• Không có kết quả nào được tìm thấy

KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH

www.thuvienhoclieu.com Trang 35

Ngòi bút Nguyễn Du đã trở thành đỉnh cao của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong nền thơ ca dân tộc.

Thiên nhiên có mặt, trở thành bút pháp đã góp phần thể hiện sâu sắc âm vang những nghĩ suy của Nguyễn Du về con người.Qua cách miêu tả thiên nhiên, Nguyễn Du cho thấy một tâm hồn thiết tha yêu sự sống, yêu tạo vật, một linh hồn “ mang mang thiên cổ”, một sự nhạy cảm, tinh tế, tài hoa khác thường. Sáng tác của Nguyễn Du đã dạy người đọc cách mở rộng lòng mình với tạo hoá, với cái đẹp,

dạy chúng ta biết sống yêu đời.

www.thuvienhoclieu.com Trang 36

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi I. Giới thiệu:

Vị trí đoạn trích nằm ở phần 2 (gia biến và lưu lạc) II.Đọc – hiểu văn bản:

*Tóm tắt: Nỗi buồn, sự cô đơn, nỗi nhớ (Kim Trọng, cha mẹ), lo âu và sợ hãi của Kiều trong lầu Ngưng Bích

Tâm trạng nhân vật Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích:

- Đau đớn xót xa nhớ về Kim Trọng.

- Day dứt, nhớ thương gia đình.

→ Trong tình cảnh đáng thương, nỗi nhớ của Thúy Kiều đi liền với tình thương - một biểu hiện của đức hy sinh, lòng vị tha, chung thủy rất đáng ca ngợi ở nhân vật này.

Hai bức tranh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích trong cảm nhân của Thúy Kiều:

- Bức tranh thứ nhất (bốn câu thơ đầu) phản chiếu tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật khi bị Tú Bà giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, cảnh vật hiện ra bao la, hoang vắng, xa lạ và cách biệt.

- Bức tranh thứ hai (tám câu thơ cuối) phản chiếu tâm trạng nhân vật trở về với thực tại phũ phàng, nỗi buồn của Thúy Kiều không thể vơi, cảnh nào cũng buồn, cũng gợi thân phận con người trong cuộc đời vô định.

*Hoàn cảnh của Kiều *Nỗi nhớ thương của Kiều

* Tâm trạng của Kiều qua cảnh vậ (Xem kĩ trong vở)

III.Tổng kết:

1. Nghệ thuật:

Miêu tả nội tâm nhân vật, tả cảnh ngụ tình, sử dụng điển tích rất khéo 2. Nội dung, ý nghĩa:

Đoạn trích miêu tả nội tâm của nhân vật, giúp ta thấy được cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thúy chung, hiếu thảo của Kiều

CÂU HỎI

1. Phân tích sáu câu thơ đầu của đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”

www.thuvienhoclieu.com Trang 37

Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Kiều:

“ Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân, Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.

Bốn bề bát ngát xa trông, Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya, Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.”

- Ẩn dụ: “khóa xuân” → Kiều đang bị giam lỏng.

- Liệt kê kết hợp từ trái nghĩa: “non xa, trăng gần” → Lầu Ngưng Bích chơi vơi giữa mênh mang trời nước.

- Dùng từ ghép, từ láy: “bốn bề bát ngát” → Sự rợn ngợp của không gian mênh mông.

- Hình ảnh: “cát vàng, bụi hồng” vừa tả thực vừa mang tính ước lệ, cảnh nhiều đường nét, ngổn ngang như tâm trạng của Kiều.

- Ần dụ: “mây sớm, đèn khuya” → Thời gian tuần hoàn, khép kín; thời gian cùng với không gian như đang giam hãm con người. Kiều ở trong hoàn cảnh cô đơn tuyệt đối.

- So sánh: “Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.” → Trước cảnh, Kiều càng buồn cho thân phận của mình.

2. Qua đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, hãy làm rõ tâm trạng thương nhớ Kim Trọng và thương nhớ cha mẹ của Kiều?

a- Kiều nhớ đến Kim Trọng:

+ Phù hợp với quy luật tâm lí: Kiều luôn day dứt, tự trách mình là người phụ tình của Kim Trọng. Và đây là sự tinh tế trong ngòi bút của Nguyễn Du.

+ Nhiều hình ảnh ẩn dụ:

• “chén đồng” → Kiều luôn nhớ đến lời thề đôi lứa.

• “tin sương” → Kiều tưởng tượng cảnh Kim Trọng đang hướng về mình, chờ đợi một cách vô ích.

• “tấm son” → vừa là tấm lòng thương nhớ của Kiều dành cho Kim Trọng không bao giờ nguôi, vừa là tấm lòng son của Kiều bị hoen ố, không bao giờ gột rửa được.

=> Nhớ về Kim Trọng trong tâm trạng đau đớn, xót xa.

b- Kiều nhớ về cha mẹ.

www.thuvienhoclieu.com Trang 38

+ Thương cha mẹ sáng chiều ngóng tin con.

+ Thành ngữ: “Quạt nồng ấp lạnh” → Xót xa, lo lắng khi mình không chăm sóc cho cha mẹ được.

+ Điển cố: “sân lai, gốc tử” → sự thay đổi, sự tàn phá của thời gian làm cho cha mẹ ngày càng già yếu.

=> Nhớ về cha mẹ, Kiều luôn ân hận mình đã phụ công sinh thành, phụ công nuôi dạy của cha mẹ.

Kiều là người đáng thương nhất nhưng nàng đã quên cảnh ngộ của mình để nghĩ về Kim trọng, nghĩ về cha mẹ. Kiều là người thủy chung, người con hiếu thảo, người có tấm lòng vị tha đáng trọng.

3. Phân tích tám câu thơ cuối của đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.

Tả cảnh ngụ tình.

- Cảnh buổi chiều bên bờ biển, với những cánh buồm thấp thoáng → nỗi nhớ quê, nhớ nhà, nhớ cha mẹ; mong được sum họp

……….

……….

- Cảnh hoa trôi giữa dòng thác → Sự cô đơn, buồn cho thân phận trôi nổi, bấp bênh giữa dòng đời.

……….

……….

- Cảnh nội cỏ mênh mông với một màu xanh rầu rầu → nỗi buồn man mác, buồn cho cuộc sống đơn điệu, tẻ nhạt.

……….

……….

- Cảnh gió cuốn và tiếng sóng quanh ghế ngồi → lo cho cuộc đời sẽ gặp nhiều bất trắc.

……….

……….

- Nghệ thuật:

+ Ẩn dụ: “ngọn nước, hoa, gió , sóng”

+ Từ láy: “thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm”

+ Điệp ngữ: “buồn trông” như là một điệp khúc của thơ, của tâm trạng.

+ Câu hỏi tu từ: “Hoa trôi man mác biết là về đâu?”

www.thuvienhoclieu.com Trang 39

=> Đoạn trích là tâm trạng và nỗi lòng lo âu của nàng Kiều qua cách nhìn cảnh vật “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. Một câu tả cảnh là 1 câu tả tình đều nói lên được sự lo âu sợ hãi của Kiều như 1 dự cảm sẽ có 1 biến cố lớn trong cuộc đời và sẽ vùi dập cuộc đời Kiều.

=> Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình rất hay của Nguyễn Du

dạy chúng ta biết sống yêu đời.