• Không có kết quả nào được tìm thấy

Nhóm giải pháp kỹ thuật lâm sinh

Trong tài liệu TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (Trang 65-68)

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRỒNG RỪNG THƯƠNG

3.2. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TRỒNG RỪNG

3.2.4. Nhóm giải pháp kỹ thuật lâm sinh

Một trong những biện pháp thâm canh có vai trò hết sức quan trọng quyết định NS và chất lượng trồng rừng là công tác giống. Do cây LN có tuổi thọ dài ngày, một thất bại hay thành công trong chọn giống cây rừng phải sau 5 đến 7 năm thậm chí hàng chục năm sau mới thấy. Vì thế công tác giống phải đi trước công tác trồng rừng một bước. Tuy nhiên muốn đáp ứng được nhu cầu về giống có chất lượng cho trồng rừng chúng ta phải xác định cơ cấu các loài cây trồng rừng chủ lực để có kế hoạch nghiên cứu và SX giống.

Tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên đặc biệt đất đai khí hậu, điều kiện KT-XH và nhu cầu TT, các loài cây trồng rừng chủ lực cần đáp ứng các tiêu chuẩn như cây mọc nhanh, NS cao có giá trị KT, thích hợp với điều kiện MT của huyện có thể gây trồng trên diện rộng, phù hợp với nhu cầu TT, có khả năng chống chịu sâu bệnh.

Căn cứ vào kế hoạch TRTM trên địa bàn huyện hiện tại và các năm tiếp theo.

Chủ động giống hợp đồng gieo ươm giống ngay từ đầu vụ không để phát sinh DT, bị động giống. Đơn vị cung ứng giống phải cung ứng đủ giống, giống được kiểm định và bảo hành giống,

Từng bước khuyến cáo các hộ gia đình sử dụng cây giống nhân hom thay cho cây giống gieo ươm từ hạt mà người dân tự gieo ươm hoặc mua giống trôi nổi trên TT, không có nguồn gốc rõ ràng.

24

Tăng cường công tác quản lý giống trên địa bàn, kiểm tra thanh lý hủy các vườn nhân kém chất lượng, hết thời hạn sử dụng của các cơ sở SX giống để đảm bảo SX giống cây hom có chất lượng. Cũng như tiến hành kiểm định cây con trước khi xuất vườn đem bán các hộ gia đình trồng rừng.

Cần thường xuyên cập nhật thông tin về một số giống cây trồng có giá trị KT mang lại hiệu quả cao và các công nghệ chế biến sản phẩm đầu ra như tinh dầu trầm, cây gió bầu, cây sưa.

Đề nghị nâng cao chất lượng cây giống để trồng rừng tìm kiếm giống cây mới có NS cao hơn, chất lượng hơn, có TT và cho thương phẩm cao.

Tổ chức thành lập hệ thống kiểm định, kiểm nghiệm giống từ tỉnh huyện xuống cơ sở, tiến hành quản lý theo chuổi hành trình và cấp chứng chỉ giống thực hiện dán nhãn mác và kèm theo lý lịch nguồn gốc giống đối với các sản phẩm lưu thông trên TT.

- Tăng cường công tác khuyến nông khuyến lâm

Triển khai các mô hình trình diễn, các mô hình khảo nghiệm việc dẫn nhập các giống cây trồng mới, NS cao, có giá trị KT nhằm đa dạng hoá cơ cấu cây trồng trong trồng rừng.

Nghiên cứu xây dựng và chuyển giao ngay quy trình trồng rừng thâm canh trên cơ sở đánh giá đất, điều kiện lập địa, xác định giống và các biện pháp lâm sinh trong việc trồng, phòng chống dịch sâu bệnh hại cũng như trong công tác khai thác và vận chuyển sản phẩm rừng trồng.

PT LN XH và tăng cường các hoạt động khuyến lâm, phổ biến các kỹ thuật công nghệ tiên tiến cũng như tổng kết và phổ biến các mô hình nông lâm kết hợp hiệu quả cao như mô hình keo xen sắn nhằm giúp đỡ các hộ gia đình PT KT.

Cấp chứng chỉ rừng trồng cho những khu rừng hội đủ điều kiện tiêu chỉ về kỹ thuật, MT, XH nhằm của tổ chức cấp chứng chỉ. Đây là cơ hội tăng giá trị khu rừng trồng, giá gỗ rừng trồng sẽ tăng cao tạo tiền đề để hòa nhập vào hoạt động SX KD gỗ rừng trồng của khu vực và thế giới.

25

- Thành lập nhóm LN trang trại những hộ gia đình có đam mê về trồng rừng, có hướng làm giàu bằng nghề rừng, để học hỏi trao đổi kinh nghiệm trồng rừng trao đổi những thông tin giống cây trồng, biện pháp kỹ thụât, khoa học công nghệ, TT của tỉnh bạn cũng như khu vực và thế giới cùng vươn lên làm giàu

- Lựa chọn lập địa và quy hoạch vùng trồng

+ Muốn KD TRTM thành công có hiệu quả KT cao, không thể thực hiện theo lối trồng rừng truyền thống trước đây của người dân. Mà cần xác định rõ và cụ thể điều kiện lập địa, cây nào đất đấy, trồng phù hợp với từng loài cây trồng và mục tiêu sản phẩm. Đây là điều rất quan trọng đảm bảo cho trồng rừng bền vững về mặt sinh thái và có hiệu quả về mặt KT và XH.

Trong chiến lược PT KT, mặt dù huyện đã có quy hoạch khu trồng rừng tập trung tạo vùng nguyên liệu cung cấp cho nhà máy chế biến. Tuy nhiên không quy hoạch được trồng rừng tập trung thì ưu tiên trồng rừng phân tán trồng cây gỗ lớn hay cây đặc sản có giá trị cao.

+ Đối với những DT trồng rừng tập trung trên quy mô lớn và vừa (rừng liền vùng liền khoảnh), DT trồng rừng xa khu dân cư không nên giao khoán cho các hộ dân vì công tác triển khai trồng rừng và bảo vệ gặp nhiều khó khăn nên tổ chức trồng rừng khoán theo từng công đoạn như làm đất, trồng rừng,...

+ Đối với những DT đất trồng rừng manh mún, nằm xen kẽ với các hộ nên tổ chức giao khoán cho các hộ dân sở tại trồng rừng cả chu kỳ để tiện cho công việc bảo vệ và triển khai các hoạt động trồng rừng.

- Cơ cấu loài cây và kỹ thuật trồng

Cơ cấu cây trồng rừng phải bám sát chiến lược sản phẩm trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh của huyện, đồng thời phải bám sát điều kiện tự nhiên: đất đai, đia hình khí hậu ...và các điều kiện SX KD khác:vị trí địa lý, TT, cơ sở chế biến... Đối với huyện Phú Lộc nên tập PT các mô hình cây mọc nhanh cho NS cao như Keo lai hom, Keo tai tượng,

Kỹ thuật trồng rừng và mức độ thâm canh cần được cụ thể hoá cho từng loài cây, điều kiện lập địa và mục tiêu sản phẩm; áp dụng từ khâu chọn loài, lựa chọn

26

giống, thời vụ, làm đất, bón phân, mật độ trồng tối ưu, phòng chống sâu bệnh... và phải được vận dụng phù hợp với từng loài, từng lập địa, từng vùng.

Nâng cao NS trồng rừng là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến PT TRTM, sẽ trực tiếp đem lại cho người trồng rừng một nguồn thu nhập đáng kể.

Khâu giống vẫn còn nhiều tiềm năng để nâng cao NS trồng rừng, sử dụng giống mới và áp dụng biện pháp thâm canh rừng để nâng cao NS trồng rừng đạt từ 20m3 -25m3/ha/năm.

Trong tài liệu TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (Trang 65-68)