• Không có kết quả nào được tìm thấy

Nội dung, các biến số, chỉ số nghiên cứu

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.5. Nội dung, các biến số, chỉ số nghiên cứu

a. Các biến số và chỉ số về nhân khẩu xã hội học của phụ nữ - Tuổi: Tính theo năm dương lịch.

- Trình độ học vấn của phụ nữ: Tỷ lệ phụ nữ phân theo nhóm Tiểu học, THCS, THPT và đại học và sau đại học.

- Nghề nghiệp của phụ nữ: Tỷ lệ phụ nữ phân theo nhóm nông dân, công nhân, nhân viên nhà nước, nội trợ, khác.

- Tình trạng hôn nhân: Tỷ lệ phụ nữ phân theo nhóm kết hôn, ly hôn, ly thân, li dị, sống chung nhưng không kết hôn…

- Nơi sinh: Tỷ lệ phụ nữ phân theo nhóm cùng xã, khác xã hoặc khác Huyện/tỉnh/thành phố.

- Điều kiện sống: Tỷ lệ phụ nữ phân theo nhóm sống riêng, sống cùng bố mẹ đẻ, sống cùng bố mẹ chồng.

b. Các biến số và chỉ số cho mục tiêu 1: Xác định tỷ lệ trầm cảm ở phụ nữ mang thai và sau sinh tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội năm 2014-2015.

- Tỷ lệ trầm cảm trong mang thai: Số phụ nữ mang thai bị trầm cảm/tổng số phụ nữ trong nghiên cứu

- Tỷ lệ trầm cảm sau sinh: Số phụ nữ sau sinh bị trầm cảm/tổng số phụ nữ trong nghiên cứu

- Các dấu hiệu trầm cảm trong mang thai và sau sinh bao gồm:

+ Tỷ lệ % phụ nữ trả lời có thể cười và cảm nhận những điều vui vẻ phân theo mức độ: cũng như trước đây, ít hơn trước đây, chắc chắn là ít hơn trước đây, hiếm khi.

+ Tỷ lệ % phụ nữ trả lời nhìn về tương lai với niềm hân hoan theo mức độ: cũng như trước đây, ít hơn trước đây, chắc chắn là ít hơn trước đây, hiếm khi.

+ Tỷ lệ % phụ nữ trả lời tự đổ lỗi cho mình một cách quá mức khi sự việc không đúng như mong muốn theo mức độ: Có, hầu hết mọi lúc, có thỉnh thoảng, không hiếm khi, không không bao giờ.

+ Tỷ lệ % phụ nữ trả lời cảm thấy lo âu và lo sợ một cách vô cớ theo mức độ: Không, không bao giờ, hiếm khi, có thỉnh thoảng, có nhiều lần cảm thấy thế.

+ Tỷ lệ % phụ nữ trả lời cảm thấy sợ hãi và hoảng hốt một cách vô cớ theo mức độ:

+ Tỷ lệ % phụ nữ trả lời cảm thấy công việc ngập đầu theo mức độ: có hầu hết mọi lúc, có thỉnh thoảng, không, phần lớn đối phó khá tốt, không, phần lớn đối phó rất tốt.

+ Tỷ lệ % phụ nữ trả lời cảm giác buồn hay khổ sở theo mức độ:

Có hầu hết mọi lúc, có khá thường xuyên, thỉnh thoảng, không bao giờ.

+ Tỷ lệ % phụ nữ trả lời cảm giác không hạnh phúc đến mức phải khóc theo mức độ: Có hầu hết mọi lúc, có khá thường xuyên, thỉnh thoảng, không bao giờ.

+ Tỷ lệ % phụ nữ trả lời cảm nghĩ không muốn sống nữa theo mức độ: Có thường xuyên, thỉnh thoảng, hiếm khi, không bao giờ.

c. Nội dung, biến số và chỉ số cho mục tiêu 2: Xác định một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở phụ nữ mang thai và sau sinh tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

 Các yếu tố liên quan đến trầm cảm trong mang thai:

- Yếu tố nhân khẩu xã hội học - Yếu tố tiền sử sinh sản:

+ Số lần mang thai: Số lần phụ nữ mang thai + Số con: Liệt kê số con đang còn sống

+ Số con trai, con gái: Liệt kê số con trai và số con gái hiện đang còn sống

+ Tiền sử phá thai: Số lần phá thai + Tiền sử sẩy thai: Số lần sẩy thai

+ Tiền sử thai chết lưu: Số lần thai chết lưu

- Yếu tố bạo lực do chồng:

+ Tỷ lệ % phụ nữ bị bạo lực tinh thần: bị chồng sỉ nhục/lăng mạ; bị coi thường hoặc làm cho bị bẽ mặt trước người khác; bị đe dọa bằng bất cứ cách nào như quắc mắt, quát mắng, đập phá đồ đạc;

dọa/đuổi ra khỏi nhà

+ Tỷ lệ % phụ nữ bị bạo lực thể xác: tát, ném đồ vật, đẩy hoặc xô đẩy; bị đánh, đá, lôi kéo, đánh đập, bóp cổ, đốt cháy và đe dọa hoặc sử dụng một vũ khí (dao, kéo…).

+ Tỷ lệ % phụ nữ bị bạo lực tình dục: Có quan hệ tình dục không mong muốn; sử dụng vũ lực để quan hệ tình dục và dùng vũ lực để bắt đối phương thực hiện các hành vi tình dục hèn hạ chồng dùng vũ lực cưỡng ép phải quan hệ tình dục,

- Yếu tố hỗ trợ từ gia đình khi mang thai: hỗ trợ từ phía chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ chồng và anh chị em ruột bên chồng và bên nhà đẻ…

 Các yếu tố liên quan đến trầm cảm sau sinh - Yếu tố nhân khẩu xã hội học

- Yếu tố bạo lực do chồng:

+ Bạo lực tinh thần + Bạo lực thể xác + Bạo lực tình dục

- Yếu tố hỗ trợ từ gia đình sau khi sinh: Hỗ trợ từ phía chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ chồng và anh chị em ruột bên chồng và bên nhà đẻ…

- Hình thức sinh: Sinh mổ hoặc sinh thường - Sinh non: Tính theo tuần tuổi thai lúc sinh - Sinh nhẹ cân: Tính theo gram của trẻ khi sinh - Tuổi mang thai lần đầu: Tính theo năm dương lịch - Tiền sử trầm cảm: Có hay không

d. Nội dung, biến số và chỉ số cho mục tiêu 3: Mô tả hành vi tìm kiếm hỗ trợ của phụ nữ có dấu hiệu trầm cảm tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

- Nguồn hỗ trợ mà phụ nữ tìm kiếm bao gồm:

+ Tìm kiếm từ các nhà chuyên môn bao gồm: Bác sĩ tâm thần, bác sĩ, nhà tâm lý lâm sàng, tư vấn tâm lý, điều dưỡng…

+ Nguồn hỗ trợ không chính thống bao gồm: Chồng, bố mẹ chồng, bố mẹ đẻ, anh chị em trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm…

- Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tìm kiếm hỗ trợ của phụ nữ: Thái độ, nhận thức và hành vi của chồng đối với phụ nữ, mẫu thuẫn với chồng và mẹ chồng, thiếu thông tin về triệu chứng trầm cảm…

2.5.2. Nghiên cứu định tính

Các nội dung của nghiên cứu định tính để nhằm đạt được mục tiêu 3, và là các thông tin hỗ trợ và giải thích cho các kết quả định lượng:

- Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu bao gồm: Tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, số con

- Dấu hiệu trầm cảm của phụ nữ

- Các hình thức hỗ trợ của gia đình, cộng đồng, xã hội trong khi mang thai và sau sinh

- Tình hình sử dụng DVYT của phụ nữ khi chăm sóc thai sản - Trải nghiệm của phụ nữ bị bạo lực

- Hành vi tìm kiếm dịch vụ hỗ trợ của phụ nữ khi bị bạo lực và trầm cảm - Các yếu tố văn hóa, xã hội ảnh hưởng đến hành vi tìm kiếm dịch vụ của

phụ nữ.

2.6. Quy trình thu thập thông tin