac-dong-cua-bdkh-den-nganh-nong-nghiep-thua-thien-hue/23977.html

- Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Trần Văn Tỷ, Huỳnh Vương Thu Minh và Văn Phạm Đăng Trí, 2012. Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng thủy văn và sản xuất nông nghiệp đến năng suất lúa vùng đê bao lửng tỉnh An Giang.Tạp chí Khoa học 2012:23a 165-173, Trường Đại học Cần Thơ.

- Nguyễn Đình Luận, 2013. Xuất Khẩu Gạo Việt Nam: Thực Trạng Và Giải Pháp.

Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Số 193 tháng 7/2013.

- Nguyễn Tiến Long, 2014. Nghiên cứu phát triển giống lúa kháng rầy nâu (Nilaparvata lugensStal) Ở Thừa Thiên Huế. Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp. Đại học Huế.

- Niên giám thống kê – cục thống kê Thừa Thiên Huế các năm 2001, 2004, 2006, 2010 và 2013.

- Vũ Quang Minh. Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Năng Suất Cây Trồng Nông Nghiệp Đồng Bằng Sông Hồng.

Tiếng Anh:

- De Datta. Surajit K, 1933. Principles and practices of rice production. A Wiley-Interscience publication.

- Dyck V.A., Thomas B. ,1979.The brown planthopper problem. In: Brow

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ