• Không có kết quả nào được tìm thấy

A. Mục tiêu bài dạy 1. Kiến thức

- Qua bài kiểm tra giúp HS củng cố và khắc sâu kiến thức về phần tiếng Việt đã học từ đầu năm đến nay.

2. Kĩ năng

*Kỹ năng bài dạy:

-Rèn kĩ năng vận dụng lý thuyết vào giải bài tập và tập viết đoạn văn.

- Bước đầu luyện kĩ năng thống kê, phân loại các danh từ.

*Kỹ năng sống:

-Tư duy sáng tạo.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức tự giác, trung thực trong giờ kiểm tra.

4. Phát triển năng lực học sinh:

- Năng lực sáng tạo, năng lực tạo lập đoạn văn, năng lực tổng hợp.

B. Chuẩn bị

1. Giáo viên: Ra đề, đáp án, soạn bài.

2. Học sinh: Ôn tập và chuẩn bị kiến thức cho tiết kiểm tra.

C.

Hình thức đề kiểm tra

- Trắc nghiệm khách quan và tự luận. Thời gian: 45 phút.

*THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Mức độ

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng Thấp Cao Tổng

Chủ đề 1:

Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt

-Gạch chân dưới những từ láy trong các câu.

-Viết một đoạn văn ngắn

khoảng 7-10 câu với chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng ít nhất một từ

láy.

Số câu : Số điểm:

Tỉ lệ:

1 1 10%

1 4 40%

2 5 50%

Chủ đề 2:

-Nghĩa của từ.

-Giải thích được cách sử dụng từ ngữ.

- Giải thích nghĩa của từ chín trong các câu cho sẵn.

- Đặt câu với các từ theo yêu cầu vừa giải thích.

Số câu : Số điểm:

Tỉ lệ:

1 2 20%

1 3 30%

2 5 50%

Tổng số câu:

Tổng số điểm:

Tỉ lệ:

1 1 10%

1 2 20%

1 3 30%

1 4 40%

4 10 100%

*BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN Câu 1: (1,0 điểm)

Gạch chân dưới những từ láy trong các câu sau:

a. Xanh xanh bãi mía bờ dâu Ngô khoai biêng biếc

Đứng bên này sông sao nhớ tiếc Sao xót xa như rụng bàn tay (Hoàng Cầm) b. Lom khom dưới nói tiÒu vµi chó

(Bà Huyện Thanh Quan) Câu 2 : (2,0 điểm)

Khách đến nhà, hỏi em bé:

- Anh em có ở nhà không?

Em bé trả lời:

- Anh em đi vắng rồi ạ.

“Anh em” trong 2 câu này là hai từ đơn hay là một từ phức?

Trong câu “Chúng tôi coi nhau như anh em” thì “anh em” là hai từ đơn hay là một từ phức?

Câu 3: (3,0 điểm) (1) Vườn cam chín đỏ.

(2) Trước khi quyết định phải suy nghĩ cho chín chắn . (3) Ngượng chín cả mặt .

Câu hỏi:

a.Giải thích nghĩa của từ chín trong các câu trên.

b.Đặt câu với các từ chín theo các nét nghĩa trên.

Câu 4 : (4,0 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn khoảng 7-10 câu với chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng ít nhất một từ láy. Chú ý: gạch dưới các từ láy đó.

* HƯỚNG DẪN CHẤM (ĐÁP ÁN) VÀ THANG ĐIỂM Câu 1: (1,0 điểm)

Đáp án:

Gạch chân các từ láy:

a. Xanh xanh bãi mía bờ dâu Ngô khoai biêng biếc

Đứng bên này sông sao nhớ tiếc Sao xót xa như rụng bàn tay (Hoàng Cầm) b. Lom khom dưới nói tiÒu vµi chó

(Bà Huyện Thanh Quan)

* Mức độ đạt: (1,0 điểm)

-Học sinh trả lời giống như đáp án.

* Mức độ chưa đạt: (0,25-0,75 điểm)

- Học sinh trả lời chưa chính xác hết đúng câu nào tính điểm câu đó. Mỗi câu 0,25 điểm.

* Mức độ không đạt: (0 điểm)

- Học sinh trả lời sai hoặc không làm.

Câu 2 : (2,0 điểm) Đáp án:

- “Anh em” với nghĩa là “anh của em” trong 2 câu đầu không phải là từ phức mà là một tổ hợp từ gồm có 2 từ đơn. (với nghĩa là anh của em).

- “ Anh em” trong câu “Chúng tôi coi nhau nh anh em” là từ phức.

* Mức độ đạt: (2,0 điểm)

-Học sinh trả lời giống như đáp án.

* Mức độ chưa đạt: (0,25-1,75 điểm)

- “Anh em” với nghĩa là “anh của em” trong 2 câu đầu không phải là từ phức mà là một tổ hợp từ gồm có 2 từ đơn. (với nghĩa là anh của em). (1,0 điểm) - “ Anh em” trong câu “Chúng tôi coi nhau nh anh em” là từ phức. (1,0 điểm)

* Mức độ không đạt: (0 điểm)

- Học sinh trả lời sai hoặc không làm.

Câu 3: (3,0 điểm) Đáp án:

a.

(1)Vườn cam chín đỏ Quả ở vào giai đoạn phát triển đầy đủ nhất thường có màu đỏ hoặc vàng , có hương thơm vị ngọt.

(2) Trước khi quyết định phải suy nghĩ cho chín chắn Sự suy nghĩ ở mức đầy đủ để được hiệu quả .

(3) Ngượng chín cả mặt Màu da đỏ ửng lên (xấu hổ) b.

Đặt câu

- Trên cây, hồng xiêm đã bắt đầu chín.

- Tài năng của anh ấy đang chín rộ.

- Gò má cao chín như quả bồ quân.

* Mức độ đạt: (3,0 điểm)

-Học sinh trả lời giống như đáp án.

* Mức độ chưa đạt: (0,25-2,75 điểm) a.

(1)Vườn cam chín đỏ Quả ở vào giai đoạn phát triển đầy đủ nhất thường có màu đỏ hoặc vàng , có hương thơm vị ngọt. (0,5 điểm)

(2) Trước khi quyết định phải suy nghĩ cho chín chắn Sự suy nghĩ ở mức đầy đủ để được hiệu quả. (0,5 điểm)

(3) Ngượng chín cả mặt Màu da đỏ ửng lên (xấu hổ). (0,5 điểm) b.

Đặt câu -Ví dụ đáp án.

- Trên cây, hồng xiêm đã bắt đầu chín. (0,5 điểm) - Tài năng của anh ấy đang chín rộ. (0,5 điểm) - Gò má cao chín như quả bồ quân. (0,5 điểm)

* Mức độ không đạt: (0 điểm)

- Học sinh trả lời sai hoặc không làm.

Câu 4: (4,0 điểm) Đáp án:

*Về nội dung: (1,0 điểm)

- Viết được đoạn văn hoàn chỉnh có chủ đề xác định rõ ràng xuyên suốt.

*Về hình thức: (3,0 điểm)

- Đủ số câu : 7- 10 câu.(1,0 điểm)

- Đảm bảo thể thức 1 đoạn văn, mạch lạc, rõ ràng, ít lỗi câu từ, ít sai chính tả.

(1,0 điểm)

- Đảm bảo có ít nhất từ láy và gạch chân được dưới từ láy đó. (2,0 điểm) Chú ý: Nếu không gạch chân trừ 0,5 điểm.

* Mức độ đạt: (4,0 điểm)

- Học sinh đảm bảo được tất cả các yêu cầu trên.

* Mức độ chưa đạt: (0, 5-3, 5 điểm)

- Học sinh chưa đảm bảo được tất cả các yêu cầu trên. Đảm bảo nội dung nào tính điểm nội dung đó, như biểu điểm trong đáp án.

* Mức độ không đạt: (0 điểm)

- Học sinh làm không đúng với yêu cầu của đề bài, không có danh từ, cụm danh từ hoặc không làm

*Hết giờ- giáo viên thu bài.

IV. Củng cố: (1’)

- Nhận xét giờ làm bài của học sinh.

V. Hướng dẫn về nhà: (5’)

- Ôn lại tất cả kiến thức về tiếng Việt đã học từ đầu năm.

- Xem lại tất cả các khái niệm tiếng Việt.

- Chuẩn bị bài : “Số từ, lượng từ”

* Học sinh chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi của giáo viên Ví dụ SGK-tr.128.

? Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho những từ nào?

? Các từ được bổ sung thuộc từ loại nào?

? Các từ bổ sung ý nghĩa cho danh từ đứng ở đâu so với danh từ?

? Em có nhận xét gì về những từ in đậm ấy?

? Số từ là gì?

? Theo em, từ đôi có phải là số từ không? Vì sao?

E. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

***************

Ngày soạn: ……/……/2020

Ngày giảng: 6A: ……/……/..…… Tiết 17