• Không có kết quả nào được tìm thấy

Khỏi niệm về hệ thống thụng tin

Trong tài liệu HỆ THỐNG BÁN HÀNG TẠI TRUNG (Trang 5-10)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ Lí THUYẾT HỆ THỐNG THễNG TIN

1.1. Khỏi niệm về hệ thống thụng tin

1.1.1. Khái niệm và định nghĩa

Có nhiều định nghĩa về hệ thống thông tin khác nhau và các khái niệm liên quan.

Về mặt kĩ thuật, hệ thống thông tin (HTTT) được xác định như một tập hợp các thành phần được tổ chức để thu thập, xử lý, lưu trữ, phân phối và biểu diễn thông tin, trợ giúp việc ra quyết định và kiểm soát hoạt động trong một tổ chức. Ngoài các chức năng kể trên, nó còn có thể giúp người quản lý phân tích các vấn đề, cho phép nhìn thấy được một cách trực quan những đối tượng phức tạp, tạo ra các sản phẩm mới. Liên quan đến HTTT là các khái niệm sẽ đề cập tới như dữ liệu, thông tin, hoạt động thông tin, xử lý dữ liệu, giao diện…

Dữ liệu (Data) là những mô tả về sự vật, con người và sự kiện trong thế giới mà chúng ta gặp bằng nhiều cách thể hiện khác nhau, như bằng ký tự, chữ viết, biểu tượng, hình ảnh, âm thanh, tiếng nói,…

Thông tin (Information) cũng như dữ liệu, đã có nhiều định nghĩa khác nhau. Một định nghĩa bao trùm hơn cả, xem thông tin là dữ liệu được đặt vào một ngữ cảnh với một hình thức thích hợp và có lợi cho người sử dụng cuối cùng.

Các hoạt động thông tin (Information Activities) là các hoạt động xảy ra trong một HTTT, bao gồm việc nắm bắt, xử lý, phân phối, lưu trữ, trình diễn dữ liệu và kiểm tra các hoạt động trong HTTT.

Xử lý (Processing) dữ liệu được hiểu là các hoạt động lên dữ liệu như tính toán, so sánh, sắp xếp, phân loại, tổng hợp…làm cho nó thay đổi về nội dung, vị trí hay cách thể hiện.

Giao diện (Interface) là chỗ mà tại đó hệ thống trao đổi dữ liệu với hệ thống khác hay môi trường. Ví dụ: giao diện của một HTTT thường là màn hình, bàn phím, chuột, micro, loa hay card mạng…

Môi trường (Enviroment) là phần của thế giới không thuộc hệ thống mà có tương tác với hệ thống thông qua các giao diện của nó.

1.1.2. Hệ thống thông tin quản lý

Trong các HTTT, HTTT quản lý (Management Information System - MIS) được biết đến sớm và phổ biến nhất. Đối tượng phục vụ của HTTT quản lý thục sự rộng hơn rất nhiều so với ý nghĩa bản than tên gọi của nó. HTTT quản lý là sự phát triển và sử

dụng HTTT có hiệu quả trong một tổ chức (Keen, Peter G.W.- một người đứng đầu trong lĩnh vực này).

Hình 1.1. Các yểu tố cấu thành của HTTT

Năm yếu tố cấu thành của HTTT quản lý xét ở trạng thái tĩnh là: Thiết bị tin học (máy tính, các thiết bị, các đường truyền,…(phần cứng), các chương trình (phần mềm), dữ liệu, thủ tục - quy trình và con người (hình 1.1). Các định nghĩa về HTTT trên đây giúp cho việc định hướng quá trình phân tích, thiết kế hệ thống. Tuy vậy, sự mô tả này là chưa đủ, cần đi sâu phân tích cụ thể mới có được sự hiểu biết đầy đủ về một hệ thống thực và cho pháp ta xây dựng cơ sở dữ liệu các chương trình và việc bố trí các thành phần bên trong nó.

1.1.3. Phân loại hệ thống thông tin 1. Hệ thống tự động văn phòng

Hệ thống tự động văn phòng (Office Automation System - OAS) là HTTT gồm máy tính với các hệ phần mềm như hệ xử lý văn bản, hệ thư tín điện tử, hệ thống lập lịch làm việc, bảng tính, chương trình trình diễn báo cáo…cùng các thiết bị khác như máy fax, máy in, điện thoại tự ghi…chúng được thiết lập nhằm tự động hóa công việc ghi chép, tạo văn bản và giao dịch bằng lời, bằng văn bản làm tăng năng suất cho những người làm công việc văn phòng.

2. Hệ thống truyền thông

Hệ thống truyền thông (Communication System - CS) giúp cho việc thực hiện các Nhân tố có sẵn Nhân tố thiết lập

Công cụ Cầu nối Nguồn lực

Phần cứng Phần mềm Dữ liệu Thủ tục Con người

trao đổi thông tin, dữ liệu giữa các thiết bị dưới các hình thức khác nhau với những khoảng cách xa một cách dễ dàng, nhanh chóng và chất lượng. Hệ thống này đóng vai trò phục vụ cho các HTTT quản lý, hệ trợ giúp điều hành và các hệ khác hoạt động hiệu quả. Ngày nay, trong điều kiện phát triển của Internet, truyền thông được xem như bộ phận của HTTT.

3. Hệ thống xử lý giao dịch

Hệ thống xử lý giao dịch (Transaction Processing System - TPS) là một HTTT nghiệp vụ. Nó phục vụ cho hoạt động của tổ chức ở mức vận hành. Nó thực hiện việc ghi nhận các giao dịch hàng ngày cần thiết cho hoạt động nghiệp vụ của tổ chức để giao dịch với khách hàng, nhà cung cấp, những người cho vay vốn…như hệ thống lập hóa đơn bán hàng, hệ thống giao dịch ở các ngân hàng, hệ thống bán vé của các hãng hàng không,…Nó là HTTT cung cấp nhiều dữ liệu nhất cho các hệ thống khác trong tổ chức.

4. Hệ thống cung cấp thông tin thực hiện

Hệ thống cung cấp thông tin thực hiện (Executive Iformation System - EIS) có từ rất sớm, nó cung cấp các thông tin thực hiện trong một tổ chức. Nó là hệ máy tính nhằm tổng hợp và làm các báo cáo về khoảng thời gian nhất định. Các tổng hợp, báo cáo được thực hiện theo mẫu với nội dung, quy trình tổng hợp rất đơn giản, rõ ràng và có định hạn thời gian.

5. Hệ thống thông tin quản lý

Hệ thống thông tin quản lý (Managemant Information System - MES) trợ giúp các hoạt động quản lý của tổ chức như lập kế hoạch, kiểm tra thực hiện, tổng hợp và làm báo cáo, làm các quyết định quản lý trên cơ sở các quy trình thủ tục cho trước. Nhìn chung, nó sử dụng dữ liệu từ các hệ xử lý giao dịch và tạo ra các báo cáo định kỳ hay theo yêu cầu. Hệ này không mềm dẻo và ít có khả năng phân tích.

6. Hệ trợ giúp quyết định

Hệ trợ giúp quyết định (Decision Support System - DSS) là hệ máy tính được sử dụng ở mức quản lý của tổ chức. Nó còn có nhiệm vụ tổng hợp các dữ liệu và tiến hành các phân tích bằng các mô hình để trợ giúp cho các nhà quản lý ra những quyết định có quy trình (bán cấu trúc) hay hoàn toàn không có quy trình biết trước (không có cấu trúc). Nó phải sử dụng nhiều loại dữ liệu khác nhau nên các cơ sở dữ liệu phải được tổ chức và liên kết tốt. Hệ còn có nhiều phương pháp xử lý (các mô hình khác nhau) được tổ chức để có thể sử dụng linh hoạt. Các hệ này thường được xây dựng chuyên dụng cho

mỗi tổ chức cụ thể mới đạt hiệu quả cao.

7. Hệ chuyên gia

Hệ chuyên gia (Expert System - ES) là một hệ trợ giúp quyết định ở mức chuyên sâu. Ngoài những kiến thức, kinh nghiệm của các chuyên gia và các luật suy diễn, nó còn có thể trang bị các thiết bị cảm nhận để thu các thông tin từ những nguồn khác nhau.

Hệ có thể xử lý, và dựa vào các luật suy diễn để đưa ra những quyết định là ở chỗ: hệ chuyên gia yêu cầu những thông tin xác định đưa vào để đưa ra quyết định có chất lượng cao trong lĩnh vực hẹp, dùng ngay được.

8. Hệ trợ giúp điều hành

Hệ trợ giúp điều hành (Execution Support System - ESS) được sử dụng ở mức quản lý chiến lược của tổ chức. Nó được thiết kế hướng sự trợ giúp cho các quyết định không cấu trúc bằng việc làm ra các đồ thị phân tích trực quan và các giao dịch rất thuận tiện với môi trường. Hệ được thiết kế để cung cấp hay chắt lọc các thông tin đa dạng lấy từ môi trường hay từ các hệ thống thông tin quản lý, hệ trợ giúp quyết định.

9. Hệ trợ giúp làm việc theo nhóm

Trong điều kiện nhiều người cùng tham gia thực hiện một nhiệm vụ. Hệ trợ giúp làm việc theo nhóm (Groupware System - GS) cung cấp các phương tiện trợ giúp sự trao đổi trực tuyến các thông tin giữa các thành viên trong nhóm, làm rút ngắn sự ngăn cách giữa họ cả về không gian và thời gian.

10. Hệ thống thông tin tích hợp

Một HTTT của tổ chức thường gồm một vài loại HTTT cùng được khai thác. Có như vậy mới đáp ứng được mục tiêu của tổ chức. Điều này cho thấy, cần phải tích hợp nhiều HTTT khác loại để đảm bảo sự hoạt động hiệu quả của tổ chức. Việc tích hợp các HTTT trong một tổ chức có thể tiến hành theo hai cách: xây dựng một hệ thống thông tin tích hợp (Integrated Information System - IIS) tổng thể hoặc tích hợp các hệ đã có bằng việc ghép nối chúng nhờ các “cầu nối”. Việc sử dụng các hệ tích hợp tổng thể thường đưa tổ chức đến một hệ thống tập trung, một sự phối hợp và kiểm soát chặt chẽ.

Nhưng chúng cũng tạo ra sức ỳ về quản lý, và sự quan liêu trong hoạt động và khó thay đổi. Khi sự tập trung của một HTTT đã đạt đến một điểm bão hòa, nhiều tổ chức bắt đầu cho các bộ phận của mình tiếp tục phát triển những hệ con với các đặc thù riêng. Ngày nay trong môi trường web, nhiều hệ thống phát triển trên môi trường này có thể tích hợp bằng cách ghép nối với nhau một cách dễ dàng nhờ công cụ portal.

1.1.4. Các giai đoạn của phân tích thiết kế hệ thống 1. Khảo sát hiện trạng xác định yêu cầu hệ thống

Xác định yêu cầu là bước đầu tiên và quan trọng của một hệ thống thông tin, nó quyết định đến chất lượng hệ thống thông tin được xây dựng trong các bước sau này.

Việc thu thập các thông tin của hệ thống chính là việc tiến hành khảo sát hệ thống, việc khảo sát hệ thống được chia làm hai giai đoạn:

Giai đoạn khảo sát sơ bộ: nhằm hình thành dự án phát triển hệ thống thông tin.

Giai đoạn khảo sát chi tiết: nhằm thu thập các thông tin chi tiết của hệ thống phục vụ phân tích yêu cầu thông tin làm cơ sở cho các bước sau này.

2. Phân tích hệ thống

a) Phân tích hệ thống về chức năng

Phân tích hệ thông về chức năng hiểu một cách đơn giản là xác định các chức năng nghiệp vụ cần được tiến hành của hệ thống sau khi đã khảo sát thực tế và đi sâu vào các thành phần của hệ thống.

Các bước tiến hành:

Diễn tả chức năng từ mức vật lý về mức logic, từ mức đại thể về mức chi tiết.

Xây dựng sơ đồ phân cấp chức năng.

Xây dựng dòng dữ liệu.

b) Phân tích hệ thống về dữ liệu

Phân tích hệ thống về dữ liệu là việc phân tích về cấu trúc thông tin được dùng và được tổ chức bên trong hệ thống đang khảo sát, xác định được mối quan hệ tự nhiên giữa các thành phần thông tin, hay nói cách khác, đây là quá trình lập lược đồ khái niệm về dữ liệu, làm căn cứ cho việc thiết kế cơ sở dữ liệu sau này.

Việc phân tích dữ liệu thường thực hiện qua hai giai đoạn:

Đầu tiên lập lược đồ dữ liệu theo mô hình thực thể/ liên kết, nhằm phát huy thế mạnh về tính trực quan và dễ vận dụng của mô hình này, bao gồm:

Xác định các kiểu thực thể cùng với các kiểu thuộc tính của nó.

Xác định các mối quan hệ giữa các kiểu thực thể.

Tiếp đó hoàn thiện lược đồ dữ liệu theo mô hình quan hệ nhằm lợi dụng cơ sở lý luận chặt chẽ của mô hình này trong việc chuẩn hóa lược đồ, bao gồm:

Xác định các kiểu thuộc tính của các kiểu thực thể.

Chuẩn hóa danh sách các thuộc tính, từ đó xác định các kiểu thực thể đã được chuẩn hóa.

Xác định mối quan hệ.

3. Thiết kế hệ thống

Trong khi giai đoạn phân tích nghiệp vụ thuần túy xử lý cho quan điểm logic về hệ thống, thì giai đoạn thiết kế hệ thống bao gồm việc xem xét ngay lập tức cá khả năng cài đặt các yêu cầu nghiệp vụ này bằng cách sử dụng máy tính.

Tùy theo quy mô của hệ thống mà các giai đoạn thiết kế có thể áp dụng khác nhau.

Sau đây là các tiến trình đơn giản nhất trong thiết kế hệ thống:

Thiết kế được xem xét bắt đầu từ màn hình tương tác, các dữ liệu vào và ra (các báo cáo) đến cơ sở dữ liệu và các tiến trình xử lý chi tiết bên trong.

Thiết kế vật lý: là quá trình chuyển mô hình logic trừu tượng thành bản thiết kế vật lý hay các đặc tả kỹ thuật. Trong thiết kế vật lý cần phải quyết định chọn ngôn ngữ lập trình, hệ cơ sở dữ liệu, cấu trúc file tổ chức dữ liệu, phần cứng, hệ điều hành và môi trường mạng cần xây dựng.

Hoàn thiện chương trình.

1.2. Tổng quan về SQL Server và cơ sở dữ liệu quan hệ

Trong tài liệu HỆ THỐNG BÁN HÀNG TẠI TRUNG (Trang 5-10)