• Không có kết quả nào được tìm thấy

KIỂM TRA 1 TIẾT

CHƯƠNG III – ADN VÀ GEN Tiết 16: ADN

Tiết 23: KIỂM TRA 1 TIẾT

A. Mục tiêu:

1. Kiến thức

- Kiểm tra kiến thức của HS chương II, III, đánh giá năng lực học tập của HS. Thấy ưu, nhược điểm của HS giúp GV tìm nguyên nhân, điều chỉnh và đề ra phương án giải quyết giúp HS học tập tốt.

2. Kĩ năng

- Rèn kỹ năng tư duy độc lập, kỹ năng trình bày 3. Thái độ

- Giáo dục tính tự giác, nghiêm túc, cẩn thận, tích cực của HS.

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: : 1. Thầy : Đề bài , đáp án , biểu điểm.

2. Trò : Ôn tập kiến thức chương 2, chương 3.

C. Đề kiểm tra :

GV: Nguyễn Văn Thái 75 TRƯỜNG THCS LIÊN CHÂU

I. Ma trận:

Cấp độ Tên Chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng

Tổng Cấp độ thấp Cấp độ cao

TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL

Nhiễm sắc thể

Số NST đặc trưng

của loài, bộ

NST lưỡng

bội ở người

Các kì của nguyên

phân

Quan niệm sinh con trai hay gái

do người

mẹ quyết định ? Số câu

Số điểm Tỉ lệ %

1 1 10%

1 1 10%

1 1 10%

3 4 30%

ADN và gen

Mối quan hệ

giữa ADN, ARN, P

Sơ lược cấu tạo ARN,

chức năng mỗi loại,

ng.tắc tổng hợp

ARN, bản chất mối liên hệ giữa gen và

Pr

Xác định trình tự các đơn phân

của ADN,

đoạn mạch ARN được tổng hợp từ 1 mạch của gen Số câu

Số điểm Tỉ lệ %

1 1 10%

2 4 40%

1 2 20%

4 7 70%

Tổng số câu Tổng số điểm

Tỉ lệ %

1 1 10%

4 6 60%

2 3 30%

7 10 100%

II. Đề bài:

TRẮC NGHIỆM : (3đ)

Câu 1(1 điểm) Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng trong các câu sau : 1/ Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng bởi :

a/ số lượng, hình dạng và cấu trúc NST b/ số lượng, hình dạng và hình thái NST c/ số lượng, hình thái và cấu trúc NST d/ hình thái, hình dạng và cấu trúc NST 2/ Bộ NST lưỡng bội của người có số lượng là :

a/ 44 b/ 46 c/ 48 d/ 50

Câu 2 (1 điểm) Hãy lựa chọn thông tin ở cột B sao cho phù hợp với thông tin ở cột A Cột A

Các kì

Cột B

Nguyên phân Trả lời

GV: Nguyễn Văn Thái 76 TRƯỜNG THCS LIÊN CHÂU

1.Kì đầu a/các NST đơn dãn xoắn, kết quả từ 1 tế bào mẹ cho 2 tế bào

con có bộ NST giống như tế bào mẹ 1...

2.Kì giữa b/từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li

về 2 cực của tế bào 2...

3.Kì sau c/các NST kép đóng xoắn cực đại xếp thành 1 hàng trên mặt

phẳng xích đạo của thoi phân bào 3...

4.Kì cuối d/ các NST ở dạng sợi mảnh, bắt đầu nhân đôi 4...

e/ các NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn, đính vào các sợi tơ ở tâm động

Câu 3 (1 điểm) Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau : - Sự hình thành chuỗi axit amin được thực hiện dựa trên khuôn mẫu của ...(1)...

- Mối quan hệ giữa gen và tính trạng được thể hiện trong sơ đồ : gen → mARN → protein

→ tính trạng. Trong đó trình tự các ...(2)... trên ADN quy định trình tự các nucleotit ...(3)...

thông qua đó ADN(gen) quy định trình tự ...(4)... trong chuỗi axit amin cấu thành protein và biểu hiện thành tính trạng.

TỰ LUẬN : (7đ)

Câu 1 (1 điểm) : Quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay gái là đúng hay sai ? Giải thích .

Câu 2 ( 2 điểm) Mô tả sơ lược cấu tạo ARN và chức năng mỗi loại ? Câu 3 (2 điểm) : Một đoạn mạch của gen có cấu trúc một mạch như sau : Mạch 1 : - A – T – G – X – T – X – G -

a. Xác định trình tự các đơn phân của mạch còn lại.

b. Xác định trình tự các đơn phân của đoạn mạch mARN được tổng hợp từ mạch còn lại của đoạn gen đó?

Câu 4 ( 2 điểm) : ARN được tổng hợp dựa trên nguyên tắc nào ? Nêu bản chất của mối quan hệ theo sơ đồ : gen → protein.

III. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM TRẮC NGHIỆM : (3đ)

Câu 1 (1 điểm) mỗi đáp án đúng được 0,25 đ 1.c; 2.b

Câu 2 ( 1 điểm) 1e; 2c; 3b; 4a Câu 3 (1 điểm)

1.mARN; 2.nucleotit; 3. trong ARN; 4.các axit amin TỰ LUẬN : (7đ)

Câu 1 (1 điểm)

Quan niệm người mẹ quyết định sinh con trai hay gái là sai vì ở người mẹ chỉ cho một loại trứng mang NST X, còn người bố cho 2 loại tinh trùng là X và Y với tỉ lệ ngang nhau. Khi tinh trùng X kết hợp với trứng thì sinh ra con gái, khi tính trùng Y kết hợp với trứng thì sinh ra con trai. Từ đó ta có thể thấy việc sinh con trai hay gái là do người bố quyết định chứ không phải do người mẹ.

GV: Nguyễn Văn Thái 77 TRƯỜNG THCS LIÊN CHÂU

Câu 2 (2 điểm) Cấu tạo ARN:

- Được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N và P

- Thuộc loại đại phân tử nhưng có kích thước và khối lượng nhỏ hơn nhiều so với ADN - ARN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân.

- Đơn phân cấu tạo nên ARN cũng là nucleotit, gồm 4 loại là A, U, G, X Các loại ARN và chức năng của chúng:

+ mARN (ARN thông tin) có vai trò truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của protein cần tổng hợp

+ tARN (ARN vận chuyển) có chức năng vận chuyển các axit amin tương ứng tới nơi tổng hợp protein

+ rARN (ARN riboxom) là thành phần cấu tạo nên riboxom – nơi tổng hợp protein.

Câu 3 (2 điểm)

Mạch 1 - A – T – G – X – T – X – G -

a, Mạch 2 - T – A – X – G – A – G – X - b, mARN - A – U – G – X – U – X – G - Câu 4 (2 điểm)

ARN được tổng hợp dựa trên nguyên tắc : + Khuôn mẫu :...

+ Bổ sung :...

Bản chất của mối liên hệ theo sơ đồ gen → protein :

+ Gen mang thông tin cấu trúc của protein ở trong nhân tế bào là chủ yếu. Còn protein chỉ được hình thành ở tế bào chất → chứng tỏ giữa gen và protein có mối quan hệ với nhau và thông qua một cấu trúc không gian là mARN, mARN sau khi được hình thành rời khỏi nhân ra tế bào chất để tổng hợp chuỗi axit amin mà thực chất là xác định trật tự sắp xếp của các axit amin. Điều đó phản ánh mối quan hệ mật thiết giữa ARN và protein với nhau.

GV: Nguyễn Văn Thái 78 TRƯỜNG THCS LIÊN CHÂU

Khi riboxom dịch chuyển hết chiều dài của mARN thì chuỗi axit amin được tổng hợp xong.

Như vậy, sự tạo thành chuỗi axit amin dựa trên khuôn mẫu của mARN và diễn ra theo NTBS, trong đó A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G, đồng thời cứ 3 nucleotit ứng với 1 axit amin. Từ đó, cho thấy trình tự các nuleotit trên mARN quy định trình tự các axit amin trong protein.

4. Củng cố:

- Thu bài kiểm tra

- GV nhận xét, đánh giá sự chuẩn bị của lớp, ý thức làm bài của hs.

5. Hướng dẫn học bài ở nhà:

- Ôn lại nội dung đã học

- Chuẩn bị giờ học sau: Đột biến gen.

GV: Nguyễn Văn Thái 79 TRƯỜNG THCS LIÊN CHÂU

CHƯƠNG IV – BIẾN DỊ Ngày dạy: /2018

Tiết 24: ĐỘT BIẾN GEN