• Không có kết quả nào được tìm thấy

Các nhân tố ảnh hưởng đên việc làm và thu nhập của lao động

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đên việc làm và thu nhập của lao động

Thu nhập của lao động nông thôn một phần rất lớn là thu từnông nghiệp, do đó các yếu tố về điều kiện tựnhiên ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp, từ đó ảnh hưởng lớn đến thu nhập của lao động nông thôn.Các yếu tố về điều kiện tự nhiên gồm:

Vị trí địa lý:

Những vùng thuận lợi là những vùng gần các trung tâm đô thị, các trung tâm kinh tế và văn hoá sẽthuận lợi hơn trong việc tiếp cận với các thông tin khoa học kỹ thuật, tiêu thụsản phẩm hàng hoá và dịch vụcũng như mua sắm các tư liệu sản xuất phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Ngược lại, những vùng nông thôn sâu, cách xa

Trường Đại học Kinh tế Huế

các trung tâm kinh tế và văn hoá sẽrất khó khăn trong việc phát triển sản xuất hàng hoá, sản xuất thuần nông là chính, trình độsản xuất hạn chếdẫn tới thu nhập thấp.

Điều kiện về đất đai, địa hình: Những vùng trung du và miền núi (đặc biệt là miền núi)có địa hình hiểm trởbịchia cắt do đó rất khó khăn trong việc phát triển giao thông và thuỷlợi. Việc áp dụng máy móc kỹthuật cũng rất hạn chế do đất đai bị chia cắt manh mún. Vì vậy, năng suất lao động thấp, hạn chếtrong khả năng giao lưu kinh tếvà tiếp cận với thị trường, với các thông tin về văn hoá, khoa học kỹthuật do vậy cũng hạn chếquá trình sản xuất kinh doanh vàảnh hưởng đến thu nhập.

Điều kiện khí hậu, thuỷ văn: Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là những cơ thểsống mà cơ thể và môi trường là một thểthống nhất. Do vậy các điều kiện về khí hậu và thuỷ văn có vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển nông nghiệp. Các vùng có khí hậu thuận lợi, điều kiện tưới tiêu thuận lợi sẽ có năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp cao mang lại thu nhập cao cho nông dân. Ngược lại những vùng có nhiều yếu tố bất lợi về thời tiết khí hậu, khan hiếm nguồn nước sẽ khó khăn trong phát triển sản xuất và từ đó ảnh hưởng tới thu nhập và đời sống của dân cư. Ở nước ta, những vùng có điều kiện khó khăn điển hình là vùng miền Trung, miền núi và trung du Bắc Bộ. Các sựbiến đổi thất thường của thời tiết như hạn hán, bão, lũ lụt, sương muối...luôn gây những thiệt hại to lớn cho sản xuất và đời sống. Đểhạn chếthiệt hại của những hiện tượng này cần phải có hệthống thông tin dựbáo hiện đại để có phương án phòng chống có hiệu quả.

1.1.5.2. Nhóm các nhân tốkinh té–xã hội

Nhóm các nhân tố kinh tế- xã hội ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của lao động nông thôn bao gồm:

Dân số và chất lượng lao động nông thôn

Dân số và lao động là một trong những yếu tố quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tốc độ tăng trưởng dân số với quy mô hợp lý là nguồn cung cấp nguồn nhân lực vô giá. Khi tốc độ tăng trưởng dân số ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu và chất lượng sức lao động.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Con người với tư cách là chủ thể của mọi sáng tạo,mọi hoạt động lao động, vì vậy,chất lượng của nguồn lao động quyết định hiệu quả của hoạt động lao động.

Trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá hiện nay, con người được coi là nguồn lực cho phát triển. Do đó, trình độ văn hoá, trình độ khoa học kỹ thuật của người lao động có ảnh hưởngquyết định đến phát triển kinh tế.

Chất lượng lao động nông thôn ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động từ đó ảnh hưởng tới thu nhập của họ. Trong sản xuất nông nghiệp, do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là thường xuyên tiếp xúc với cơ thể sống do đó đòi hỏi lao động phải có trình độ sản xuất cao, có kinh nghiệm vì thế đào tạo đội ngũ lao động có kiến thức, có trình độ để tham gia vào sản xuất nông nghiệp là hết sức cần thiết để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi. Trong khi đó thực tế lao động nông nghiệp nước ta phần lớn là những lao động có trìnhđộ canh tác chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu của sản xuất gây những ảnh hưởng không tốt đến kết quả sản xuất nông nghiệp.

Điều đó đòi hỏi không ngừng đào tạo, tập huấn cho nông dân, phát triển mạnh giáo dục ở các vùng nông thôn để hình thành một lực lượng lao động có chất lượng ngày càng cao.

Ngoài ra, quá trình đô thị hóa là nguyên nhân gây ra vấn đề di dân và các dòng di dân,đặc biệt là di dân từ nông thôn ra đô thị gây ra các áp lực kinh tế - xã hội so với tỷlệ gia tăng dân số nhanh chóng. Quá trình đó gây ra hậu quả trực tiếp đến vấn đề giải quyết việc làm, để có thể thu hút và giải quyết hết số lao động này, cần phải nhanh chóng tạo ra một số lượng lớn việc làm. Một vấn đề khác là chất lượng của số lao động từ nông thôn này về học vấn, đào tạo, trình độ nghề nghiệp còn hạn chế không đáp ứng được với yêu cầu công việc trong khu đô thị. Do đótỷ lệthất nghiệp, thiếu việc làm sẽ tăng lên và vấn đề giải quyết việc làm cho lao động là vấn đề cần thiết.

Cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn lạc hậu, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn diễn ra chậm

Đây là trở ngại lớn trong vấn đề giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho dân cư nông thôn. Trong quá trình sản xuất ở nông thôn vừa mang tính thời vụ

Trường Đại học Kinh tế Huế

vừa mang tính tự cung, tự cấp nên lao động tập trung ở lĩnh vực này thường có mức thu nhập không cao nhưng lại chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của hộ. Vấn đề khó khănnhấttrong quá trình giải quyếtviệclàm và nâng cao thu nhậplà khi cơ cấu kinh tế ở nông thôn còn lạc hậu và hạn chế, quá trình chuyển dịch cơ cấu còn chậm. Vì vậy, để khắc phục khó khăn thì cần có các chính sách cơ cấu kinhtế hợp lý để xây dựng cơ cấu lao động ở nôngthôn.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động là một xu hướng tất yếu của quá trình phát triển nông thôn ở nước ta trong giai đoạn hiện nay theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng giá trị sản xuất các sản phẩm hàng hóa trên cơ sở phát huy thế mạnh của mỗi địa phương, vùng, miền. Đây là chủ trương, định hướng chính sách của Đảng và Nhà nước trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

Cùng với sự ra đời của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, nhiều làng nghề được khôi phục và phát triển đã thu hút được nhiều nguồn vốn trong dân cư, tạo được việc làm tại chỗ cho hàng chục vạn lao động và đào tạo, bồi dưỡng những lao động phổ thông thành lao động có kỹ thuật.

Tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trìnhđô thị hóa nông thôn ở Việt Nam. Và khi tốc độ phát triển kinh tế - xã hội càng nhanh thì quá trìnhđô thị hóa diễn ra càng mạnh.

Kinh tế- xã hội phát triển thì nền kinh tế đặt ra nhu cầu cần thiết để đáp ứng sự phát triển như: hạ tầng kỹ thuật,nhu cầu về lao động, năng suất lao động và các dịch vụ khác... một cách cần thiết và tất yếu.Sự chuyển dịch từ một nềnkinh tế lạc hậu sang nền kinh tế phát triển theo nguyên tắc thị trường, cạnh tranh và hội nhập kéo theo sự phát triểnkinh tế tăng lên vềmặtquy mô, số lượng và chất lượng các cơ sở kinh tế. Điều này đặt ra một đòi hỏi khách quan và tất yếu về sự đáp ứng của công nghiệp, công nghệ - thông tin, thương mại, dịch vụ phục vụ cho nền kinh tế trong quá trìnhđô thihóa.

Mức độ hoàn thiện của hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội

Đây là yếu tố có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trước hết là hệ thống giao thông, thuỷlợi, hệthống thông tin và năng lượng. Hệthống giao thông thuận lợi sẽ

Trường Đại học Kinh tế Huế

giảm chi phí vận tải, thuận lợi cho giao lưu kinh tế và văn hoá với các vùng khác từ đó hình thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá và phát triển các ngành nghềphi nông nghiệp. Hệthống điện, thông tin giúp cho người dân có khả năng trang bịmáy móc kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động, thuận lợi trong việc tiếp thu những thành tựu mới về khoa học kỹ thuật, trình độ dân trí được nâng cao. Hệ thống trường học, bệnh viện có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khoẻcho nhân dân và đào tạo nhân lực. Vì vậy, hệthống cơ sởhạtầng kinh tếxã hội tác động một cách tổng hợp tới quá trình phát triển kinh tếxã hội và mức sống của dân cư

Nguồn vốn đầu tư cho sản xuất

Đểphát triển kinh tế phải có nguồn vốn đầu tư mua sắm tư liệu sản xuất và làm cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thuận lợi. Với trình độ phát triển kinh tế ở nông thôn hiện nay, hầu hết các hộ nông dân đều thiếu vốn sản xuất.

Với các hộ gia đình trẻ mới tách hộ thì tình trạng thiếu vốn càng trầm trọng. Do vậy, để tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn thì cần phải giúp đỡ người nông dân có khả năng huy động mọi nguồn vốn vào sản xuất, đồng thời mở lớp tập huấn cho người nông dân nâng cao khả năng quản lý và sửdụng có hiệu quả nguồn vốn trong sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó nhà nước cũng cần cung cấp vốn cho nông dân qua nhiều hình thức đểmởrộng sản xuất kinh doanh và tăng thu nhập

Các nhân tố thụôc về cơ chế chính sách.

Chính sách của nhà nước ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của lao động nông thôn. Người nông dân không thể có khả năng làm mọi việc mình muốn. Họ có quyền tự chủ khá lớn trên mảnh đất của họ, tuy nhiên vẫn phải phù hợp với quy định của pháp luật. Ví dụ: Không được tựý chuyển đổi mục đích sử dụng đất...Còn những điều kiện khác cho phát triển sản xuất thì chủ yếu phải do chính sách của nhà nước như: Chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp và nông thôn, chính sách khuyến nông, chính sách hỗ trợ nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản ...đều phải dựa vào vai trò của nhà nước và nó có tác động to lớn và lâu dài tới phát triển kinh tếnông nghiệp và nông thôn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CHO LAO ĐỘNG