• Không có kết quả nào được tìm thấy

A. Mục tiêu bài dạy 1. Kiến thức

- Củng cố cho học sinh kiến thức về ý nghĩa của từ, một số cách giải thích nghĩa của từ.

2. Kĩ năng

*Kỹ năng bài dạy:

- Học sinh có kĩ năng giải thích nghĩa của từ.

- Dùng từ đúng nghĩa trong khi nói và viết.

*Kỹ năng sống:

- Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng từ tiếng Việt đúng nghĩa trong thực tiễn giao tiếp của bản thân.

- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng thảo luận và chia sẻ những ý kiến cá nhân về cách sử dụng từ tiếng Việt.

3. Thái độ

- Có ý thức khi dùng từ khi nói, viết.

4. Phát triển năng lực học sinh

- Năng lực: giao tiếp tiếng Việt, thực hành, tự giải quyết vấn đề.

* Tích hợp giáo dục đạo đức:

- Giáo dục tình yêu tiếng Việt, yêu tiếng nói của dân tộc.

B. Chuẩn bị

1. Giáo viên: SGK, SGV, bài soạn, phấn màu…Bảng phụ chép một số ví dụ minh hoạ và bài tập.

2. Học sinh: Đọc, soạn bài. Nghiên cứu trước bài học…

C. Phương pháp/KT

- Vấn đáp, KT động não, vận dụng tri giác ngôn ngữ, thực hành, quy nạp...

D. Tiến trình giờ dạy

I. Ổn định tổ chức: (1’) Kiểm tra sĩ số.

II. Kiểm tra bài cũ:(5’)

? Thế nào là từ mượn? Từ thuần Việt? Khi mượn từ cần lưu ý gì? Đặt 1 câu có từ mượn?

Đáp án:

- Ngoài những từ thuần Việt là những từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra, chúng ta còn vay mượn nhiều từ của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng đặc điểm... mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị đó là từ mượn.

- Mượn từ để làm giàu ngôn ngữ nhưng không nên tuỳ tiện.

* Học sinh trả lời- học sinh nhận xét- bổ sung.

* GV nhận xét- cho điểm.

III.Bài mới

Hoạt động 1: (PP Thuyết trình: 1’)

*Giới thiệu bài:

Tiết trước chúng ta đã cùng nhau đi tìm hiểu về nghĩa của từ là gì trong phần học chính khóa trên lớp, chúng ta đều đã nắm được rằng mọi từ đều có nghĩa.

Cách giải thích nghĩa của từ. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau ôn lại.

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 2:

-Thời gian: 6 phút

-Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố lại kiến thức về khái niệm nghĩa của từ.

-Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân.

-Phương pháp dạy học: Vấn đáp, phân tích, quy nạp, vận dụng tri giác ngôn ngữ.

-Kĩ thuật dạy học: Động não

? Trong 2 câu sau (bảng phụ) từ “tập quán” và

I. Khái niệm nghĩa của từ

“thói quen” có thể thay thế cho nhau được không? Tại sao?

a) Người Việt có tập quán ăn trầu.

b) Bạn A có thói quen ăn quà vặt.

- Câu a: Có thể dùng cả 2 từ.

- Câu b: Không thể thay thế vì “tập quán” có nghĩa rộng hơn. (Người Việt).

? Quan sát mô hình SGK(35) và cho biết nghĩa của từ ứng với phần nào?

- Ứng với phần nội dung.

? ?Qua các VD trên em hiểu như thế nào về nghĩa của từ?

- Từ là đơn vị có tính hai mặt trong ngôn ngữ: mặt nội dung và mặt hình thức. Mặt nội dung chính là nghĩa của từ.

Hoạt động 3:

-Thời gian: 7 phút

-Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố lại kiến thức về cách giải thích nghĩa của từ.

-Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân.

-Phương pháp dạy học: Vấn đáp, phân tích, quy nạp, vận dụng tri giác ngôn ngữ.

-Kĩ thuật dạy học: Động não

- GV treo bảng phụ: 3 từ lẫm liệt, hùng dũng, oai nghiêm có thể thay thế cho nhau không? Vì sao ?

a) Tư thế lẫm liệt của người anh hùng.

b) Tư thế hùng dũng của người anh hùng.

c) Tư thế oai nghiêm của người anh hùng.

- HS đọc và trả lời.

- GV chốt: Có thể thay thế được vì chúng không làm cho nội dung thông báo và sắc thái ý nghĩa thay đổi -> là từ đồng nghĩa.

? Theo em từ “lẫm liệt” được giải nghĩa như thế nào?

- Giải nghĩa bằng các từ đồng nghĩa.

- Nghĩa của từ ứng với phần nội dung.

II.Cách giải thích nghĩa của từ

?Tìm các từ trái nghĩa với: cao thượng, sáng sủa?

- Cao thượng > < nhỏ nhen, ti tiện, đê hèn, hèn hạ.

- Sáng sủa > < tối tăm, hắc ám, u ám …

 Có thể sử dụng cách này để giải nghĩa giải nghĩa bằng cách đưa ra từ trái nghĩa.

? Đọc phần chú thích từ “tập quán” và cho biết từ được giải nghĩa bằng cách nào ?

- Giải nghĩa bằng khái niệm mà từ biểu thị.

- Tập quán: Thói quen của một cộng đồng (địa phương, dân tộc, v.v...) được hình thành từ lâu trong đời sống, được mọi người làm theo.

- 2 HS đọc.

GV: Vậy hình thức của từ chính vỏ bề ngoài, là cấu tạo của từ (từ đơn, ghép, láy…). Còn nội dung chính là nghĩa của từ. Chúng ta thường hay sử dụng 2 cách giải nghĩa của từ là: bằng từ đồng nghĩa, trái nghĩa với mọi khái niệm mà từ biểu thị.

-HS đọc ghi nhớ 2 (Sgk-tr35).

Hoạt động 4:

-Thời gian: 18 phút

-Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng kiến thức lí thuyết thực hành làm bài tập.

-Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân.

-Phương pháp dạy học: Vấn đáp, phân tích, quy nạp, vận dụng tri giác ngôn ngữ, thực hành.

-Kĩ thuật dạy học: Động não Yêu cầu 1: Đọc và chỉ ra yêu cầu - 1 HS trả lời.

- HS nhận xét.

- GV khái quát.

- Ghẻ lạnh: thờ ơ, nhạt nhẽo, xa lánh đối với người lẽ ra phải gần gũi, thân thiết.

- Quần thần: các quan trong triều (xét trong quan hệ với vua).

- Sứ giả: người vâng mệnh trên (ở đây là vua) đi làm một việc gì ở các địa phương trong nước hoặc

- Các từ được giải nghĩa bằng cách trình bày khái niệm.

- Đưa ra những từ đồng nghĩa, trái nghĩa.

III. Luyện tập

1.Bài tập 1(36)

- Từ Sơn Tinh Thủy Tinh dịch ra từ các yếu tố Hán Việt.

- Các từ quần thần, sứ giả, tre đằng ngà được giải thích bằng khái niệm mà từ biểu thị; các từ ghẻ lạnh, hoảng hốt được giải thích bằng cách đưa ra những từ đồng nghĩa, trái nghĩa.

nước ngoài (sứ: người được vua hay nhà nước phái đi để đại diện; giả: kẻ, người).

- hoảng hốt: chỉ tình trạng sợ sệt, vội vã, cuống quýt.

- Tre đằng ngà: giống tre có lớp cật ngoài trơn, bóng, màu vàng.

* Yêu cầu 2: Đọc và chỉ ra yêu cầu của bài tập 2.

- 1 HS trả lời.

-HS nhận xét.

- GV khái quát.

Yêu cầu 3: Đọc và chỉ ra yêu cầu của bài tập 3.

- 1 HS trả lời.

-> HS nhận xét.

- GV khái quát -> chốt ý.

* Yêu cầu 4 : GV treo bảng phụ 3 nhóm lên bảng -> HS lên đánh dấu và giải thích tại sao.

- HS nhận xét -> GV chốt.

- Giếng: hố đào thẳng đứng, sâu vào lòng đất để nước -> khái niệm mà từ biểu thị.

- Rung rinh: chuyển động qua lại, nhẹ nhàng, liên tiếp -> khái niệm mà từ biểu thị.

- Hèn nhát : thiếu can đảm (đến mức đáng khinh bỉ) -> giải nghĩa bằng từ đồng nghĩa.

* Yêu cầu 5 :

Nhận xét về cách hiểu nghĩa của từ mất của nhân vật Nụ trong truyện sau.

-HS nhận xét.

-GV chốt:

Cách giải thích nghĩa của Nụ chưa chính xác.

2.Bài tập 2 (36) a, Học tập.

b, Học lỏm.

c, Học hỏi.

d, Học hành.

3.Bài tập 3 (36)

Thứ tự: Trung bình, Trung gian, trung niên.

4.Bài tập 4 (35)

- Giếng: hố đào thẳng đứng, sâu vào lòng đất để nước->

khái niệm mà từ biểu thị.

- Rung rinh: chuyển động qua lại, nhẹ nhàng, liên tiếp-> khái niệm mà từ biểu thị.

- Hèn nhát: thiếu can đảm (đến mức đáng khinh bỉ)->

giải nghĩa bằng từ đồng nghĩa.

5.Bài tập 5( 35)

- Nụ giải nghĩa từ “mất”:

không biết ở đâu.

-Theo nghĩa thông thường:

“Mất” : không còn được sở hữu, không thuộc về mình, không.

IV. Củng cố: (2’)

- Hệ thống hoá kiến thức cả bài.

V. Hướng dẫn về nhà: (5’) - Học thuộc ghi nhớ.

- Hoàn thành bài tập trong sách giáo khoa trang 36.

- Chuẩn bị bài : “Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ”

Đọc bài thơ “Những cái chân” .

? Trong bài thơ có mấy sự vật có chân ?

? Những cái chân ấy có thể nhìn thấy và sờ được không ?

? Bài thơ có mấy sự vật không có chân ?

? Tại sao sự vật này được đưa vào bài thơ ?

? Trong 4 sự vật có chân, nghĩa của từ “chân” có gì giống và khác nhau?

? Hãy tìm một số nghĩa khác của từ “chân”?

? Tìm mối liên hệ giữa các nghĩa của từ “chân”?

E. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

**************

Ngày soạn: …./…../2020

Ngày giảng: ……… Tiết 13

TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG