• Không có kết quả nào được tìm thấy

Một số nhận xét, kiến nghị nhằm góp phần nâng cao tính trung thực của chỉ tiêu lợi nhuạ n trên báo cáo tài chính ở một số doanh nghiệp trên địa bàn Thừatiêu lợi nhuạ n trên báo cáo tài chính ở một số doanh nghiệp trên địa bàn Thừa

doanh 2012

CHƯƠNG 3 - MỘT SỐ NHẬN XÉT, KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN

3.2. Một số nhận xét, kiến nghị nhằm góp phần nâng cao tính trung thực của chỉ tiêu lợi nhuạ n trên báo cáo tài chính ở một số doanh nghiệp trên địa bàn Thừatiêu lợi nhuạ n trên báo cáo tài chính ở một số doanh nghiệp trên địa bàn Thừa

thiên huế

Chỉ tiêu lợi nhuận được sử dụng phổ biến để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty và ra quyết định như đầu tư, cho vay...Nếu lợi nhuận bị điều chỉnh theo ý muốn chủ quan của nhà quản trị thì các đối tượng sử dụng thông tin như nhà đầu tư, ngân hàng, chủ nợ có thể gặp rủi ro hoặc đưa ra các quyết định đầu tư không hợp lý. Hơn nữa, một số cơ quan khác cũng chịu ảnh hưởng bởi hành vi điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị như thuế bị mất các khoản thu ngân sách từ thuế thu nhập doanh nghiệp hay chi phí thưởng trên lợi nhuận đối với người lao động. Vì vậy, cần thiết phải tăng cường tính trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận để bảo vệ lợi ích cho người sử dụng thông tin báo cáo tài chính.

Mặc dù chuẩn mực kế toán yêu cầu các doanh nghiệp phải giải trình chi tiết số liệu trình bày trên các báo cáo tài chính thông qua phần thuyết minh, trên thực tế bản thuyết minh của các công ty còn vắn tắt và không cung cấp đủ thông tin để cho phép người đọc đánh giá đầy đủ tính trung thực của số liệu.

Mặt khác, việc kiểm toán là nhằm hướng đến tính trung thực của báo cáo tài chính, tuy nhiên, thực tế kiểm toán viên chỉ kiểm toán được tính tuân thủ bằng việc thu thập những chứng cứ xác đáng để chứng minh cho sự tồn tại và phát sinh của các giao dịch mà không đi sâu xem xét đến các phương pháp kế toán và ước tính kế toán vốn là nơi ẩn chứa nhiều khả năng điều chỉnh lợi nhuận. Vì vậy, tính trung thực của số liệu trên báo cáo tài chính không được đảm bảo. Điều này được chứng minh bằng số liệu kiểm toán trong những năm gần đây với nhiều trường hợp chênh lệch lợi nhuận trước và sau kiểm toán rất lớn. Ngoài ra còn có nhiều vấn đề khác như tính độc lập của kiểm toán viên chưa cao, mức trọng yếu được chấp nhận trong kiểm toán còn cao, nhận thức của doanh nghiệp về tính trung thực của báo cáo tài chính còn thấp, các quy định, chế tài của pháp luật chưa đủ mạnh để răn đe...Từ thực tế này, tác giả xin đề xuất một số biện pháp, kiến nghị sau nhằm góp phần nâng cao tính trung thực của chỉ tiêu lợi

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

nhuận trên báo cáo tài chính.

3.2.1. Về việc lập và trình bày báo cáo tài chính

Bộ Tài chính cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam theo hướng coi trọng tính thống nhất trong ước tính kế toán để lập báo cáo tài chính.

Giá trị các ước tính kế toán mang nặng tính chủ quan của người làm kế toán và nhà quản lý, bởi vì một số giá trị được ước tính chứ không phải được đo lường một cách khách quan. Do vậy, các nhà quản trị hay kế toán có thể lợi dụng các ước tính kế toán để phản ánh sai lệch thông tin tài chính. Song trên thực tế, việc loại bỏ các ước tính kế toán là không thể được. Vì vậy, Bộ Tài chính cần có hướng dẫn cụ thể hơn đối với việc sử dụng các ước tính kế toán và phải kiểm tra chặt chẽ các ước tính này. Trong thời gian qua, Bộ Tài chính cũng đã có các hướng dẫn đối với một số ước tính kế toán như dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khoản ước tính chưa có hướng dẫn cụ thể như phân bổ chi phí trả trước, doanh thu nhận trước, chi phí trích trước. Đây là những kẻ hở để kế toán có thể điều chỉnh lợi nhuận theo mục đích của công ty. Do vậy, Bộ Tài chính cần có hướng dẫn cụ thể, chi tiết hơn đối với các ước tính này để việc lập báo cáo tài chính đảm bảo tính trung thực và hợp lý hơn.

Ngoài ra, các công ty cần được quy định phải trình bày và cung cấp chi tiết hơn nữa các thông tin trên Thuyết minh báo cáo tài chính. Việc chi tiết được thực hiện theo hướng nhấn mạnh đến việc giải trình việc vận dụng các phương pháp kế toán, ước tính kế toán. Ví dụ, đối với các khoản chi phí phải trả, cần nêu rõ các khoản chi phí chưa chi nhưng được ước tính để ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ là những khoản chi phí nào, cơ sở để xác định giá trị những khoản chi phí đó...

3.2.2. Về chất lượng kiểm toán

Chất lượng kiểm toán cần được xem xét vì thực tế rất nhiều báo cáo tài chính đã được kiểm toán trước khi công bố nhưng đến khi các vụ việc bị phơi bày thì sự thật về sai phạm mới được biết. Bộ Tài chính cần thường xuyên kiểm tra, giám sát và công bố danh sách các công ty kiểm toán có đủ uy tín, năng lực, đảm bảo chất lượng kiểm toán. Cần quy trách nhiệm, phạt hành chính hoặc rút giấy phép hoạt động đối với các công ty kiểm toán độc lập nếu báo cáo tài chính được kiểm toán bị phát hiện có sai sót trọng yếu.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Bộ cần có quy định cụ thể về trách nhiệm của kiểm toán độc lập là phải báo cáo trong trường hợp phát hiện các vấn đề nghiêm trọng về pháp luật hoặc mất an toàn về an ninh tài chính. Nhiệm vụ của kiểm toán độc lập là xác minh tính trung thực của báo cáo tài chính, tuy nhiên các vấn đề về pháp luật và an toàn tài chính liên quan đến công ty có ảnh hưởng lớn đến an ninh tài chính quốc gia. Chính vì vậy, Bộ Tài chính cần có quy định về trách nhiệm của kiểm toán độc lập trong việc phải báo cáo khi phát hiện các vấn đề nói trên. Chẳng hạn, các sai phạm về pháp luật như các hoạt động thu nhập bất chính, các dự án đầu tư bất hợp pháp...Các dấu hiệu mất an toàn về an ninh tài chính như công ty có tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn, lại đầu tư vào những dự án kém hiệu quả nên khả năng rút vốn cao hoặc công ty có dư nợ phải thu lớn tập trung ở một hay một vài công ty, thể hiện hoạt động mua bán bất thường...Những vấn đề này về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự tồn tại, tăng trưởng và phát triển của công ty, do vậy, nếu không được báo cáo kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn các đối tượng sử dụng thông tin báo cáo tài chính.

Kiểm toán độc lập ở Việt Nam hiện nay được trao quyền rất lớn, do đó không ngoại trừ khả năng kiểm toán viên và công ty kiểm toán độc lập thông đồng với công ty khách hàng để làm đẹp số liệu trên báo cáo tài chính. Do vậy, phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn của kiểm toán viên, nâng cao đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp để đảm bào tính trung thực, độc lập trong hoạt động kiểm toán.

Hầu hết báo cáo tài chính của các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu đã được kiểm toán, kết quả kiểm tra bằng hai mô hình của DeAngelo và Friedlan cho thấy các công ty đã điều chỉnh lợi nhuận và mức điều chỉnh này tương đối lớn ở một số doanh nghiệp. Do vậy, kiểm toán báo cáo tài chính cần đi sâu xem xét các ước tính kế toán để có kết luận chính xác hơn về tính trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận trên báo cáo tài chính.

3.2.3. Đối với các đối tượng sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính

Để có được quyết định đầu tư hay cho vay, cho thuê đúng đắn trên cơ sở thông tin từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, ngân hàng, chủ nợ cần có kiến thức tổng hợp và quan tâm đến các dấu hiệu thể hiện sự không minh bạch trong việc cung cấp thông tin như:

- Nhà đầu tư cần quan tâm đến việc tuân thủ thời hạn công bố thông tin. Công bố báo cáo tài chính đúng hạn là dấu hiệu đầu tiên cho thấy sự minh bạch bởi nếu tình

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

hình kinh doanh diễn ra như thế nào đều được phản ảnh vào báo cáo thì việc hoàn thành và công bố sẽ kịp thời. Hiện số liệu của các doanh nghiệp đều được xử lý bằng máy tính nên thời gian hoàn thành được rút ngắn. Trong trường hợp có số liệu đến đâu, xử lý đến đấy thì chỉ cần vài ngày. Sự chần chừ công bố báo cáo tài chính có thể là do nội bộ công ty cân nhắc làm sao để có thể cân đối số liệu trên báo cáo. Riêng các công ty lớn có nhiều đơn vị thành viên thì báo cáo có thể chậm hơn do các đơn vị làm chậm kiến báo cáo bị trễ theo.

- Các đối tượng sử dụng thông tin cần có hiểu biết về kế toán, có khả năng đọc và phân tích báo cáo tài chính ở mức độ cơ bản. Đồng thời, Thuyết minh báo cáo tài chính cần được xem xét kỹ để hiểu rõ các thông tin. Đối với trường hợp báo cáo kiểm toán có ý kiến ngoại trừ, người đọc cần quan tâm kỹ hơn. Đặc biệt nếu ý kiến ngoại trừ rơi vào số dư hàng tồn kho, khấu hao tài sản cố định hay các khoản lập dự phòng thì càng nên thận trọng. Ngoài ra, khi đọc báo cáo kiểm toán, cần thiết phải xem xét sự thay đổi (nếu có) của các chính sách kế toán, kế toán trưởng, ban lãnh đạo. Nguyên nhân và tác động của việc thay đổi cần được tìm hiểu vì khả năng điều chỉnh lợi nhuận thường xảy ra vào những thời điểm này.

3.2.4. Về biện pháp xử lý vi phạm

Mặc dù có nhiều trường hợp gian lận, trốn thuế xảy ra hàng năm, pháp luật hiện hành chưa đủ mạnh để xử phạt các doanh nghiệp này. Mức phạt cao nhất đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán hiện nay mới chỉ 30 triệu đồng/hành vi. Mức phạt này chưa có tính răn đe nếu không truy tố trước pháp luật đối với những hành vi gian lận nhằm trục lợi, gây thiệt hại nghiêm trọng đến nhà đầu tư hay các đối tượng sử dụng thông tin khác như ngân hàng, chủ nợ...Do vậy, Bộ Tài chính cần ban hành quy chế, chế tài xử lý nghiêm khắc hơn đối với các doanh nghiệp không báo cáo trung thực các thông tin trên báo cáo tài chính để răn đe và ngăn ngừa các sai phạm trọng yếu.

Tóm lại, trên đây là một số ý kiến nhận xét và kiến nghị nhằm góp phần nâng cao tính trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận của một số doanh nghiệp trên địa bàn Thừa Thiên Huế. Việc tăng cường độ tin cậy của thông tin trên báo cáo tài chính không phải là vấn đề đơn giản có thể giải quyết bởi một cá nhân đơn lẻ trong thời gian ngắn mà cần có sự kết hợp giữa nhiều chủ thể từ doanh nghiệp đến các cơ quan ban hành pháp luật. Song trước hết, ý thức chấp hành các quy định trong chuẩn mực và chế độ kế toán

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

của các doanh nghiệp cần được nâng cao. Tiếp đến, hệ thống kế toán Việt Nam cần được hoàn thiện theo hướng tạo sự linh hoạt trong việc sử dụng các phương pháp kế toán nhưng cũng đủ chặt chẽ để hạn chế tối đa những hành vi gian lận hay điều chỉnh số liệu kế toán có thể xảy ra. Có như vậy, tính trung thực của thông tin trên báo cáo tài chính mới được đảm bảo, lợi ích của người sử dụng được bảo vệ từ đó tăng cường sự minh bạch, vững mạnh của nền kinh tế.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ