• Không có kết quả nào được tìm thấy

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ TRƯỜNG HỌC (tiết 3)

Bài 2.(6’)Cá nhân HS tự làm bài 2: Tìm kết quả các phép trừ nêu trong bài (HS

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển các NL toán học:NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.

II. CHUẨN BỊ:

- Các que tính và các chấm tròn.

- Một số tình huống thực tế đơn giản có liên quan đến phép trừ trong phạm vi 6.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động (5’) HS thực hiện các hoạt động sau:

+ Chơi trò chơi “Truyền điện” ôn tập phép trừ trong phạm vi 6.

+ Chia sẻ: Cách trừ của mình; Để có thể tìm nhanh, chính xác kết quả phép tính cần lưu ý điều gì?

- GV hướng dẫn HS chơi trò chơi, chia sẻ trước lớp. Khuyến khích HS nói, diễn đạt bằng chính ngôn ngữ của các em.

B. Hoạt động thực hành, luyện tập Bài 1 (6’)

- Cho HS làm bài 1:

+ Quan sát các thẻ chấm tròn. Đọc hiểu yêu cầu đề bài.

+ Tìm kết quả các phép trừ nêu trong bài.

+ Chọn số thích hợp đặt vào ô ? .

- HS đặt câu hỏi, nói cho nhau về tình huống đã cho và phép tính tương ứng.

- GV chốt lại cách làm, có thể làm mẫu 1 phép tính. Gọi một vài cặp HS chia sẻ cách tính nhẩm cho cả lớp nghe.

Bài 2.(6’)Cá nhân HS tự làm bài 2: Tìm

chọn thẻ “kết quả” để gắn với thẻ “phép tính” tương ứng.

Bài 4(6’)

- Cho HS quan sát tranh, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lóp.

- HS quan sát tranh. Chia sẻ trước lóp.

Vi dụ: a) Trong bến có 6 xe ô tô. Có 3 xe ô tô rời khỏi bến. Còn bao nhiêu xe ô tô đang đậu trong bến? Thực hiện phép trừ 6 - 3 = 3. Còn 3 xe ô tô đang đậu trong bến.

Vậy phép tính thích hợp là 6 - 3 = 3.

HS làm tương tự với trường hợp b).

GV khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em, khuyến khích HS trong lớp đặt thêm câu hỏi cho nhóm trình bày.

C. Hoạt động vận dụng( 4’)

- Cho HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 6.

D. Củng cố, dặn dò (2’)

về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 6 để hôm sau chia sẻ với các bạn.

NS: 09/11/2020 NG: 20/11/2020

Thứ sáu ngày 20 tháng 11 năm 2020 Tập viết

TUẦN 11

I. MỤC TIÊU:

- Biết viết tổ hợp chữ ghi vần: am, ăm, âm, om, ôm, ơm, em, êm, um, im, uôm.

- Biết viết từ ngữ : ban đêm, chum muỗm, quả cam, con tằm, khóm chuối, tôm he, cây rơm, cây nắm, xem, con chim.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: + Bảng mẫu các chữ cái tiếng Việt, kiểu chữ viết thường.

+ Bộ thẻ các chữ kiểu in thường và chữ viết thường, thẻ từ: am, ăm, âm, om, ôm, ơm, em, êm, um, im, uôm, ban đêm, chum muỗm, quả cam, con tằm, khóm chuối, tôm he, cây rơm, cây nắm, xem, con chim.

+ Tranh ảnh: quả cam, con tằm, khóm chuối, tôm he, cây rơm, cây nắm, con chim, ban đêm, chum muỗm.

- HS: Vở tập viết 1, bút chì cho HS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Tiết 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5’)

HĐ1. Trò chơi Gọi thuyền

- Giáo viên hướng dẫn cách chơi : 1 bạn cầm thẻ từ và thẻ chữ đi phân phát cho một số bạn cho đến hết thẻ (mỗi bạn được phát 1 thẻ). Mỗi bạn có thẻ, đặt thẻ lên trước mặt. Mỗi bạn có thẻ, đặt thẻ lên trước mặt. Một bạn làm chủ trò đứng lên bảng gọi từng bạn theo mẫu:

+ (Chủ trò) Gọi thuyển, gọi thuyền ! +(Cả lớp) Thuyền ai, thuyền ai ?

+ (Chủ trò) Thuyền ….(tên 1 bạn có thẻ), thuyền ….

+(Cả lớp) Thuyền ….chở gì ?

+(Bạn có thẻ) Thuyền ….chở….(đọc chữ ghi vần hoặc đọc từ ngữ có trong thẻ của mình)

- Nhận xét các bạn tham gia trò chơi - GV sắp xếp các thẻ chữ theo trật tự trong bài viết và dán các thẻ từ dưới hình trên bảng lớp.

2. Hoạt động khám phá (10’)

HĐ2: Nhận diện các tổ hợp chữ cái ghi vần

- GV lần lượt đưa các thẻ chữ ghi vần - Giáo viên chỉ từng chữ và đọc mẫu lần lượt: am, ăm, âm, om, ôm, ơm, em, êm, um, im, uôm.

- Gọi HS đọc các chữ trên bảng.

- Nhận xét

3. Hoạt động luyện tập (20’) HĐ3: Viết chữ ghi vần

- GV giới thiệu 2 chữ ghi vần : am, ăm - Cho hS đọc lại: am, ăm

+ Hai vần các con vừa đọc có điểm gì giống và khác nhau?

- GV viết mẫu và hướng dẫn cách viết chữ ghi vần: am, ăm

GV: lưu ý HS điểm đặt bút và cách viết các nét nối các chữ cái trong 1 vần.

- HS lắng nghe cách chơi

- Từng học sinh thực hiện trò chơi theo hướng dẫn của chủ trò và giáo viên

- Theo dõi

- Quan sát

- Đọc nhẩm theo

- HS đọc nối tiếp cá nhân, cặp, đồng thanh.

-Lắng nghe.

- Học sinh quan sát - HS đọc trơn lại.

- Đều viết bằng 2 chữ cái và chữ cái m đứng cuối. Khác nhau ở chữ a, ă.

- HS chú ý quan sát và lắng nghe

- GV giới thiệu các chữ còn lại: âm, om, ôm, ơm, em, êm, um, im, uôm.

- GV cho đọc lại các vần: am, ăm, âm, om, ôm, ơm, em, êm, um, im, uôm.

+ Các vần các con vừa đọc có điểm gì giống và khác nhau?

- GV viết mẫu và hướng dẫn cách viết từng chữ ghi vần : am, ăm, âm, om, ôm, ơm, em, êm, um, im, uôm.

- GV lưu ý HS điểm đặt bút và cách viết các nét nối các chữ cái với chữ ghi âm n.

- Yêu cầu HS viết bảng con từng chữ - GV uốn ắn, sửa sai cho HS

- GV nhận xét chung, Khen một số HS - Yêu cầu HS mở vở Tập viết/Trang ….

- Gọi HS đọc các chữ ghi vần sẽ viết.

- GV yêu cầu HS viết từng vần

- GV quan sát, giúp đỡ HS chưa nắm được cách viết.

- HS quan sát tiếp - HS đọc CN, ĐT

- HS nêu: đều viết bằng hai hoặc ba chữ cái, có các chữ m cuối vần giống nhau. Khác nhau ở chữ đứng đầu vần: a, ă, â, o, ô, ơ, e, ê, u, i, uô.

- HS theo dõi

- HS chú ý quan sát và lắng nghe - HS viết bảng con: am, ăm, âm, om, ôm, ơm, em, êm, um, im, uôm.

- HS mở vở.

- 1 HS đọc: am, ăm, âm, om, ôm, ơm, em, êm, um, im, uôm

- HS viết bài theo yêu cầu của GV.

-Lắng nghe.

Tiết 2