• Không có kết quả nào được tìm thấy

Kinh nghiệm của một số nước về tạo việc làm và thu nhập cho lao động nông

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CHO LAO ĐỘNG NÔNG

1.2.1. Kinh nghiệm của một số nước về tạo việc làm và thu nhập cho lao động nông

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CHO LAO ĐỘNG

lĩnh vực công nghiệp. Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống cũng được khuyến khích phát triển. Phong trào phục hồi ngành tiểu thủ công nghiệp nhanh chóng được lan rộng ra cả nước, Nhật Bản đã nhanh chóng giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động ở nông thôn và làm tăng mức sống cũng như tốc độ đô thị hóa của nông thôn NhậtBản.

Như vậy, Nhật Bản đã thành công với chính sách chuyển đổi cơ cấu ngành ở nông thôn trên cơ sở nhu cầu sản xuất và đời sống ở nông thôn thúc đẩy các ngành dịch vụ thương mại, tín dụng, kỹ thuật và những ngành nghề chế biến nông lâm thủy sản cũng pháttriển.[20]

1.2.1.2. Kinh nghiệm của Indonexia

Indonesia là quốc gia quần đảo lớn nhất thế giới, gồm trên 17.500 hòn đảo lớn nhỏ nằm ở khu vực giữa Ấn Độ Dương và Nam Thái Bình Dương; phía Bắc giáp Malaysia, phía Đông giáp Timor Leste và Papua New Guinea, phía Đông Nam và Nam trông sang Australia qua biển, phía Tây trông ra Ấn Độ Dương.

Các điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai, dân số… có phần giống với điều kiện vùng núi, nông thôn Việt Nam. Về địa hình, phần lớn là vùng đất thấp ven biển, đất đai màu mỡ; các đảo lớn có núi. Diện tích tự nhiên 1.919.440 km2. Khí hậu biển, nhiệt đới, gió mùa, nóng và ẩm. Nhiệt độ trung bình là 260C. Dân số khoảng 237,5 triệu người (đông thứ 4 thế giới) (2010).

Từ những năm 60 của thế kỷ XX, Indonesia đãquan tâm đến tạo việc làm và giáo dục, đào tạo nhằm xoá đói, giảm nghèo cho nông dân. Nhà nước thực hiện

“Cách mạng xanh” trong nông nghiệp, thành lập chương trình “BISMAS” và

“INMAS” - các tổ chức cấp phát tín dụng cho nông dân (Trong chương trình BISMAS, nhà nước đóng vai trò chính trong cấp cho nông dân vốn đầu tư với lãi suất ưu tiên) vào phân bón, giống, kỹ thuật nông nghiệp thông qua mạng lưới các tổ chức tín dụng nhằm tăng mức sử dụng đất nông nghiệp và giống mới, phát triển thủy lợi, xây dựng đường xá và mua sắm phương tiện vận chuyển trong nông nghiệp, hệ thống kho chứa lương thực để mua lúa tại chỗ cho nông dân. Nhà nước còn đầu tư đào tạo nông dân phương thức canh tác mới, quy hoạch lại đồng ruộng,

Trường Đại học Kinh tế Huế

đưa công cụ cơ khí bán cơ khí vào lao động sản xuất nông nghiệp, loại bỏ phương thức canh tác cổ tryền. Chương trình INMAS cấp vốn với lãi suất thông thường cho những hộ nông dân có từ 5 ha trở lên, chủ yếu là các điền chủ nhỏ. Người nông dân được vay tín dụng của nhà nước để mua nguyên liệu, nhiên liệu và thiết bị phục vụ nông nghiệp. Ngược lại, họ có nghĩa vụ bán thóc cho nhà nước ngoài phần nộp thuế thu nhập theo luật pháp Nhà nước. Chương trình phát triển nông thôn được nhà nước đặc biệt quan tâm bằng cách tăng cường chi phí cho phát triển nôngthôn,

Nhờ chính sách tạo việc làm ở nông thôn nên tỷ lệ nghèo khổ ở nông thôn, miền núi giảm nhanh hơn so với thành thị. Trong lĩnh vực giáo dục, chính phủ một mặt tăng cường giáo dục phổ thông, mặt khác đưa ra chương trình quốc gia về đào tạo kỹ năng hướng nghiệp cho thế hệ thanh niên bước vào độ tuổi lao động.

Hiện nay, Indonesia là một trong những nước có nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á. Năm 2010, GDP của Indonesia tăng 6,2%, dự trữ ngoại tệ năm 2010 đạt mức cao kỷ lục 81,3 tỷ USD. Về công nghiệp: tổng giá trị các sản phẩm công nghiệp chiếm 47% GDP. Sản phẩm công nghiệp chính: dầu mỏ và khí tự nhiên, hàng dệt, hàng thêu, giày dép, bít tất, sản phẩm mỏ, ximăng, phân bón, gỗ dán, cao su, thực phẩm, du lịch. Về nông nghiệp: Tổng giá trị các sản phẩm nông nghiệp chiếm 15,3% GDP. Sản phẩm nông nghiệp chính: gạo, sắn, lạc, cô ca, càphê, dầu cọ (là quốc gia sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới), cùi dừa khô, gia cầm, thịt bò, thịt lợn, trứng. Về dịch vụ: Tổng giá trị lĩnh vực dịch vụ chiếm 37,7%GDP.

1.2.2. Kinh nghiệm của một số địa phương vềtạo việc làm và thu nhập cho lao động nông thôn

1.2.2.1. Kinh nghiệm giải quyết việc làm tăng thu nhập cho lao động nông thôn thịxãĐông Triều, tỉnh Quảng Ninh

Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 của Chính phủ đã và đang được Quảng Ninh triển khai đồng bộ. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao thu nhập cho người dân và chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương. Việc đào tạo nghề được thị xãĐông Triều triển khai hiệu quảlà nhờ đào tạo nghề trên cơ sở nhu cầu của người lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh

Trường Đại học Kinh tế Huế

tế, chương trình xây dựng nông thôn mới và gắn với giải quyết việc làm. Thực hiện Đề án 1956, từ năm 2010-2015, thị xã Đông Triều đã tổ chức được 63 lớp đào tạo nghề cho LĐNT với gần 2.200 lao động. Các đối tượng được đào tạo nghề ngắn hạn là LĐNT, trong đó có cả đồng bào dân tộc thiểu số, gia đình chính sách, người tàn tật, người nghèo và cả những hộ dân thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp. Chương trìnhđào tạo nghề đã góp phần trang bị kiến thức về khoa học kỹ thuật và giải quyết việc làm để LĐNT trên địa bànổn định sinh kế, tự lực vươn lên làmgiàu.

Ngay khi triển khai Đề án, thị xãĐông Triều đã thành lập ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể và lựa chọn phường Kim Sơn, xã Bình Khê để chỉ đạo điểm về mô hình nông nghiệp, phi nông nghiệp, về nuôi ghép cá nước ngọt thương phẩm và sản xuất gốm thô. Sau khi học nghềxong, các học viên đều cơ bản nắm vững kỹ thuật ápdụngcó hiệuquả vào sản xuấtnông nghiệp và 100% học viên lớpgốmthôđượcnhậnvào cáccơsởsảnxuấtgốmlàm việc.Trêncơsởkhảosát nhu cầuhọcnghềcủa LĐNTtrênđịabàn thịxã, từtháng 6đếntháng 9-2016,ĐôngTriều sẽ mở 4 lớp học nghề, trung bình mỗi lớp có 35 học viên, tập trung đào tạo các nghề phi nông nghiệp là chế biến món ăn và đan lưới. Thị xã cũng sẽ tiếp tục thực hiện mô hình dạy nghề để doanh nghiệp tiếp nhận lao động sau học nghề. Bên cạnh đó, trên cơ sở thông tin về nhu cầu lao động của đơn vị, doanh nghiệp, các địa phương của thị xãđã chủ động giới thiệu việc làm cho người lao động trên địa bàn phù hợp với yêu cầu công việc. Điển hình như khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại xã Hồng Thái Tây và Hoàng Quế do Tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư, hiện đã có trên 400 lao động nông nghiệp của địa phương được nhận vào làm việc.[20]

1.2.2.2. Kinh nghiệm giải quyết việc làm tăng thu nhập cho lao động nông thôn tỉnh Thanh Hóa

Xác định đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn (LĐNT) là nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã tích cực triển khai thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Xác định công tác tuyên truyền, vận động là nhằm nâng cao nhận thức và tạo nên sự đồng thuận cao trong các cấp, các ngành và nhân dân là một trong những yếu

Trường Đại học Kinh tế Huế

tốquyết định sựthành công trong việc thực hiện đào tạo nghề cho LĐNT. Ngay sau khi Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020”

được ban hành, công tác thông tin, tuyên truyền đã được các ngành, các cấp tỉnh Thanh Hóa quan tâm và triển khai thực hiện với nhiều hình thức và nội dung phong phú như: Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy thường xuyên định hướng các cơ quan báo chí thực hiện công tác tuyên truyền thông qua các hội nghị giao ban báo chí hàng tháng. Kết quả trong giai đoạn 2010 -2015 đã có 11.215 tin, bài tuyên truyền về công tác đàotạo nghề cho LĐNT;

997 cán bộlàm công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề, việc làmđược đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ; 61.197 LĐNT được tư vấn học nghề và việc làm

Các mô hình dạy nghề cho LĐNT đã mang lại hiệu quả. Sau nhiều năm triển khai thực hiện đề án, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có các mô hình dạy nghềhiệu quả được nhân rộng, cụ thể: mô hình trồng nấm ở huyện Thạch Thành, Thường Xuân; mô hình đan hàng thủ công mỹ nghệ ở các huyện Thiệu Hóa, Nông Cống, Nga Sơn, Yên Định; mô hình trồng lúa năng suất cao, sản xuất rau an toànở huyện Thọ Xuân, Yên Định; mô hình sản xuất mạ khay, máy cấy huyện Nga Sơn, Triệu Sơn, Quảng Xương; mô hình dạy nghềthuyền trưởng, máy trưởng tại huyện Quảng Xương; mô hình trồng nấm, mục nhĩ ở huyện Hà Trung; mô hình Hợp tác xã sản xuất và chế biến và tiêu thụ nấm ăn tại huyện Đông Sơn, huyện Triệu Sơn, huyện Nga Sơn, huyện Thiệu Hóa...

Kết quả sau 6 năm (2009 – 2015) triển khai thực hiện Đề án đào tạo nghề cho LĐNT, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức được 1.255 lớp dạy nghề cho 38.395 LĐNT/119.984 LĐNT có nhu cầu học nghề, đáp ứng 32% số người có nhu cầu học nghề. Trong đó, nghề nông nghiệp là 20.665 người (chiếm 53%); Làng nghề 6.627 người (chiếm 17%); Công nghiệp-Dịch vụ 10.368 người (chiếm 27%);

đánh bắt xa bờ 1.185 người (chiếm 3%). Tổng kinh phí thực hiện các hoạt động đề án giai đoạn 2010 –2015 là 181.422,403 triệu đồng. Riêng năm 2016, Thanh Hóa đãđào tạo 6966 LĐNT.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Song song với đào tạo nghề, các cấp, ban, ngành tỉnh Thanh Hóa đã tích cực tìm kiếm, khai thác các thị trường lao động; khuyến khích phát triển các mô hình kinh tế; quan tâm công tác xuất khẩu lao động; tạo điều kiện để các doanh nghiệp tham gia đầu tư, sản xuất trên địa bàn nhằm giải quyết việc làm cho người lao động như: Công ty TNHH Fruit Of The Loom Việt Nam đóng trên địa bàn xã Quảng Lợi (huyện Quảng Xương), đi vào hoạt động được 2 năm đã đào tạo và giải quyết việc làm cho gần 700 lao động. Hiện công ty đang mở rộng nhà xưởng, dự kiến sẽ đào tạo, tuyển dụng khoảng 2.500 lao động, trong đó ưu tiên tuyển dụng lao động là người địa phương. Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nam Linh ở xã Quảng Bình (huyện Quảng Xương) đã phối hợp với huyện Quảng Xương đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho gần 150 lao động với mức thu nhập từ 3 đến 6 triệu đồng/người/tháng.

1.2.3. Bài học kinh nghiêm rút ra đối với huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên