• Không có kết quả nào được tìm thấy

Phân bổ, quản lý và sử dụng vốn ĐTC

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIÁM SÁT ĐTC CỦA

2.2. T ỔNG QUAN VỀ ĐTC CỦA V IỆT N AM

2.2.2. Phân bổ, quản lý và sử dụng vốn ĐTC

2.2.2.1. ĐTC theo ngành, lĩnh vực

Mục tiêu của ĐTC là nâng cao CSHT, cải thiện đời sống của người dân và tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, thuận tiện, bình đẳng cho các thành phần kinh tế. Tuy vậy, mục tiêu này không phải lúc nào cũng được thực hiện một cách quyết liệt.

Bảng 2.3: ĐTC thực hiện theo ngành kinh tế (2015-2019)

Đơn vị tính: tỷ đồng, %

Năm 2015 2016 2017 2018 2019

Tổng số 519878 100% 557633 100% 596096 100% 618661 100% 634948 100%

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

33168 6,38 40930 7,34 44230 7,42 45137 7,30 46961 7,40 Khai

khoáng 22251 4,28 23309 4,18 22473 3,77 20168 3,26 17207 2,71 Công

nghiệp chế biến, chế tạo

36391 7,00 41711 7,48 46078 7,73 45317 7,33 47145 7,43 Sản xuất và

phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí

72522 13,95 86266 15,47 87985 14,76 85746 13,86 86988 13,70

Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải

21055 4,05 22026 3,95 25751 4,32 24622 3,98 23937 3,77

Xây dựng 32492 6,25 33737 6,05 36481 6,12 37552 6,07 38224 6,02 Bán buôn

và bán lẻ;

sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác

11177 2,15 9480 1,70 10849 1,82 9397 1,52 9517 1,50

Vận tải, kho

bãi 114685 22,06 105281 18,88 112781 18,92 137273 22,19 143328 22,57 Dịch vụ lưu

trú và ăn

uống 4159 0,80 4461 0,80 5126 0,86 5444 0,88 5651 0,89

Thông tin và truyền thông

13413 2,58 13941 2,50 14724 2,47 13178 2,13 13651 2,15 Hoạt động

tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

9878 1,90 10037 1,80 8941 1,50 6310 1,02 5968 0,94 Hoạt động

kinh doanh bất động sản

11749 2,26 12825 2,30 14008 2,35 10270 1,66 9270 1,46 Hoạt động

chuyên môn, khoa học và công nghệ

15752 3,03 16729 3,00 18777 3,15 21573 3,49 22331 3,52

Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ

2339 0,45 2342 0,42 2742 0,46 2846 0,46 2902 0,46 Hoạt động

của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội; quản lý Nhà nước, an ninh quốc phòng; đảm bảo xã hội bắt buộc

45777 8,81 48051 8,62 50847 8,53 52369 8,46 57516 9,06

Giáo dục và

đào tạo 35092 6,75 39090 7,01 42800 7,18 48503 7,84 49971 7,87 Y tế và hoạt

động trợ

giúp xã hội 20743 3,99 29276 5,25 31355 5,26 33903 5,48 34922 5,50 Nghệ thuật,

vui chơi và

giải trí 10450 2,01 12101 2,17 13591 2,28 13115 2,12 13492 2,12 Hoạt động

khác 6785 1,31 6040 1,08 6557 1,10 5938 0,96 5967 0,94

Nguồn: [55]

Qua bảng số liệu trên cho thấy, ĐTC của Việt Nam ở tất cả 19 ngành kinh tế, trong khi đó, không phải ngành kinh tế nào cũng cần phải có sự tham gia đầu tư của nhà nước (như: bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác; dịch vụ lưu trú và ăn uống; nghệ thuật, vui chơi và giải trí...). Xét về tỷ trọng cho thấy, đầu tư cho CSHT kinh tế, CSHT xã hội chỉ chiếm bình quân khoảng 30%, còn lại khoảng 70% là đầu tư vào các ngành, lĩnh vực khác mà khu vực tư nhân hoàn toàn có thể đảm nhiệm và có hiệu quả. Khi nhà nước đầu tư vào các ngành, lĩnh vực mà khu vực kinh tế tư nhân hoặc kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có thể đảm nhận được, có hiệu quả hơn sẽ dẫn đến tác động hay hiện tượng thoái lui đầu tư tư nhân và sẽ không đạt được hiệu quả do không vận hành theo cơ chế thị trường. Ngoài ra, thực tế ĐTC có xu hướng ưu tiên phân bổ vào phát triển CSHT kỹ thuật và trực tiếp sản xuất vật chất nhưng chưa dành sự quan tâm đúng mức, phù hợp đối với phát triển khoa học công nghệ, CSHT xã hội như giáo dục, y tế, chiếm bình quân khoảng 10% tổng ĐTC. Điều này dẫn đến hạn chế trong cải thiện phúc lợi xã hội, xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững.

Trong điều kiện nguồn lực hạn chế, có vẻ như Việt Nam đang thực hiện cơ chế phân bổ vốn ĐTC cho nhiều ngành, lĩnh vực nhằm đảm bảo sự đồng đều mà không có sự ưu tiên rõ rệt. Điều này dẫn đến tình trạng không đủ vốn để thực hiện các dự án có tính chất đột phá. Tình trạng đầu tư dàn trải vẫn tiếp diễn và chưa có dấu hiệu giảm đi trong giai đoạn gần đây [53].

2.2.2.2. ĐTC theo cấp quản lý

Thời gian qua, Việt Nam đã đẩy mạnh sự phân cấp quản lý ĐTC theo xu hướng phân quyền mạnh, tăng thực quyền và tăng sự chủ động của địa phương trong huy động nguồn lực, phân bổ, sử dụng vốn ngân sách cho các hoạt động ĐTC. Tiêu chí phân bổ ngân sách cho các địa phương (trong đó có chi ĐTC) gồm: dân số (dân số chung và dân thiểu số); trình độ phát triển (bao gồm tỷ lệ hộ nghèo, thu nội địa, tỷ lệ điều tiết về ngân sách Trung ương); diện tích tự nhiên); số lượng các đơn vị hành chính; tiêu chí bổ sung khác.

Xét về phân cấp quản lý vốn đầu tư trong giai đoạn 2015-2019 cho thấy mặc dù đều tăng về số lượng nhưng tỷ trọng vốn ĐTC thuộc trung ương quản lý có luôn nhỏ hơn tỷ trọng vốn ĐTC thuộc địa phương quản lý. Nếu như năm 2000, tỷ trọng vốn đầu tư trung ương chiếm 59,84% và địa phương chiếm 40,16%; sau 15 năm, đến năm 2015 tỷ lệ này bị đảo ngược, ĐTC từ nguồn ngân sách của Trung ương chỉ chiếm có hơn 47% trong khi đó ĐTC từ nguồn ngân sách của địa phương đã tăng lên chiếm hơn 50% (Tổng cục Thống kê, Báo cáo tình hình KTXH hàng năm).

Bảng 2.4: Cơ cấu vốn ĐTC phân theo cấp quản lý

Năm

Trung ương Địa phương Tổng số Giá trị

(tỷ đồng)

Tỷ trọng

(%)

Giá trị (tỷ đồng)

Tỷ trọng

(%)

Giá trị (tỷ đồng)

Tỷ trọng (%) 2015 249.022 47,90 270.856 52,10 519.878 100 2016 268.221 48,10 289.412 51,90 557.633 100 2017 260.494 43,70 335.602 56,30 596.096 100 2018 253.032 40,90 365.629 59,10 618.661 100 2019 257.154 40,50 377.794 59,50 634.948 100

Nguồn: [55]

Sự giảm tỷ trọng vốn đầu tư phân cấp cho Trung ương trong giai đoạn gần đây được lý giải bởi trong thời kỳ đầu, Nhà nước phải tập trung đầu tư phát triển CSHT kinh tế kỹ thuật kết nối giữa các vùng, địa bàn, khu vực kinh tế nên chủ

yếu được thực hiện bởi nguồn vốn đầu tư thuộc trung ương quản lý theo phân cấp về quản lý NSNN. Sau khi kết cấu hạ tầng trên phạm vi cả nước đã tương đối hoàn chỉnh và đồng bộ, vốn đầu tư thuộc trung ương quản lý chủ yếu tập trung vào các chương trình mục tiêu, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội nên tỷ trọng đã giảm tương đối so với vốn đầu tư thuộc địa phương quản lý. Tuy nhiên, thực tế có tình trạng theo phân cấp đầu tư, địa phương phê duyệt dự án ĐTC tràn lan nhưng lại ghi nguồn vốn từ ngân sách trung ương hoặc vay vốn, ứng vốn từ ngân sách trung ương. Do đó, dẫn đến khi không cân đối được nguồn vốn từ trung ương, dự án ĐTC của địa phương bị chậm tiến độ, gây lãng phí nguồn lực của Nhà nước. Nhìn chung, tình trạng đầu tư tràn lan của các địa phương trong thời gian vừa qua có nguyên nhân từ chính sách phân cấp quá mức và chủ yếu là do lỗi của địa phương [53].