• Không có kết quả nào được tìm thấy

Gv nhận xét, chốt.

IV. Củng cố: (2’)

? Nêu ý nghĩa và đặc điểm của phương thức tự sự ? V. Hướng dẫn về nhà: (5’)

- Nắm chắc đặc điểm và ý nghiã văn bản tự sự.

- Học thuộc phần ghi nhớ sgk/28

- Chuẩn bị bài: “Tìm hiều chung về văn tự sự”(tiết 2).

* Học sinh chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi của giáo viên.

? Phương thức tự sự thể hiện ra sao trong truyện “Ông già và thần chết”?

? Câu chuyện thể hiện ý nghĩa gì?Bài thơ có phải tự sự không? Vì sao?

? Hãy kể lại câu chuyện bằng miệng? Đọc hai văn bản Huế: Khai mạc trại điêu khắc quốc tế lần thứ ba và Người Âu Lạc đánh tan quân Tần xâm lược, tìm hiểu phương thức biểu đạt của mỗi văn bản để trả lời câu hỏi:

- Có phải văn bản tự sự không?Nếu là văn bản tự sự thì căn cứ vào biểu hiện cụ thể nào để khẳng định như vậy?Vai trò của phương thức tự sự đối với việc biểu đạt nội dung của văn bản?Kể lại câu chuyện để giải thích vì sao người Việt Nam tự xưng là con Rồng cháu Tiên?

E. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

...

***************

Ngày soạn: ……/……/2020

Ngày giảng: 6A: ……/……/..…… Tiết 18

*Kỹ năng bài dạy:

- Rèn kỹ năng nhận diện, phân loại nhân vật, tìm hiểu, xâu chuỗi các sự vật.

*Kỹ năng sống:

- Suy nghĩ, phê phán, sáng tạo: phân tích, bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm, tầm quan trọng của sự việc và nhân vật trong văn tự sự, cũng như mối quan hệ của 2 yếu tố đó.

3.Thái độ

- Rèn luyện kỹ năng nhận diện, phân loại nhân vật, tìm hiểu sâu chuỗi các sự việc, chi tiết trong truyện.

4. Phát triển năng lực học sinh - Năng lực: Phân tích, giao tiếp.

* Tích hợp giáo dục đạo đức:

- Qua những ví dụ thực tiễn, giáo dục lòng nhân ái, sư khoan dung, tình yêu quê hương, yêu người thân.

B. Chuẩn bị

1. Giáo viên: SGK, SGV, TLTK. Bảng phụ, phấn màu...

2. Học sinh: Vở ghi, SGK, chuẩn bị bài theo câu hỏi trong sách...

C. Phương pháp/KT

- Vấn đáp, KT động não, tái hiện kiến thức, phân tích.

D. Tiến trình giờ dạy

I. Ổn định tổ chức: (1’) Kiểm tra sĩ số.

II. Kiểm tra bài cũ: (5’)

? Cho biết ý nghĩa và đặc điểm chung của văn tự sự? Các truyền thuyết em vừa học có phải là văn bản tự sự không? Vì sao?

Đáp án:

- Tự sự (Kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến kết thúc, thể hiện 1 ý nghĩa.

- ... Giúp con người kể, giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê.

- Các truyền thuyết em vừa được học đều là văn bản tự sự.

* Học sinh trả lời- học sinh nhận xét- bổ sung.

* GV nhận xét- cho điểm.

III. Bài mới

Hoạt động 1: (PP thuyết trình: 1’)

*Giới thiệu bài:

Ta đã biết trong văn bản tự sự bây giờ cũng có sự việc, có người. Đó là sự việc (chi tiết) hay nhân vật. Đây là 2 điều cốt lõi, là linh hồn của văn bản tự sự. Tại sao lại nói thế, chúng ta sẽ được củng cố trong tiết học hôm nay.

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 2:

-Thời gian: 6 phút

-Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố kiến thức về đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự.

-Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân.

-Phương pháp dạy học: Vấn đáp tái hiện kiến thức.

-Kĩ thuật dạy học: Động não.

? Sự việc trong văn tự sự được trình bày như thế nào?

Dự kiến học sinh trả lời.

- Các sự việc kết hợp với nhau theo quan hệ nhân quả.

- Sự việc trong văn tự sự được trình bày cụ thể về:

+ Thời gian, địa điểm.

+ Nhân vật cụ thể.

+ Nguyên nhân, diễn biến, kết quả.

- Sắp xếp các sự việc thể hiện tình tiết và chủ đề của truyện.

Hoạt động 3:

-Thời gian: 5 phút

-Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố kiến thức về đặc điểm của nhân vật trong văn tự sự.

-Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân.

-Phương pháp dạy học: Vấn đáp, tái

I. Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự

1.Sự việc trong văn tự sự

- Các sự việc kết hợp với nhau theo quan hệ nhân quả.

- Sự việc trong văn tự sự được trình bày cụ thể về:

+ Thời gian, địa điểm.

+ Nhân vật cụ thể.

+ Nguyên nhân, diễn biến, kết quả.

- Sắp xếp các sự việc thể hiện tình tiết và chủ đề của truyện.

2.Nhân vật trong văn tự sự

hiện kiến thức.

-Kĩ thuật dạy học: Động não.

? Trong văn tự sự thường có mấy kiểu nhân vật? Nêu rõ đặc điểm của các kiểu nhân vật đó?

Dự kiến học sinh trả lời.

- Nhân vật chính: Đóng vai trò chủ yếu trong việc thực hiện tình tiết của văn bản. NV chính được kể ra ở nhiều phương diện hơn NV phụ.

- Nhân vật phụ: Giúp nhân vật chính hành động.

Hoạt động 4:

-Thời gian: 20 phút

-Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập phần luyện tập.

-Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân.

-Phương pháp dạy học: Vấn đáp, tái hiện kiến thức, phân tích.

-Kĩ thuật dạy học: Động não.

Y/cầu 1: HS đọc và chỉ ra yêu cầu của BT 1.

- HS chuẩn bị ra phiếu học tập hoạt động nhóm .

- HS trình bày .

(Học sinh tự bộc lộ kĩ năng nói trước lớp)

- Nhân vật chính: Đóng vai trò chủ yếu trong việc thực hiện tình tiết của văn bản. NV chính được kể ra ở nhiều phương diện hơn NV phụ.

- Nhân vật phụ: Giúp nhân vật chính hành động.

II. Luyện tập 1.Bài tập 1/38-39

* Những việc mà các nhân vật trong truyện làm:

- Vua Hùng: kén rể, mời lạc hầu vào bàn bạc. Gả Mị Nương cho ST.

- Mị Nương: theo chồng về núi.

- Sơn Tinh: Cầu hôn, đem đầy đủ lễ vật đến trước, rước Mị Nương về núi, bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ chống trả Thuỷ Tinh.

- Thuỷ Tinh: Mang lễ vật đến sau, đem quân đuổi theo cướp Mị Nương, gọi gió làm thành giông bão, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh, hằng năm làm mưa gió, bão lụt trả thù.

a) Vai trò, ý nghĩa của các nhân vật:

-Vua Hùng, Mị Nương: là nhân vật phụ không thể thiếu.

- Thuỷ Tinh: nhân vật chính, đại diện cho bão lụt.

- Sơn Tinh: nhân vật chính, người anh hùng chống lũ lụt của Việt cổ.

GV: Nhan đề cũng là một bộ phận quan trọng, thể hiện khái quát chủ đề của tác phẩm. Nhan đề hay là nhan đề vừa phản ánh được chủ đề trung tâm của văn bản, vừa phải ngắn gọn, súc tích.

Gọi tên văn bản theo tên nhân vật chính là cách thường gặp, nhất là trong các truyện kể dân gian.

Cách 1: Không tiêu biểu, chưa nói được thực chất của truyện.

Cách 2: Quá dài, đánh đồng NV chính với NV phụ.

b. Tóm tắt truyện theo sự việc của các nhân vật chính:

Thời vua Hùng Vương thứ 18, ở vùng núi Tản Viên có chàng ST có nhiều tài lạ...ở miền nước thẳm có chàng TT tài năng không kém. Nghe tin vua Hùng kén chồng cho công chúa Mị Nương, hai chàng đến cầu hôn. Vua Hùng kén rể bằng cách đọ tài. ST đem lễ vật đến trước lấy được Mị Nương. TT tức giận đuổi theo hòng cướp lại Mị Nương. Hai bên đánh nhau dữ dội. ST thắng bảo vệ được hạnh phúc của mình, TT thua mãi mãi ôm mối hận thù. Hàng năm TT đem quân đánh ST nhưng đều thua gây ra lũ lụt ở lưu vực sông Hồng.

c) Đặt tên truyện là Sơn Tinh Thuỷ Tinh vì đây là 2 nhân vật chính.

-Trong các tên gọi Vua Hùng kén rể; Truyện vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh và Thuỷ Tinh; Bài ca chiến công của Sơn Tinh; Sơn Tinh, Thuỷ Tinh thì tên gọi thứ tư là hợp lí nhất. - Gọi là Vua Hùng kén rể thì chưa thể hiện được chủ đề của truyện.

Gọi là Truyện Vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh và Thuỷ Tinh thì vừa dài dòng, lại vừa không cho thấy được sự chú ý tới vai trò khác nhau giữa nhân vật chính và nhân vật phụ. Gọi là Bài ca chiến công của Sơn Tinh thì lại không thể hiện được rõ đối kháng