• Không có kết quả nào được tìm thấy

Các yếu tố nguy cơ của nhồi máu não

Chương 4: BÀN LUẬN

4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

4.1.4. Các yếu tố nguy cơ của nhồi máu não

Ở tất cả các nước châu âu và bắc Mỹ, các nghiên cứu đều đã chứng minh ĐTĐ là yếu tố nguy cơ gây ra tất cả các thể đột quỵ, nhưng ở Nhật Bản và Trung Quốc dường như không thấy đó là YTNC. Chưa có một nghiên cứư nào cho thấy sự kiểm soát tốt ĐTĐ thì làm giảm tỷ lệ mới mắc đột quỵ, nhưng dự phòng tốt tăng đường máu thì làm giảm tổn thương não giai đoạn cấp của đột quỵ. Nguy cơ đột quỵ tương đối là 1,8 ở nam giới và 2,2 ở nữ giới trong nhóm ĐTĐ. Các nghiên cứu bệnh - chứng trên người mắc đột quị não về các nghiên cứu tiến cứu dịch tễ học đã xác nhận một ảnh hưởng có tính độc lập về đột quỵ do thiếu máu với một sự tăng nguy cơ tương đối trong những người ĐTĐ dao động từ 1,8 đến 6 lần [38]. Trong nghiên cứu này của chúng tôi cũng không cho thấy có sự liên quan của đái tháo đường với nhồi máu não, tỷ lệ bệnh nhân mắc đái tháo đường ở nhóm bệnh và nhóm chứng tương đương nhau, tuy nhiên kết quả không có ý nghĩa thống kê với (p=1, OR=1, 95% CI 0,6-1,7).

- Rối loạn lipid máu:

Rối loạn lipid máu là khi có biểu hiện rối loạn một hoặc nhiều thành phần sau đây: tăng cholesterol toàn phần, tăng triglicerit, tăng cholesterol-

LDL, giảm cholesterol- HDL.

Cholesterol, Triglycerid, phospholipids từ thức ăn sau khi hấp thu qua niêm mạc ruột non được vận chuyển trong lòng mạch máu đi đến các mao mạch của các mô mỡ và ở đây có các thụ cảm thể đặc hiệu với từng loại để đưa LDL vào trong các tế bào để tổng hợp các thành phần của tế bào, các hoocmon steroid. Ngoài con đường ngoại sinh trên còn có con đường vận chuyển nội sinh hay còn gọi là chuyển hoá lipoprotein ở mạch máu, các cholesterol dư thừa được HDL đưa về gan để tổng hợp ra các acid mật, đưa xuống tiểu tràng. Khi lượng cholesterol trong tế bào dư thừa theo cơ chế ngược các thụ cảm thể không tiếp nhận các thành phần Lipid, đồng thời nội sinh bị ức chế, tất nhiên, đây là một quá trình phức tạp. Trong xơ vữa mach máu quá trình trên bị phá vỡ vì LDL tăng cao đưa nhiều cholesterol tới các tế bào máu ngoại vi, HDL thấp không đưa được cholesterol dư thừa về gan.

Rối loạn lipid máu vừa có tác dụng thúc đẩy bệnh xơ vữa mạch, vừa có tác dụng thúc đẩy bệnh tăng huyết áp. Sự kết hợp giữa rối loạn lipid máu- xơ vữa động mạch- THA sẽ làm cho tất cả bệnh này cùng tăng thêm lên, sễ làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng nhóm bệnh nhân mắc nhồi máu não có rối loạn lipid máu cao hơn hẳn nhóm chứng, hay có thể nói rối loạn lipid máu có nguy cơ bị nhồi máu não cao gấp 2,7 lần, với p<0,001, OR=2,7, 95%cl= 1,0-4,7).

- Thuốc lá:

Theo CE.Bartechi. TD.MacKensie. RW. Schrier thuốc lá chịu trách nhiệm 50% toàn bộ tử vong và trong đó một nửa là do bệnh tim mạch [38]

Thuốc là làm biến đổi nồng độ lipid mà quan trọng là làm giảm yếu tố bảo vệ HDL, ngoài ra còn làm tăng fibrinogen, tăng tính đông máu, độ nhớt máu,

tăng kết dính tiểu cầu… Hút thuốc lá chủ động hay bị động đều cũng làm tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch và nhất là tuỳ thuộc số lượng hút và thời gian hút.

Một nghiên cứu bệnh - chứng 114 bệnh nhân chảy máu dưới nhện ở Phần Lan cho thấy tỷ lệ hút thuốc lá ở những người bị đột quỵ cao hơn so với nhóm chứng. YTNC tương đối chảy máu dưới nhện ở nhóm hút thuốc lá so với nhóm không hút là 2,7 ở nam và 3,0 ở nữ [39]. Trong nghiên cứu thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ hút thuốc lá ở 2 nhóm.

- Lạm dụng rượu: đã có một số nghiên cứu được công bố về sự liên quan giữa uống nhiều rượu và THA. Uống trên 30g rượu mỗi ngày từ 2 năm trở lên làm tăng huyết áp nặng lên và tăng nguy cơ đột quỵ. Các thực nghiệm cho thấy ethanol với nồng độ cao trong máu, có tác dụng co mạch trực tiếp rõ rệt, kích thích thần kinh trung ương, làm tăng cung lượng tim, rối loạn nhịp tim như cơn rung nhĩ kịch phát, bệnh cơ tim, giảm tưới máu não. Ngoài ra uống nhiều rượu còn làm tăng hematcrit, làm tăng độ nhớt của máu.

Chính vì vậy TCYTTG khuyến cáo, rượu làm THA và là YTNC quan trọng đối với bệnh tim mạch và biến chứng tim mạch như đột quỵ. Bằng chứng cho thấy nếu uống trên 30g rượu mỗi ngày, sẽ có hại cả về mặt sinh học, xã hội và giảm tác dụng của thuốc điều trị tăng huyết áp. Nhưng nếu uống dưới 30g mỗi ngày thì có thể chấp nhận được. Khi sử dụng rượu ở mức độ vừa phải thì lại có lợi vì làm giảm nguy cơ bệnh mạch vành, làm tăng cholesterol- HDL và tăng các yếu tố hoạt hoá plasminogen nội sinh.

Theo Nguyễn Minh Hiện, trên đối tượng bị nhồi máu não, tỷ lệ lạm dụng rượu bia: 37,3%, nghiện thuốc lá: 62,7%, rối loạn lipid máu: 44,1%, đái tháo đường: 16,9% [40], còn theo Ji.R.S Schwamm L.H: rối loạn lipid máu:

38%, nghiện thuốc lá: 34% [41].

Trong nghiên cứu này của chúng tôi thấy rằng không có sự khác biệt về tỷ lệ uống rượu bia ở cả 2 nhóm.

Khuyến cáo: nên kiểm tra làm xét nghiệm bilan lipid định kỳ đối với những đối tượng có yếu tố nguy cơ mắc đột quỵ. Đối với đối tượng bị đột quỵ cần phải làm xét nghiệm bilan lipid thường xuyên.

4.2. Đặc điểm rối loạn nhận thức sau nhồi máu não