• Không có kết quả nào được tìm thấy

1. Kiến thức

- HS biết chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn miêu tả hoàn chỉnh.

2. Kĩ năng

-Từ kết quả quan sát cảnh trường học của mình, HS biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả ngôi trường.

3. Thái độ

- HS có ý thức trong việc quan sát, chọn lọc chi tiết và ghi chép.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ - HS: VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A - Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi hs đứng tại chỗ đọc đoạn văn tả cơn mưa.

- GV nhận xét, đánh giá B - Dạy bài mới

1, Giới thiệu bài: (1’) Trực tiếp

2, Hướng dẫn học sinh làm bài tập(30’)

* Bài tập 1:

- Gọi hs đọc yêu cầu và các lưu ý trong SGK.

- GV nêu câu hỏi giúp hs xác định các việc phải làm khi thực hiện lập dàn ý.

? Đối tượng em định miêu tả là cảnh gì?

? Thời gian em quan sát vào lúc nào?

? Em tả những phần nào của cảnh trường?

? Tình cảm của em đối với mái trường?

- Yêu cầu tự lập dàn ý

- 2 hs đứng tại chỗ đọc đoạn văn, cả lớp theo dõi, nhận xét.

- 1 hs đọc thành tiếng cho cả lớp theo dõi: Quan sát trường em. Từ những điều quan sát lập dàn ý bài văn miêu tả ngôi trường.

- Lần lượt từng em nêu ý kiến của mình.

+ Ngôi trường của em.

+ Buổi sáng/ trước buổi học/ sau giờ tan học.

+ Tả các cảnh: sân trường, lớp học, vườn trường, hoạt động của các

- Gọi hs nhận xét dàn ý lập trên bảng phụ.

VD;

1. Mở bài

- Trường em mang tên ... Tiểu học Tân An - Ngôi trường mới khang trang, ...

2. Thân bài: Tả từng phần của trường

- Nhìn từ xa: ngôi trương khang trang với rất nhiều cay xanh.

- Tường được sơn màu vàng sang trọng.

- Cổng trường sơn màu xanh - Sân trường lát gạch đỏ.

- Lớp học sạch sẽ thoáng mát, có đèn điện có quạt trần... bàn ghế được kê ngay ngắn gọn gàng.

- Phòng đội trang hoàng rất đẹp.

- Thư viện có nhiều sách báo truyện.

- Vườn trường có nhiều hoa...

3. Kết bài: tình cảm của em với ngôi trường

- GV nhận xét chốt lại

* Bài tập 2:

- Gọi hs đọc yêu cầu của bài.

? Em chọn đoạn văn nào để tả?

- Yêu cầu hs tự làm bài.

- Gọi hs làm trên bảng phụ trình bày. HS nhận xét bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá. Sửa chữa bổ sung cho hs về cách dùng từ, quan sát, miêu tả.

- GV nhận xét đánh giá HS

- GV đọc 1 số đoạn văn mẫu để hs học tập.

3, Củng cố dặn dò (4’)

- Gv hệ thống lại nội dung bài - GV nhận xét tiết học

- Dặn dò HS

bạn,...

+ Em rất yêu quý và tự hào.

- 1 hs khá viết vào bảng phụ, hs cả lớp viết vào VBT.

- HS nhận xét, bổ sung thành dàn ý hoàn chỉnh.

- 1HS đọc: Chọn viết một đoạn theo dàn ý trên.

- Nối tiếp nhau phát biểu:

+ Em tả sân trường + Em tả lớp học

- 2 HS làm bảng phụ, lớp làm VBT - Đọc bài, nhận xét chữa bài

VD: Thẳng cổng vào là sân trường, không rộng lắm nhưng đây là thiên đường của chúng em sau mỗi giừo học. Giữa sân trường cây bàng toả bóng xanh mát. Góc sân trước cửa lớp 4 là cây phượng thắp lưả hồng rực một khoảng trời. Mảng sân rộng với những viên gạch đỏ xếp hình ô bàn cờ thật đẹp. Chúng em

thường chơi trò chơi hay đọc báo ở sân trường.

- HS chú ý theo dõi để học tập.

-HS lắng nghe

********************************************

Ngày soạn: 25/9/2017

Ngày giảng: Thứ năm ngày 28 tháng 9 năm 2017 Luyện từ và câu Tiết 8: LUYỆN TẬP VỀ TỪ TRÁI NGHĨA I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Thực hành, luyện tập về từ trái nghĩa: tìm từ trái nghĩa theo yêu cầu, đặt câu với từ trái nghĩa.

2. Kĩ năng

- HS biết vận dụng những hiểu biết đã có về từ trái nghĩa, làm đúng các bài tập thực hành về tìm từ trái nghĩa, đặt câu với 1 số cặp từ trái nghĩa tìm được.

- Biết thêm 1 số thành ngữ, tục ngữ có cặp từ trái nghĩa và học thuộc.

3. Thái độ

- Có ý thức trong việc sử dụng từ trái nghĩa cho phù hợp với ngữ cảnh và viết văn.

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Từ điển học sinh

- Bài tập 1, 2, 3 viết sẵn trên bảng phụ.

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A - Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi hs lên bảng đặt câu có sử dụng từ trái nghĩa.

- Gọi hs đứng tại chỗ trả lời:

? Thế nào là từ trái nghĩa?

? Từ trái nghĩa có tác dụng gì?

- GV nhận xét, đánh giá B - Dạy bài mới

1, Giới thiệu: (1’) trực tiếp

2, Hướng dẫn học sinh làm bài tập

- 3 hs lên bảng thực hiện yêu cầu đặt câu.

- 3 hs tiếp nối nhau trả lời

+Từ trái nghĩa là từ có nghĩa trái ngược nhau.

+Từ trái nghĩa có tác dụng làm nổi bật những sự việc, sự vật, hoạt động, trạng thái đối lập nhau.

- HS nhận xét.

SGK(30’)

* Bài tập 1:

- Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung của bài tập - Yêu cầu hs làm bài Gợi ý : Chỉ gạch chân dưới các từ trái nghĩa có trong các câu thành ngữ, tục ngữ.

- Gọi hs nhận xét bài bạn làm trên bảng.

- GV nhận xét kết luận lời giải đúng:

a, ít - nhiều; b, chìm - nổi;

c, nắng - mưa, trưa - tối; trẻ - già.

? Em hiểu nghĩa của các câu tục ngữ, thành ngữ trên như thế nào? (Nếu hs giải thích chưa đúng thì GV có thể giải thích cho hs hiểu)

* Bài tập 2:

- Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung của bài tập - Yêu cầu hs làm bài Gợi ý : Chỉ viết thêm từ trái nghĩa vào chỗ chấm. - Gọi hs nhận xét bài bạn làm trên bảng.

- GV nhận xét kết luận lời giải đúng:

a, lớn; b, trẻ; c, Dưới; d, Sống.

* Bài tập 3:SGK/44

- Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung của bài tập - Yêu cầu hs làm bài Gợi ý: Chỉ viết thêm các từ trái nghĩa vào chỗ chấm để được các câu tục ngữ, thành ngữ.

- Gọi hs nhận xét bài bạn làm trên bảng.

- GV nhận xét kết luận lời giải đúng:

a, lớn; b, vụng; c, khuya.

* Bài tập 4:

- 1 hs đọc thành tiếng trước lớp:

Tìm từ trái nghĩa trong các câu thành ngữ, tục ngữ sau.

- 1 hs làm trên bảng lớp, hs dưới lớp dùng bút chì gạch chân các từ trái nghĩa vào VBT.

- HS nhận xét đúng/sai

- Theo dõi kết luận của gv và sửa lại bài mình.

- Mỗi hs nói nghĩa của 1 câu, hs khác nhận xét bổ sung.

+ Ăn ít ngon nhiều: ăn ngon có chất lượng tốt hơn ăn nhiều mà không ngon

+ Ba chìm bảy nổi: cuộc đời vất vả + Nắng chóng mưa, mưa chóng tối:

Trời nắng có cảm giác chóng đến trưa, trời mưa có cảm giác tối đến nhanh.

+ Yêu trẻ, trẻ đến nhà...: yêu quý trẻ em thì trẻ em hay nđến nhà chơi, nhà lúc nào cũng vui vẻ,; kính trọng người già thì mình cũng được thọ như người già.

- 1 hs đọc thành tiếng trước lớp:

Điền vào chỗ chấm một từ trái nghĩa với từ in đậm.

- 1 hs làm trên bảng lớp, hs dưới lớp dùng bút chì viết từ trái nghĩa vào chỗ chấm trong VBT.

- HS nhận xét đúng/sai

- Theo dõi kết luận của gv và sửa lại bài mình.

- 1 hs đọc thành tiếng trước lớp:

Tìm từ trái nghĩa thích hợp với mỗi ô trống.

- 1 hs làm trên bảng lớp, hs dưới lớp dùng bút chì gạch chân các từ trái nghĩa vào VBT.

- HS nhận xét đúng/sai

- Gọi hs đọc yêu cầu và mẫu của bài.

- Yêu cầu hs làm việc theo nhóm. GV giao cho mỗi nhóm làm 1 phần.

- Gọi 4 nhóm dán phiếu lên bảng lớp, đọc các cặp thừ tìm được. Các nhóm khác bổ sung.

- GV nhận xét kết luận các cặp từ đúng.

- Yêu cầu hs viết vào vở các cặp từ trái nghĩa.

Bài tập 5:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập

- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đặt câu.

- GV nhận xét sửa lỗi dùng từ cho HS và đánh giá HS.

3, Củng cố, dặn dò (4’)

- GV hệ thống lại nội dung bài

? Thế nào là từ trái nghĩa?

? Từ trái nghĩa có tác dụng gì?

- GV nhận xét tiết học - Dặn dò

- Theo dõi kết luận của gv và sửa lại bài mình.

- 1 hs đọc thành tiếng trước lớp:

Tìm những từ trái nghĩa nhau.

- 2 bàn quay lại với nhau tạo thành 1 nhóm, cùng trao đổi làm bài.

- Từng nhóm nêu những từ mình tìm được. Các nhóm khác bổ sung.

- HS theo dõi

- HS viết bài vào VBT.

a, Tả hình dáng: cao/ thấp, to/béo, béo/gầy

b, Tả hàng động: khóc/cười, đứng/

ngồi, lên/xuống

c, Tả trạng thái: buồn / vui, sướng khổ, khoẻ/yếu

d, Tả phẩm chất: tốt /xấu, hiền/dữ , khiêm tốn/kiêu căng...

- 1 HS đọc: Đặt câu để phân biệt các từ trong một cặp từ trái nghĩa em vừa tìm được ở BT4.

- HS nối tiếp đặt câu:

VD: + Nhà em có hai giống cau:

một loại cao quả hơi dài, một loại thấp quả tròn.

+ Lan và Mai là chị em sinh đôi mà Lan thì mập còn Mai thì gầy.

- HS nhận xét.

+Từ trái nghĩa là từ có nghĩa trái ngược nhau.

+Từ trái nghĩa có tác dụng làm nổi bật những sự việc, sự vật, hoạt động, trạng thái đối lập nhau.

************************************