• Không có kết quả nào được tìm thấy

LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG

Trong tài liệu DAO ĐỘNG CƠ (Trang 86-103)

I/ BẢN CHẤT HẠT CỦA ÁNH SÁNG

Câu 1: Khi một photôn đi từ không khí vào thủy tinh , năng lượng của nó :

A . Giảm , vì

hc

=

mà bước sóng

lại tăng

B. Giảm , vì một phần của năng lượng của nó truyền cho thủy tinh C. Không đổi , vì

=hf mà tần số f lại không đổi

D. Tăng , vì

hc

=

mà bước sóng lại giảm

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về thuyết lượng tử ánh sáng?

A. Khi ánh sáng truyền đi các lượng tử ánh sáng không bị thay đổi, không phụ thuộc khoảng cách tới nguồn sáng.

B. Những nguyên tử hay phân tử vật chất không hấp thụ hay bức xạ ánh sáng một cách liên tục, mà theo từng phần riêng biệt, đứt quãng.

C. Năng lượng của các phôtôn ánh sáng là như nhau, không phụ thuộc vào tần số của ánh sáng.

D. Chùm ánh sáng là chùm hạt, mỗi hạt gọi là một phôtôn.

Câu 3: Một ánh sáng đơn sắc có tần số 4.1014 Hz bước sóng của ánh sáng này trong chân không là:

A. 0,75nm B. 7,5μm C. 0,75m D. 750nm

Câu 4: Chọn câu phát biểu sai về tính lưỡng tính sóng – hạt của ánh sáng.

A. Tính chất sóng được thể hiện rõ nét trong các hiện tượng giao thoa, nhiễu xạ, tán sắc.

B. Sóng điện từ có bước sóng càng ngắn thì tính chất sóng thể hiện càng rõ nét.

C. Phôtôn ứng với nó có năng lượng càng cao thì tính chất hạt thể hiện càng rõ nét.

D. Tính hạt được thể hiện rõ nét ở hiện tượng quang điện, ở khả năng đâm xuyên, ở tác dụng phát quang.

Câu 5: Chọn câu phát biểu sai về phôtôn.

A. Ánh sáng tím có phôtôn giống hệt nhau. B. Năng lượng của mỗi phôtôn không đổi trong quá trình lan truyền.

C. Phôtôn chuyển động dọc theo tia sáng. D. Trong chân không phôtôn chuyển động với tốc độ c = 3.108m/s.

Câu 6: Năng lượng của một phôton ánh sáng được xác định theo công thức A.  = h B.

=ch

C.

c h

=

D. h c

=

Câu 7: Bức xạ màu vàng của natri có bước sóng 0,59 μm. Năng lượng của phôtôn tương ứng có giá trị nào sau đây ?

A.2,0 eV B. 2,1 eV. C. 2,2 eV. D. 2,3 eV.

Câu 8: Năng lượng phôtôn của:

A. tia hồng ngoại lớn hơn của tia tử ngoại. B. tia X lớn hơn của tia tử ngoại.

C. tia tử ngoại nhỏ hơn của ánh sáng nhìn thấy D. tia X nhỏ hơn của ánh sáng nhìn thấy.

Câu 9: Gọi f1, f2, f3, f4, f5 lần lượt là tần số của tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia Rơnghen, sóng vô tuyến cực ngắn, và ánh sáng màu lam. Thứ tự tăng dần của tần số sóng được sắp xếp như sau:

A. f1<f2<f5<f4<f3 B. f1<f4<f5<f2<f3 C. f4<f1<f5<f2<f3 D. f4<f2<f5<f1<f3

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Thuyết lượng tử ánh sáng chứng tỏ ánh sáng có tính chất sóng.

B. Giả thuyết sóng không giải thích được hiện tượng quang điện.

C. Trong cùng một môi trường vận tốc của ánh sáng bằng vận tốc sóng điện từ.

D. Ánh sáng có tính chất hạt, mỗi hạt ánh sáng gọi là photon.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về thuyết lượng tử ánh sáng?

A. Những nguyên tử hay phân tử vật chất không hấp thụ hay bức xạ ánh sáng một cách liên tục mà theo từng phân riêng biệt, đứt quãng.

B. Chùm sáng là dòng hạt, mỗi hạt là một phôtôn.

C. Năng lượng của các phôtôn ánh sáng là như nhau, không phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng.

D. Khi ánh sáng truyền đi, các lượng tử ánh sáng không bị thay đổi, không phụ thuộc vào khoảng cách tới nguồn sáng.

Câu 12: Điều khẳng định nào sau đây là sai khi nói về bản chất của ánh sáng?

A. Ánh sáng có lưỡng tính sóng - hạt

B. Khi ánh sáng có bước sóng càng ngắn thì thì tính chất hạt càng thể hiện rõ, tính chất sóng càng ít thể hiện.

C. Khi tính chất hạt thể hiện rõ nét, ta dễ quan sát hiện tượng giao thoa của ánh sáng.

D. Khi ánh sáng có bước sóng càng ngắn thì khả năng đâm xuyên càng mạnh.

Câu 13: Một phôtôn có năng lượng  , truyền trong một môi trường với bước sóng . Với h là hằng số Plăng, c là vận tốc ánh sáng truyền trong chân không. Chiết suất tuyệt đối của môi trường đó là:

A. n=hc/(). B. n=/(hc). C. n=c/( h ). D. n=c/(). Câu 14: Theo quan điểm của thuyết lượng tử phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Chùm ánh sáng là một dòng hạt, mỗi hạt là một phôtôn mang năng lượng.

B. Cường độ chùm sáng tỉ lệ thuận với số phôtôn trong chùm.

C. Khi ánh sáng truyền đi các phôtôn ánh sáng không đổi, không phụ thuộc khoảng cách đến nguồn sáng.

D. Các phôtôn có năng lượng bằng nhau vì chúng lan truyền với vận tốc bằng nhau.

Câu 15: Electron phải có vận tốc bằng bao nhiêu để động năng của nó bằng năng lượng của phôtôn có bước sóng λ = 5200Ao?

A. 916,53km/s B. 9,17.104m/s C. 9,17.103m/s D. 9,17.106m/s Câu 16: Năng lượng photon của tia Rơnghen có bước sóng 0,5Å là :

A. 3,975.10-15J B. 4,97.10-15J C. 42.10-15J D. 45,67.10-15J Câu 17. : Nội dung chủ yếu của thuyết lượng tử trực tiếp nói về

A. sự hình thành các vạch quang phổ của nguyên tử.

B. sự tồn tại các trạng thái dừng của nguyên tử hiđrô.

C. cấu tạo của các nguyên tử, phân tử.

D. sự phát xạ và hấp thụ ánh sáng của nguyên tử, phân tử.

Câu 18. : Theo thuyết lượng từ ánh sáng thì năng lượng của A. một phôtôn bằng năng lượng nghỉ của một êlectrôn (êlectron).

B. một phôtôn phụ thuộc vào khoảng cách từ phôtôn đó tới nguồn phát ra nó.

C. các phôtôn trong chùm sáng đơn sắc bằng nhau

D. một phôtôn tỉ lệ thuận với bước sóng ánh sáng tương ứng với phôtôn đó.

Câu 19. : Khi truyền trong chân không, ánh sáng đỏ có bước sóng λ1 = 720 nm, ánh sáng tím có bước sóng λ2 = 400 nm.

Cho hai ánh sáng này truyền trong một môi trường trong suốt thì chiết suất tuyệt đối của môi trường đó đối với hai ánh sáng này lần lượt là n1 = 1,33 và n2 = 1,34. Khi truyền trong môi trường trong suốt trên, tỉ số năng lượng của phôtôn có bước sóng λ1 so với năng lượng của phôtôn có bước sóng λ2 bằng

A. 5/9. B. 9/5. C. 133/134. D. 134/133.

Câu 20. : Trong chân không, bức xạ đơn sắc vàng có bước sóng là 0,589 m. Lấy h = 6,625.10-34J.s; c=3.108 m/s và e = 1,6.10-19 C. Năng lượng của phôtôn ứng với bức xạ này có giá trị là

A. 2,11 eV. C. 4,22 eV. C. 0,42 eV. D. 0,21 eV.

Câu 21. : Khi nói về thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Năng lượng phôtôn càng nhỏ khi cường độ chùm ánh sáng càng nhỏ.

B. Phôtôn có thể chuyển động hay đứng yên tùy thuộc vào nguồn sáng chuyển động hay đứng yên.

C. Năng lượng của phôtôn càng lớn khi tần số của ánh sáng ứng với phôtôn đó càng nhỏ.

D. Ánh sáng được tạo bởi các hạt gọi là phôtôn.

Câu 22. : Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào dưới đây là sai?

A. Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là phôtôn.

B. Năng lượng của các phôtôn ánh sáng là như nhau, không phụ thuộc tần số của ánh sáng.

C. Trong chân không, các phôtôn bay dọc theo tia sáng với tốc độ c = 3.108 m/s.

D. Phân tử, nguyên tử phát xạ hay hấp thụ ánh sáng, cũng có nghĩa là chúng phát xạ hay hấp thụ phôtôn.

Câu 23. : Theo thuyết lượng tử ánh sáng,phát biểu nào sau đây là sai?

A. Trong chân không, phôtôn bay với tốc độ c = 3.108m/s dọc theo các tia sáng.

B. Phôtôn của các ánh sáng đơn sắc khác nhau thì mang năng lượng khác nhau.

C. Phôtôn tồn tại trong cả trạng thái đứng yên và trạng thái chuyển động.

D. Năng lượng của một phôtôn không đổi khi truyền trong chân không.

Câu 24. : Gọi Đ, L, T lần lượt là năng lượng của phôtôn ánh sáng đỏ, phôtôn ánh sáng lam và phôtôn ánh sáng tím. Ta có A. Đ > L > T. B. T > L > Đ. C. T > Đ > L. D. L > T > Đ.

Câu 25. : Khi nói về phôtôn, phát biểu nào dưới đây đúng?

A. Năng lượng của phôtôn càng lớn khi bước sóng ánh sáng ứng với phôtôn đó càng lớn.

B. Phôtôn có thể tồn tại trong trạng thái đứng yên.

C. Với mỗi ánh sáng đơn sắc có tần số f xác định, các phôtôn đều mang năng lượng như nhau.

D. Năng lượng của phôtôn ánh sáng tím nhỏ hơn năng lượng của phôtôn ánh sáng đỏ.

Câu 26. : Gọi Đ là năng lượng của phôtôn ánh sáng đỏ; Llà năng lượng của phôtôn ánh sáng lục; Vlà năng lượng của phôtôn ánh sáng vàng. Sắp xếp nào sau đây đúng?

A. Đ > V>L B. L>Đ >V C. V> L>Đ D. L> V> Đ

Câu 27. : Trong chân không, ánh sáng có bước sóng lớn nhất trong số các ánh sáng đơn sắc: đỏ, vàng lam, tím là A. ánh sáng tím B. ánh sáng đỏ C. ánh sáng vàng. D. ánh sáng lam.

II/ HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN

CHUYÊN ĐỀ 1: CÔNG THOÁT, GIỚI HẠN QUANG ĐIỆN Câu 1: Giới hạn quang điện là:

A. Bước sóng của ánh sáng kích thích.

B. Bước sóng riêng của mỗi kim loại.

C. Giới hạn công thoát của electron ở bề mặt kim loại.

D. Bước sóng giới hạn của ánh sáng kích thích đối với kim loại đó.

Câu 2: Cho giới hạn quang điện của Ag là 260nm, của Cu là 300nm, của Zn là 350nm. Giới hạn quang điện của hợp kim gồm Ag, Cu và Zn là:

A. 303,3nm B. 910nm C. 260nm D. 350nm

Câu 3: Hiện tượng quang điện được Hertz phát hiện bằng cách nào?

A. Cho một dòng tia catốt đập vào một tấm kim loại có nguyên tử lượng lớn.

B. Chiếu một nguồn sáng giàu tia rơnghen vào một tấm kim loại có nguyên tử lượng lớn.

C. Chiếu một nguồn sáng giàu tia tử ngoại vào tấm kẽm tích điện âm.

D. Dùng chất pôlôni 210 phát ra hạt α bắn phá các phân tử nitơ.

Câu 4: Êlectron quang điện bị bứt ra khỏi bề mặt kim loại khi bị chiếu ánh sáng, nếu

A. cường độ chùm sáng rất lớn. B. tần số ánh sáng lớn hơn hoặc bằng tần số giới hạn quang điện.

C. bước sóng ánh sáng nhỏ. D. bước sóng ánh sáng lớn hơn hoặc bằng giới hạn quang điện.

Câu 5: Hiện tượng các electron bị bật ra khỏi mặt kim loại khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào gọi là A. hiện tượng bức xạ electron B. hiện tượng quang điện ngoài

C. hiện tượng quang dẫn D. hiện tượng quang điện trong

Câu 6: Công thoát êlectron của một kim loại là A = 4,2eV. Giới hạn quang điện của kim loại này là

A. 2,958μm. B. 0,757μm. C. 295,8nm. D. 0,518μm.

Câu 7: Để giải thích hiện tượng quang điện người ta dựa vào

A. mẫu nguyên tử Bo. B. thuyết lượng tử ánh sáng. C. thuyết sóng ánh sáng. D. giả thuyết của Macxoen.

Câu 8: Chọn phát biểu đúng

A. Khi chiếu ánh sáng đơn sắc vào bề mặt một tấm kim loại thì nó làm cho các electron quang điện bị bật ra . B. Hiện tượng xảy ra khi chiếu ánh sáng đơn sắc vào bề mặt tấm kim loại gọi là hiện tượng quang điện C. Ở bên trong tế bào quang điện , dòng quang điện cùng chiều với điện trường

D. Đối với mỗi kim loại dùng làm catốt , hiện tượng quang điện chỉ xảy ra khi bước sóng của ánh sáng kích thích nhỏ hơn giới hạn quang điện của kim loại đó

Câu 9: Chiếu một chùm tia hồng ngoại vào tấm kẽm tích điện âm thì

A. Tấm kẽm sẽ trung hòa về điện B. Điện tích của tấm kẽm không đổi C. Tấml kẽm tích điện dương D. Điện tích âm của tấm kẽm mất đi

Câu 10: Công thoát êlectrôn ra khỏi một kim loại A = 6,625.10-19J, hằng số Plăng h = 6,625.10-34J.s, vận tốc ánh sáng trong chân không c = 3.108m/s. Giới hạn quang điện của kim loại đó là

A. 0,300m. B. 0,250m. C. 0,375m. D. 0,295m.

Câu 11: Lần lượt chiếu hai bức xạ có bước sóng 1 = 0,75m và 2 = 0,25m vào một tấm kẽm có giới hạn quang điện

o = 0,35m. Bức xạ nào gây ra hiện tượng quang điện?

A. Chỉ có bức xạ 1. B. Chỉ có bức xạ 2.

C. Cả hai bức xạ. D. Không có bức xạ nào trong hai bức xạ trên.

Câu 12: Công thoát electron của một kim loại là A = 4eV. Giới hạn quang điện của kim loại này là : A. 0,28 m B. 0,31 m C. 0,35 m D. 0,25 m

Câu 13: Giới hạn quang điện của canxi là 0 = 0,45m thì công thoát electron ra khỏi bề mặt canxi là : A. 5,51.10-19J B. 3,12.10-19J C. 4,42.10-19J D. 4,5.10-19J

Câu 14: Giới hạn quang điện của natri là 0,50m. Công thoát của electron ra khỏi bề mặt của kẽm lớn hơn của natri là 1,4 lần. Giới hạn quang điện của kẽm là

A. 0,76m B. 0,70m C. 0,40m D. 0,36m

Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Hiện tượng quang điện là hiện tượng electron bị bứt ra khỏi kim loại khi chiếu vào kim loại ánh sáng thích hợp.

B. Hiện tượng quang điện là hiện tượng electron bị bứt ra khỏi kim loại khi nó bị nung nóng.

C. Hiện tượng quang điện là hiện tượng electron bị bứt ra khỏi kim loại khi đặt tấm kim loại vào trong một điện trường mạnh.

D. Hiện tượng quang điện là hiện tượng electron bị bứt ra khỏi kim loại khi nhúng tấm kim loại vào trong một dung dịch.

Câu 16: Chiếu một chùm bức xạ đơn sắc vào một tấm kẽm có giới hạn quang điện 0,35μm. Hiện tượng quang điện sẽ không xảy ra khi chùm bức xạ có bước sóng :

A. 0,1 μm B. 0,2 μm C. 0,3 μm D. 0,4 μm

Câu 17: Giới hạn quang điện của mỗi kim loại là :

A. Bước sóng dài nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra được hiện tượng quang điện.

B. Bước sóng ngắn nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra được hiện tượng quang điện.

C. Công nhỏ nhất dùng để bứt electron ra khỏi bề mặt kim loại đó.

D. Công lớn nhất dùng để bứt electron ra khỏi bề mặt kim loại đó.

Câu 18: Giới hạn quang điện của niken là 248nm, thì công thoát của êlectron khỏi niken là bao nhiêu ?

A. 5 eV B. 50 eV C. 5,5 eV D. 0,5 eV

Câu 19: Catốt của tế bào quang điện làm bằng vônfram. Biết công thoát êlectron đối với vônfram là 7,2.10-19 J. Giới hạn quang điện của vônfram là bao nhiêu ?

A. 0,425 μm. B. 0,375 μm. C. 0,276 μm. D. 0,475 μm.

Câu 20: Chọn câu đúng. Hiện tượng quang điện sẽ không xảy ra nếu chiếu ánh sáng hồ quang vào một tấm kẽm.

A. tích điện âm. B. tích điện dương.

C. không tích điện. D. được che chắn bằng một tấm thuỷ tinh dày.

Câu 21: Cho biết h = 6,62.10-34J.s c = 3.108m/s e =1,6.10-19C. Loại ánh sáng nào trong số các ánh sáng sau đây gây ra hiên tượng quang điện đối với kim loại có giới hạn quang điện o=0,2m:

A. ánh sáng có tần số f=1015Hz B. ánh sáng có tần số f=1,5.1014Hz C. photon có năng lượng =10eV D. photon có năng lượng =0,5.10-19J

Câu 22: Giới hạn quang điện của mỗi kim loại dùng làm catod trong tế bào quang điện phụ thuộc vào yếu tố nào trong các yếu tố sau:

A. bước sóng ánh sáng kích thích

B. năng lượng liên kết riêng của hạt nhân nguyên tử

C. năng lượng liên kết của electron lớp ngoài cùng với hạt nhân nguyên tử D. cấu trúc tinh thể của kim loại dùng làm catod

Câu 23: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hiện tượng quang điện?

A. Là hiện tượng êlectrôn bứt ra khỏi bề mặt tấm kim loại khi tấm kim loại bị nung nóng đến nhiệt độ rất cao.

B. Là hiện tượng êlectrôn bứt ra khỏi bề mặt tấm kim loại khi tấm kim loại bị nhiễm điện do tiếp xúc với một vật đã bị nhiễm điện khác.

C. Là hiện tượng êlectrôn bứt ra khỏi bề mặt tấm kim loại khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào nó.

D. Là hiện tượng êlectrôn bứt ra khỏi bề mặt tấm kim loại khi tấm kim loại do tác dụng của từ trường Câu 24: Trong các trường hợp nào sau đây êlectrôn được gọi là êlectrôn quang điện?

A. Êlectrôn trong dây dẫn điện thông thường B. Êlectrôn bứt ra từ catốt của tế bào quang điện

C. Êlectrôn tạo ra trong chất bán dẫn D. Êlectrôn bứt ra khỏi tấm kim loại do nhiễm điện tiếp xúc Câu 25: Kim loại dùng làm Catot của một tế bào quang điện có A = 6,625 eV. Lần lượt chiếu vào catot các bước sóng: 1

= 0,1875 m; 2 = 0,1925 m; 3 = 0,1685 m. Hỏi bước sóng nào gây ra được hiện tượng quang điện?

A. 1, 2, 3. B. 2, 3. C. 1, 3. D. 3

Câu 26. : Công thoát êlectrôn (êlectron) ra khỏi một kim loại là A = 1,88 eV. Biết hằng số Plăng h = 6,625.10-34 J.s, vận tốc ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s và 1 eV = 1,6.10-19 J . Giới hạn quang điện của kim loại đó là

A. 0,33 μm. B. 0,22 μm. C. 0,66. 10-19 μm. D. 0,66 μm.

Câu 27. : Hiện tượng quang điện ngoài là hiện tượng electron bị bứt ra khỏi kim loại khi A. cho dòng điện chạy qua tấm kim loại này.

B. tấm kim loại này bị nung nóng bởi một nguồn nhiệt.

C. chiếu vào tấm kim loại này một bức xạ điện từ có bước sóng thích hợp.

D. chiếu vào tấm kim loại này một chùm hạt nhân heli.

Câu 28. : Công thoát êlectron của một kim loại là A = 1,88 eV. Giới hạn quang điện của kim loại này có giá trị là

A. 550 nm. B. 1057 nm. C. 220 nm. D. 661 nm.

Câu 29. : Biết công thoát êlectron của các kim loại: canxi, kali, bạc và đồng lần lượt là: 2,89 eV; 2,26eV; 4,78 eV và 4,14 eV. Chiếu ánh sáng có bước sóng 0,33 m vào bề mặt các kim loại trên. Hiện tượng quang điện không xảy ra với các kim loại nào sau đây?

A. Kali và đồng B. Canxi và bạc C. Bạc và đồng D. Kali và canxi

Câu 30. : Giới hạn quang điện của một kim loại là 0,30 m. Công thoát của êlectron khỏi kim loại này là A. 6,625.10-20J. B. 6,625.10-17J. C. 6,625.10-19J. D. 6,625.10-18J.

Câu 31. : Ánh sáng nhìn thấy có thể gây ra hiện tượng quang điện ngoài với

A. kim loại bạc. B. kim loại kẽm. C. kim loại xesi. D. kim loại đồng.

Câu 32. : Giới hạn quang điện của một kim loại là 0,75 m. Công thoát êlectron ra khỏi kim loại này bằng A. 2,65.10-19J. B. 26,5.10-19J. C. 2,65.10-32J. D. 26,5.10-32J.

Câu 33. : Công thoát êlectron của một kim loại là 7,64.10-19J. Chiếu lần lượt vào bề mặt tấm kim loại này các bức xạ có bước sóng là 1 = 0,18 m, 2 = 0,21 m và 3 = 0,35 m. Lấy h=6,625.10-34 J.s, c = 3.108 m/s. Bức xạ nào gây được hiện tượng quang điện đối với kim loại đó?

A. Hai bức xạ (1 và 2). B. Không có bức xạ nào trong ba bức xạ trên.

C. Cả ba bức xạ (1, 2 và 3). D. Chỉ có bức xạ 1. CHUYÊN ĐỀ 2: CÔNG THỨC ANHSTANH VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ HÃM.

Câu 1. : Động năng ban đầu cực đại của các êlectrôn (êlectron) quang điện A. không phụ thuộc bước sóng ánh sáng kích thích.

B. phụ thuộc cường độ ánh sáng kích thích.

C. không phụ thuộc bản chất kim loại làm catốt.

D. phụ thuộc bản chất kim loại làm catốt và bước sóng ánh sáng kích thích

Câu 2. : Một chùm ánh sáng đơn sắc tác dụng lên bề mặt một kim loại và làm bứt các êlectrôn (êlectron) ra khỏi kim loại này. Nếu tăng cường độ chùm sáng đó lên ba lần thì

A. số lượng êlectrôn thoát ra khỏi bề mặt kim loại đó trong mỗi giây tăng ba lần.

B. động năng ban đầu cực đại của êlectrôn quang điện tăng ba lần.

C. động năng ban đầu cực đại của êlectrôn quang điện tăng chín lần.

D. công thoát của êlectrôn giảm ba lần.

Câu 3. : Trong thí nghiệm với tế bào quang điện, khi chiếu chùm sáng kích thích vào catốt thì có hiện tượng quang điện xảy ra. Để triệt tiêu dòng quang điện, người ta đặt vào giữa anốt và catốt một hiệu điện thế gọi là hiệu điện thế hãm. Hiệu điện thế hãm này có độ lớn

A. làm tăng tốc êlectrôn (êlectron) quang điện đi về anốt.

B. phụ thuộc vào bước sóng của chùm sáng kích thích.

C. không phụ thuộc vào kim loại làm catốt của tế bào quang điện.

D. tỉ lệ với cường độ của chùm sáng kích thích.

Câu 4. : Khi chiếu lần lượt hai bức xạ có tần số là f1, f2 (với f1 < f2) vào một quả cầu kim loại đặt cô lập thì đều xảy ra hiện tượng quang điện với điện thế cực đại của quả cầu lần lượt là V1, V2. Nếu chiếu đồng thời hai bức xạ trên vào quả cầu này thì điện thế cực đại của nó là

A. (V1 + V2). B. V1 – V2. C. V2. D. V1.

Câu 5. : Khi có hiện tượng quang điện xảy ra trong tế bào quang điện, phát biểu nào sau đâu là sai?

A. Giữ nguyên chùm sáng kích thích, thay đổi kim loại làm catốt thì động năng ban đầu cực đại của êlectrôn (êlectron) quang điện thay đổi

B. Giữ nguyên cường độ chùm sáng kích thích và kim loại dùng làm catốt, giảm tần số của ánh sáng kích thích thì động năng ban đầu cực đại của êlectrôn (êlectron) quang điện giảm.

C. Giữ nguyên tần số của ánh sáng kích thích và kim loại làm catốt, tăng cường độ chùm sáng kích thích thì động năng ban đầu cực đại của êlectrôn (êlectron) quang điện tăng.

D. Giữ nguyên cường độ chùm sáng kích thích và kim loại dùng làm catốt, giảm bước sóng của ánh sáng kích thích thì động năng ban đầu cực đại của êlectrôn (êlectron) quang điện tăng.

Câu 6. : Trong một thí nghiệm, hiện tượng quang điện xảy ra khi chiếu chùm sáng đơn sắc tới bề mặt tấm kim loại. Nếu giữ nguyên bước sóng ánh sáng kích thích mà tăng cường độ của chùm sáng thì

A. số êlectron bật ra khỏi tấm kim loại trong một giây tăng lên.

B. động năng ban đầu cực đại của êlectron quang điện tăng lên.

C. giới hạn quang điện của kim loại bị giảm xuống.

D. vận tốc ban đầu cực đại của các êlectron quang điện tăng lên.

Câu 7: Công thức nào đúng biểu diễn mối liên hệ giữa các đại lượng: độ lớn hiệu điện thế hãm Uh, độ lớn điện tích electron e, động năng ban đầu cực đại của electron quang điện Wđmax:

A. 2eU = Wh đmax B. eU = Wh đmax C.

h đmax

1eU = W 2

D. A, B, C đều sai.

Câu 8: Phương trình nào sau đây sai so với phương trình Anh-xtanh:

A. hf = A + eUh B. 20max

0

hc hc mv = +

λ λ 2 C.

h 0

hc hc = + eU

λ λ D.

2 0max h

eU = mv 2 Câu 9: Chọn câu sai:

A. Hiện tượng giao thoa ánh sáng thể hiện ánh sáng có tính chất sóng.

B. Sóng điện từ có bước sóng càng ngắn thì càng thể hiện rõ tính chất hạt.

C. Khi được chiếu sáng bằng tia tử ngoại, nguyên tử Natri sẽ hấp thụ bức xạ đó một cách liên tục và gây ra hiện tượng quang điện ngoài.

D. Với hiện tượng quang điện ngoài, nếu thay đổi cường độ chùm sáng kích thích thì hiệu điện thế hãm vẫn không đổi.

Câu 10: Trong hiệu ứng quang điện, người ta dùng đồ thị biễu diễn sự phụ thuộc động năng cực đại của các electrôn quang điện vào tần số f của ánh sáng chiếu tới. Độ dốc của đường cong dựng được cho ta biết

A. hằng số Planck. B. điện tích của electrôn . C. công thoát của kim loại.

D. tỉ số của hằng số Planck và độ lớn điện tích của electrôn.

Trong tài liệu DAO ĐỘNG CƠ (Trang 86-103)