• Không có kết quả nào được tìm thấy

Một KHGDCN đầy đủ phải bao gồm các nội dung sau đây:

* Mô tả mức độ chức năng hiện tại:

Mức độ chức năng hiện tại là bản mô tả về những điểm mạnh, điểm yếu và khả năng học tập của trẻ.

Một KHGDCN cần phải có những thông tin cần thiết để có thể đánh giá mức độ phá triển, mức độ học tập, các kĩ năng xã hội, hành vi, các kĩ năng giao tiếp. Các đánh giá cần phản ánh được những điểm mạnh và những nhu cầu của trẻ cũng như môi trường xã hội, tình cảm, thể chất đặc biệt của trẻ.

Nội dung tìm hiểu khả năng và nhu cầu:

a. Khả năng phát triển thể chất.

78 b. Khả năng ngôn ngữ - giao tiếp.

c. Khả năng nhận thức.

d. Hành vi, tính cách.

e. Khả năng tự phục vụ bản thân.

f. Môi trường phát triển.

* Thiết lập mục tiêu dài hạn (mục tiêu năm)

Dự tính về những gì mà một trẻ nên hoàn thành trong năm học được gọi là các mục tiêu năm. Nó là kỳ vọng của chúng ta về những điều mà trẻ có thể thực hiện được sau thời gian một năm.

Không có số lượng mục tiêu năm “chuẩn” nào. Một vài trẻ chỉ có 2 hoặc 3 mục tiêu trong khi những trẻ khác có 8, 9 mục tiêu. Sau quá trình đánh gá, chúng ta cần xác định một loạt kỹ năng và hoạt động mà sẽ trở thành trọng tâm của KHGDCN.

Cần xác định thứ tự ưu tiên trong các mục tiêu dựa trên những khả năng thể chất, trí tuệ của mỗi trẻ, tuổi của trẻ, thời gian đến trường và những hi vọng trong tương lai.

Khi chọn các mục tiêu cho KHGDCN, các nhà chuyên môn cần chú ý đến những khía cạnh như:

- Những kỹ năng và hoạt động nào là cần thiết để trẻ có thể thực hiện tốt các chức năng ở các môi trường khác nhau;

- Những kỹ năng hiện tại của trẻ;

- Những ưu tiên và mối quan tâm của trẻ;

- Những ưu tiên của cha mẹ trẻ; tính phù hợp của những mục tiêu với tuổi đời của trẻ.

* Xác định mục tiêu ngắn hạn:

Mục tiêu ngắn hạn là những mô tả về các bước cần thực hiện nhằm đạt được một mục tiêu năm. Thông thường các kỹ năng được hình thành bởi một chuỗi các hành vi và kỹ năng nhỏ. Mỗi bước nhỏ để đi đến việc hoàn thành mục tiêu năm có thể là một mục tiêu ngắn hạn.

Những mục tiêu ngắn hạn được xây dựng dựa trên phân tích nhiệm vụ. Việc phân tích nhiệm vụ là một bản mô tả về mỗi hành vi cần phải có để thực hiện một hành vi phức tạp. Đối với một trẻ có khuyết tật thể chất nặng mà mục tiêu một năm là

“có thể tự ăn” thì các mục tiêu ngắn hạn có thể là: cầm thìa, xúc thức ăn bằng thìa, đưa thức ăn vào miệng. Số lượng mục tiêu ngắn hạn cho mỗi mục tiêu năm liên quan

79

tới dạng và mức độ nặng của khuyết tật, ảnh hưởng của nó tới việc học của trẻ cũng như mức độ phức tạp của mục tiêu năm. Một số trẻ chỉ cầm vài mục tiêu ngắn hạn một số trẻ khác lại cần nhiều mục tiêu ngắn hạn cho mỗi mục tiêu năm.

Thông thường, việc phân tích nhiệm vụ chú trọng đến một phạm vi hạn chế các kỹ năng. Chúng bỏ qua các kỹ năng quan trọng như gợi ý, lựa chọn cách giải quyết vấn đề hoặc kiểm soát chất lượng của hành động.

Các mục tiêu năm và mục tiêu ngắn hạn cần được mô tả kỹ. Một mục tiêu năm hoặc mục tiêu ngắn hạn được mô tả kỹ sẽ bao gồm 3 phần:

 Nó mô tả hành vi dự tính của trẻ, điều mà trẻ phải làm.

 Nó liệt kê các điều kiện để cho hành vi có thể xảy ra.

 Nó đưa ra những tiêu chí để việc biểu hiện hành vi được coi là chấp nhận được.

Trong nhiều trường hợp, những mục tiêu ngắn hạn của KHGDCN cần phải được điều chỉnh về tổ chức, nội dung, phương pháp để phù hợp với những thay đổi môi trường, điều kiện giảng dạy hoặc với biểu hiện của trẻ nhằm sát thực với khả năng và nhu cầu của trẻ.

* Ngày bắt đầu và khả năng thực hiện:

Mỗi KHGDCN phải chỉ rõ ngày bắt đầu chương trình và ngày đánh giá.

Những ghi chép của giáo viên mỗi lần đến gia đình trẻ hoặc ở trường đều là những thông tin vô cùng bổ ích và quan trọng. KHGDCN cũng phải đưa vào những ngày nhất định mà các dịch vụ đặc biệt sẽ bắt đầu và thời hạn thực hiện các dịch vụ này.

Các dịch vụ cần thiết:

KHGDCN bao gồm một kế hoạch đầy đủ các dịch vụ đặc biệt mà trẻ cần, nghĩa là một văn bản về tất cả những hướng dẫn sư phạm đặc biệt cần cung cấp và bất kì dịch vụ nào cần thiết để đảm baot thành công cho việc việc hướng dẫn. Vì vậy, một trẻ nhận được dịch vụ giáo dục thích ứng thể chất sẽ có một KHGDCN trong đó chỉ rõ rằng trẻ cần có dịch vụ giáo dục thể chất.

* Kế hoạch đánh giá:

Khi một KHGDCN đã được xây dựng, cần xác định rõ cách thức để đo lường sự tiến bộ của trẻ trong việc thực hiện các mục tiêu năm. Đối với mỗi mục tiêu, một nhóm chuyên gia sẽ chỉ rõ những tiêu chí được dùng để đánh giá liệu trẻ có hoàn thành mục tiêu hay không, đồng thời quyết định những thủ tục được dùng để đo mức hoàn thành. Vì đối với tất cả các khía cạnh của giáo dục đặc biệt các tiêu chí và thủ

80

Xác định tình trạng ban đầu

Đặt mục tiêu

Lên kế hoạch Thực

hiện kế hoạch Đánh giá

lại và điều chỉnh

tục đánh giá cũng phải được cá nhân hóa; chúng cụ thể hoặc chung chung tùy theo yêu cầu đối với việc hoàn thành mục tiêu giáo dục của mỗi trẻ.

* Trách nhiệm:

Xây dựng một KHGDCN không phải là một hoạt động riêng lẻ của phía nhà trường và các nhà trị liệu. Để xây dựng một KHGDCN phù hợp với những nhu cầu trong đời sống thực của trẻ, cha mẹ của trẻ cần cộng tác chặt chẽ với các bên nói trên.

Cha mẹ, các nhà trị liệu và giáo viên nên cùng nhau quyết định các mục tiêu giáo dục cần theo đuổi của trẻ. Câu hỏi quan trọng nhất mà họ cần ghi nhớ là: “Trẻ cần phải biết và có khả năng làm điều gì trong hiện tại và tương lai?”. Giáo viên làm việc với trẻ khuyết tật có trách nhiệm chính trong các hoạt động này. Tuy nhiên, giáo viên không nên làm tất cả điều này một mình. Giáo viên nên huy động sự hỗ trợ từ phía nhà trường, các nhà trị liệu và cha mẹ của trẻ. Sự nhất trí về nội dung KHGDCN của tất cả những người tham gia vào việc xây dựng kế hoạch này cần được thể hiện bằng chữ kí của họ, bao gồm: giáo viên, hiệu trưởng, các nhà trị liệu, cha mẹ...

3. Qui trình xây dựng một kế hoạch giáo dục cá nhân