• Không có kết quả nào được tìm thấy

Kinh nghiệm của một số nước và doanh nghiệp trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.2 Kinh nghiệm của một số nước và doanh nghiệp trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Trong không gian kinh tế tri thức thì yếu tố nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định, mà văn hoá doanh nghiệp là cái liên kết và nhân lên nhiều lần các giá trị của từng nguồn nhân lực riêng lẻ. Từ đó cho thấy văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp có nền văn hóa mạnh và mang tính bổ trợ cao sẽ dễ trở thành những thỏi nam châm hút người tài. Sau đây là một số nước và doanh nghiệp thành công dựa vào văn hóa doanh nghiệp:

Là một quốc gia có nền kinh tế phát triển thứ 3 thế giới, hẳn Nhật Bản phải có một văn hóa kinh doanh thông minh và khôn khéo, trang trọng. Thêm nữa là một đất nước với bề dày lịch sử, với những văn hóa giao tiếp, ứng xử riêng thì văn hóa trong kinh doanh cũng mang bản sắc riêng của Nhật Bản. Văn hóa kinh doanh của Nhật Bản toát lên một vẻ lịch thiệp, trang nhã và cung cách tốt, đối với những lần đầu gặp mặt thì những lễ nghĩ lại càng trang trọng hơn. Trong cách thức ứng xử kinh doanh thì danh thiếp nhất định phải có: Một tuần đi công tác ở Nhật, nên mang theo 100 bưu thiếp, đối với những hội thảo nhỏ nên đem 3-4 danh thiếp còn những hội thảo lớn, thì chừng 10-12 danh thiếp. Danh thiếp nên in hai mặt với mặt dưới là tiếng Nhật cùng kích cỡ và cấu trúc giống như mặt tiếng Anh. Nếu danh thiếp nguyên gốc không phải là tiếng Anh, thì cần phải dùng danh thiếp hai mặt tiếng Anh- Nhật khi kinh doanh ởNhật Bản. Ứng xử khi trao đổi danh thiếp:

Không bao giờ đẩy danh thiếp trên bàn hay chơi đùa với danh thiếp. Người Nhật rất quan trọng lễ nghi văn hóa, do vậy, khi đưa danh thiếp, nhất thiết phải đưa bằng hai tay với mặt tiếng Nhật được lật lên. Doanh nhân khi đưa danh thiếp phải cúi đầu chào. Sau khi nhận, hãy nói:”cám ơn” thật tử tế, và đừng nên cất vào túi quần ngay mà phải đọc thật kĩ rồi cất cẩn thận. Tránh đừng nên viết vào danh thiếp tiếng Nhật vì nó thể hiện sự thiếu ý thức.

Hãy mang theo cuốn sổ nhỏ để ghi lại những thông tin cần thiết. Đàm phán rất lâu và kỹ, làm việc rất máy móc. Cho dù là công ty thương mại đơn thuần, trong đại đa số trường hợp, khách hàng Nhật Bản vẫn yêu cầu đối tác làm ăn đưa đến tận nơi sản xuất để tận mắt chứng kiến tổ chức, năng lực sản xuất của bạn hay của đối tác sản xuất hàng cho bạn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

định và trung thành với bạn hàng. Hàng hóa, cho dù bất kỳ loại gì cũng phải có hình thức đẹp, sạch sẽ. Bao bì sản phẩm phải rất cẩn thận đúng tiêu chuẩn, hình thức đẹp, kích thước hợp tạo được sự lôi cuốn và tiện dụng cho người sử dụng. So với các thị trường khác, tại Nhật Bản đối với một số mặt hàng như hàng quà tặng, chi phí cho bao bì chiếm tỷ trọng cao hơn trong giá thành sản phẩm. Người Nhật rất coi trọng chuyện gặp mặt trước khi bàn bạc hợp tác và rất chu đáo trong việc chăm sóc khách hàng. Việc mời ăn, đón, tiễn sân bay (đặc biệt là nếu vào được tận trong máy bay để đón thì sẽ gây được ấn tượng đặc biệt với bạn). Trong giao dịch thương mại, vấn đề quan hệ cá nhân là vô cùng quan trọng. Chú ý, trong bữa ăn mời khách, ta nên chủ động tiếp đồ uống cho cho khách, cố gắng làm sao để khách không bao giờ phải tự rót rượu cho mình trong suốt bữa ăn.

Đặc điểm nổi bật khi làm việc với các doanh nhân Nhật Bản là giữ chữ tín, giữ lời hứa dù là những việc nhỏ nhất. Đặc biệt, họ coi trọng ấn tượng trong buổi gặp mặt đầu tiên hay trong đợt giao dịch đầu tiên. Điều này có nghĩa khi các doanh nghiệp Việt Nam không thực hiện được lời hứa, thì việc đầu tiên là phải xin lỗi, cho dù vì bất kỳ lý do gì. Việc giải thích lý do phải được thực hiện hết sức khéo léo và vào những thời điểm phù hợp.

Ngược lại nước Mỹ lại có VHDN khác hẳn Nhật Bản, mục tiêu lợi nhuận luôn được đặt lên hàng đầu. Họ coi việc thay đổi công việc là hết sức bình thường. Một người lao động bình thường nước này có thể thay đổi công việc đến 30 lần trong đờimà không ai có thể thắc mắc, họ coi kết quả làm việc chứ không phải hình thức làm việc. Họ nuôi dưỡng trong mình chí tiến thủ mạnh mẽ, tinh thần chú trọng thực tế cộng với tinh thần trách nhiệm nghiêm túc. Tất cả những điều đó đã tạo nên một bản sắc văn hóa mới – bản sắc văn hóa Mỹ. Người Mỹ cho rằng, ai cũng có quyền lợi hưởng cuộc sống hạnh phúc tự do bằng sức lao động chính đáng của mình và tất cả mọi người đều bình đẳng về cơ hội phát triển: ai nhanh hơn, thức thời hơn, giỏi cạnh tranh hơn thì người đó giành thắng lợi.

Có thể nói, ý thức suy tôn tự do, chú trọng hiệu quả thực tế, phóng khoáng, khuyến khích phấn đấu cá nhân đã trở thành nhịp điệu chung của văn hóa doanh nghiệp nước Mỹ. Ở Mỹ thì có rất nhiều doanh nghiệp thành công nhờ xây dựng nền VHDN đặc trưng của công ty mình như: Ford, McDonald’s, …nhưng đặc trưng nhất vẫn là Google. Các cán bộ điều hành ở Google cho biết văn hóa công ty chứa đựng rất nhiều thứ chứ không chỉ có

Trường Đại học Kinh tế Huế

căng tin phục vụ đồ ăn ngon miễn phí. Gã khổng lồ tìm kiếm internet này hiện có 24.000 nhân viên làm việc trong một cơ cấu quản lý ‘phẳng’ – không phân nhiều cấp bậc. Theo Stacy Sullivan, giám đốc nhân sự kiêm giám đốc văn hóa của Google (trụ sở tại Mountain View, bang California), từ nhỏ cho đến lớn, không có việc gì là nhân viên Google không làm được. Chẳng hạn, Sullivan nói cô vừa tham gia lập đề cương về giá trị cốt lõi của công ty vừa thỉnh thoảng trả lời điện thoại. Ngay cả những người sáng lập công ty cũng hay tự làm những công việc hết sức sơ đẳng như kiểm tra chất lượng bột ngũ cốc trong căng tin công ty. “Cho đến tận bây giờ, họ vẫn rất quan tâm đến những chi tiết nhỏ như vậy”. Chính tinh thần rất bình đẳng, ‘một người vì mọi người’ như vậy đã kích thích được nhiều ý tưởng ra đời. Bất kỳ nhân viên nào cũng có thể tự tin nêu ra ý tưởng của mình mà không sợ phải đi qua quá nhiều cấp quản lý.

Mỗi nước có nền văn hóa truyền thống riêng và trên cơ sở văn hóa đó họ sẽ xây dựng VHDN đặc trưng cho doanh nghiệp mình. Thí dụ điển hình tại Việt Nam là Taxi Mai Linh, xuất phát từ lòng nhiệt tình đối với công việc, sự yêu mến công ty của các thành viên trong công ty năm 2003 các thành viên trong công ty đã cất công tìm kiếm, nghiên cứu và họ nhận thức được rằng những công ty lớn, phát triển bền vững trên thế giới đều đã xây dựng được cho mình văn hoá doanh nghiệp. Để phát triển bền vững, Mai Linh cũng phải xây dựng văn hoá doanh nghiệp, đó là điều tất yếu. Từ đó nền văn hoá Mai Linh đã ra đời, tạo sự riêng biệt, đặc sắc, trên nền tảng tinh thần yêu nước và lòng tự hào, tự tôn dân tộc. Như thế mới tạo được chỗ đứng của công ty trên thương trường và phát huy được tinh thần tự giác, tự chủ của mỗi thành viên trong công ty. Dần dần những bài học về lịch sử, văn hoá và quy tắc ứng xử của Mai Linh được ban lãnh đạo bổ sung và hoàn thiện hàng năm.và đến nay thì Taxi Mai Linh hầu như được tất cả mọi người biết đến. Và thành công này của Mai Linh như một hiện tượng mới mẻ đã nhanh chóng lan ra khắp cả nước. Nhiều công ty đến tham quan và học hỏi kinh nghiệm. Từ Mai Linh, “tinh thần yêu nước và rèn luyện ý chí”, nền tảng của văn hoá Mai Linh đã được truyền đến nhiều doanh nghiệp trong cả nước. Ngoài Taxi Mai Linh còn có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam thành công thông qua xây dựng VHDN như: FPT, Phở 24, Thế giới di động…

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG PHẦM MỀM CHMA ĐO LƯỜNG VĂN HÓA DOANH