• Không có kết quả nào được tìm thấy

CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỮA LỖI TRONG VĂN NÓI VÀ VĂN VIẾT

VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ YÊU THÍCH CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỮA LỖI THÔNG QUA KHẢO SÁT NGƯỜI HỌC

4. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỮA LỖI TRONG VĂN NÓI VÀ VĂN VIẾT

Khi người học mắc lỗi, mỗi người dạy có cách phản ứng và xử lý khác nhau. Nói cách khác, lỗi có thể được bỏ qua, bị từ chối (thông báo không hiểu) hoặc được sửa chữa.

Việc chữa lỗi được thực hiện thông qua quá trình can thiệp của giáo viên, trong đó giáo viên đưa ra một sự hỗ trợ diễn đạt hoặc một gợi ý thích hợp.

4.1. Tổng quan về các phương pháp chữa lỗi

Việc sửa lỗi thường diễn ra thông qua một tín hiệu kém đồng tình của người tiếp nhận thông tin với nội dung mà người học đã diễn đạt. Thông thường dấu hiệu này xuất phát từ phía giáo viên, tuy nhiên, trong một số trường hợp, dấu hiệu này cũng đến từ chính người học hoặc đến từ những người học khác khi tiếp nhận thông tin. Wulf (2001) đề cập đến các dạng thức chữa lỗi sau:

- Tự chữa lỗi hoàn toàn (self-initiated self-repair): Người học tự nhận thấy lỗi sai của mình và tự sửa lỗi mà không cần sự giúp đỡ từ bên ngoài.

68

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ GẮN VỚI CHUYÊN NGÀNH TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ: LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

- Tự chữa lỗi có trợ giúp từ bên ngoài (other-initiated self-repair): Người học không tự nhận ra lỗi sai mà phải nhờ vào tín hiệu từ người khác, tuy nhiên người học có thể tự sửa lỗi của mình sau khi nhận được tín hiệu.

- Chữa lỗi một phần từ bên ngoài (self-initiated other-repair): Một người khác thực hiện quá trình chữa lỗi, mặc dù người học đã tự nhận ra lỗi của mình.

- Chữa lỗi hoàn toàn từ bên ngoài (other-initiated other-repair): Một người khác thực hiện quá trình chữa lỗi, người học không tự nhận ra lỗi của mình (Wulf, 2001:114).

Như vậy, các hình thức chữa lỗi dựa trên hai yếu tố: người học có tự nhận ra lỗi của mình hay không và phương án đúng do chính người học hay một người khác đưa ra. Tâm lý học tập cá nhân và các yếu tố liên quan đến mỗi bài học nên được giáo viên xem xét trong quá trình chữa lỗi. Giáo viên có thể tự đặt ra các câu hỏi chẳng hạn như: Liệu việc chữa lỗi có khuyến khích hay làm giảm động lực của người học? Bài học có nhằm vào ngữ âm hoặc kỹ năng đọc không? Người học đang học ở cấp độ nào? Trong những khóa học dành cho người mới bắt đầu, các lỗi phát âm nên được chú trọng, bởi những lỗi này hầu như không thể sửa chữa được ở giai đoạn sau. Trong khi đó, ở các cấp độ cao hơn, yếu tố nội dung văn bản được cho là quan trọng hơn ngữ âm học.

Liên quan đến cách thức chữa lỗi, có thể chia việc chữa lỗi thành 2 hình thức cơ bản:

chữa lỗi trực tiếp và chữa lỗi gián tiếp. Hình thức chữa lỗi trực tiếp được thực hiện thông qua việc giáo viên chỉ đích danh lỗi sai của người học. Ví dụ, người học nói Sie ist sehr schon (Cô ấy đẹp), trong đó từ schon bị nói sai, từ đúng trong trường hợp này phải là schön.

Bằng cách chữa lỗi trực tiếp, giáo viên chỉ ra Es heißt nicht schon, sondern schön (Không phải schon mà là schön). Thông qua đó, người học nhận diện được một cách trực tiếp và nhanh nhất lỗi nằm ở đâu. Ngược lại, nếu một giáo viên nhắc lại đầy đủ câu nói của người học theo dạng thức đúng nhưng không chỉ rõ lỗi sai nằm ở đâu thì có thể xem như giáo viên đó đã áp dụng hình thức chữa lỗi gián tiếp. Ví dụ, giáo viên nhắc lại Ja, sie ist sehr schön (trong đó từ schon đã được thay thế bằng schön). Mỗi hình thức chữa lỗi đều có những ưu và nhược điểm. Việc chữa lỗi gián tiếp giúp cho quá trình giao tiếp có chủ đích trong giờ học không quá bị gián đoạn bởi quá trình chữa lỗi, tuy nhiên lỗi không được chỉ ra hoặc giải thích một cách rõ ràng. Vì vậy, hình thức này phù hợp hơn với người học ở trình độ cao. Ở trình độ sơ cấp, giáo viên cần chú trọng truyền đạt cho người học những đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ đích, vì vậy việc chữa lỗi trực tiếp sẽ đem lại hiệu quả cao hơn (Kleppin, 2003:98). Điều này thể hiện rất rõ trong quá trình giảng dạy ngữ âm, trong đó những lỗi sai cơ bản trong phát âm cần phải được chỉ ra và sửa một cách trực tiếp.

4.2. Các phương pháp chữa lỗi trong văn nói

Từ trước đến nay, trong việc dạy và học ngoại ngữ, việc chữa lỗi trong văn viết vẫn được xem là quan trọng nhất và giữ vị trí trung tâm. Tuy nhiên, trong những năm gần đây,

vấn đề chữa lỗi trong văn nói ngày càng được coi trọng và nghiên cứu một cách kỹ càng, từ đó có thể đưa ra những tư vấn về phương pháp chữa lỗi trong văn nói. Việc nghiên cứu cách chữa lỗi trong văn nói xuất phát từ thực tế là tiến trình bài giảng và việc thiết kế nội dung bài tập chịu ảnh hưởng tương đối lớn từ hoạt động nói của người dạy và người học.

Trong giờ học ngoại ngữ, việc chữa lỗi trong văn nói có một đặc điểm riêng biệt, khác với việc sửa chữa theo nghĩa thông thường. Việc chữa lỗi đánh dấu một quá trình, trong đó người học phát ra nội dung mình muốn diễn đạt thông qua những gợi ý hoặc đề xuất của giáo viên và việc chữa lỗi của giáo viên tập trung hoặc định hướng hành động của người học (Kleppin, 2001:990,991). Có nhiều khái niệm khác nhau về cách thức chữa lỗi trong văn nói, tuy nhiên mọi quá trình chữa lỗi này đều tuân theo một mô hình rõ ràng và rành mạch. Trong khuôn khổ lý thuyết về chữa lỗi trong văn nói thì việc chữa lỗi là một bước phát sinh trực tiếp từ phản ứng của giáo viên đối với một lời nói sai của người học. Nói cách khác, những diễn đạt sai là cái cớ dẫn tời việc chữa lỗi và yêu cầu một sự điều chỉnh phù hợp từ giáo viên. Trong đó, hình thức chữa lỗi trực tiếp xác định rõ ràng lỗi cần sửa (giáo viên trực tiếp chỉ ra lỗi sai, đưa ra phương án đúng và yêu cầu người học nhắc lại), ngược lại hình thức chữa lỗi gián tiếp không chỉ đích danh lỗi mà thường chỉ mang tính chất ngầm định hoặc gợi ý. Trong cả hai trường hợp này, người chữa lỗi trực tiếp hay gợi ý chữa lỗi được xem là người đề xuất việc chữa lỗi dành cho người nói, người đó có thể là giáo viên hoặc bạn cùng học.

Nói cách khác, việc chữa lỗi thường liên quan đến một nỗ lực điều chỉnh của người nói, trong đó người đối thoại cùng hoặc người nghe đóng vai trò của người phản biện.

Sau nỗ lực chữa lỗi thành công, việc đánh giá quá trình chữa lỗi thường được đưa ra, ví dụ, giáo viên xác nhận việc người học đã tự chữa lỗi (chữa lỗi chủ động) sau tín hiệu chữa lỗi gián tiếp từ giáo viên hoặc người học nhắc lại câu nói theo phương án đúng mà giáo viên đưa ra (chữa lỗi thụ động) sau tín hiệu chữa lỗi trực tiếp từ giáo viên. Cũng trong giai đoạn này, việc lý giải vì sao phải chữa lỗi có thể được đưa ra, thông thường việc lý giải này liên quan đến việc xác định các nguyên nhân gây lỗi (Storch, 1999:315). Tuy nhiên, trên thực tế, mô hình chữa lỗi này có luôn diễn ra như vậy hay không còn phụ thuộc vào từng bối cảnh cụ thể. Theo đó, việc chữa lỗi cần phải được diễn ra theo một quy trình, trong đó hiệu quả học tập được đặt lên trên hết (Storch, 1999:316). Nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực giáo học pháp cho rằng, đối với những câu nói hoặc diễn giải ngắn, giáo viên không nên làm gián đoạn quá trình nói của người học thông qua việc chữa lỗi. Thay vào đó, giáo viên có thể liệt kê một số lỗi nghiêm trọng mà người học đã vi phạm và đề cập đến chúng vào một thời điểm thích hợp khác. Trong trường hợp các lỗi xuất hiện liên tiếp bắt nguồn từ sự thiếu chủ động trong diễn đạt của người học thì giáo viên nên chữa lỗi thông qua việc nhắc lại lời nói của người học theo hình thức đúng. Nếu lỗi xuất phát từ việc người học thiếu kiến thức ngôn ngữ, thì quá trình sửa lỗi phải dựa trên lý thuyết ngôn ngữ, cụ thể là, song song với việc chữa lỗi, giáo viên cần nhắc lại các mô hình và quy tắc trong ngôn ngữ mà người học chưa nắm được.

70

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ GẮN VỚI CHUYÊN NGÀNH TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ: LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Quá trình nghiên cứu thực nghiệm về chữa lỗi trong văn nói ở nhiều tình huống giảng dạy khác nhau sẽ cho ra những kết quả khác nhau. Tuy nhiên trên thực tế đã có sự nhất quán trong việc áp dụng các mô hình chữa lỗi và các tài liệu hướng dẫn dựa trên việc quan sát giờ học. Ví dụ, sự đề cập đến lỗi một cách có ý thức trong thực tiễn giảng dạy đã được khuyến khích và có thể xem đó là việc tạo động lực cho quá trình chữa lỗi. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, giáo viên nên thực hiện việc chữa lỗi phù hợp với nội dung bài học.

Giáo viên cũng cần chú trọng thực hiện việc chữa lỗi có ý thức thông qua các biện pháp nhất định, cho phép người học tự nhận ra lỗi của mình và tự sửa lỗi. Các biện pháp giúp cho người học tự chữa lỗi gồm nhiều loại khác nhau, trong đó có hình thức gợi ý phi ngôn ngữ. Những ưu điểm của biện pháp này là ngắn gọn, tiết kiệm thời gian, rõ ràng hơn và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương tác giảng dạy. Bên cạnh đó biện pháp này có thể được áp dụng một cách linh hoạt và hướng vào người học. Tuy nhiên, giáo viên cần tiến hành thảo luận trước với người học về các phương pháp chữa lỗi, qua đó giáo viên nắm được mong muốn và nhu cầu của người học để lựa chọn hình thức chữa lỗi thích hợp (Kleppin, 2001:991,992).

4.3. Các hình thức chữa lỗi trong văn viết

Trong quá trình chữa lỗi ở văn bản viết, Schmidt (1996) khuyến khích việc giáo viên chữa lỗi trực tiếp trên văn bản và cho rằng các chỉ dẫn gián tiếp về lỗi viết bên lề văn bản chỉ đúng trong một số trường hợp, ví dụ: nếu người học đã học hiện tượng ngôn ngữ tương ứng (Schmidt, 1996:338). Ngược lại, Storch (1999) cho rằng, người học học được rất ít từ những lỗi được sửa trực tiếp bởi giáo viên, bởi quá trình này không cho phép người học tự sửa lỗi. Chính vì lý do này, khả năng tự sửa lỗi nên được xem xét cẩn thận và giáo viên chỉ nên sửa những lỗi mà người học không thể tự sửa (Storch, 1999:318, 319). Kleppin (2001) phân chia quá trình chữa lối trong văn viết thành hai dạng thức. Một mặt, giáo viên gạch chân hoặc đánh dấu các lỗi đơn giản mà người học mắc phải. Mặt khác, đối với những lỗi phức tạp hơn, giáo viên gạch chân lỗi và tiến hành ghi chú loại lỗi đó ví dụ lỗi từ vựng, lối ngữ pháp, lỗi nội dung…, qua đó người học có thể tự chữa lỗi (Kleppin, 2001:990). Về cơ bản, giáo viên nên sử dụng các dấu hiệu sửa lỗi đã được giáo viên và người học thống nhất với nhau, như vậy người học có thể biết được loại lỗi nào mình đã phạm phải, đặc biệt nếu một số loại lỗi lặp lại liên tục (Butzkamm, 2000:73). Nói cách khác, việc sử dụng các dấu hiệu chữa lỗi thống nhất trong lớp học là điều được khuyến nghị, qua đó có thể thấy, việc giáo viên thực hiện việc chữa lỗi một cách có chủ ý là điều mà người học mong đợi, từ đó người học có thể tiếp tục học từ lỗi đã mắc và hoàn thiện kiến thức mình đã có. Từ thực tế này có thể thấy rằng, việc thảo luận về các lỗi còn tồn tại trong văn viết đóng một vai trò quan trọng trong việc học ngoại ngữ. Tuy nhiên, do giới hạn về thời lượng của một buổi học và vấn đề thời gian nên việc chữa lỗi bài viết thường được thực hiện như một bài tập về nhà.

Như đã đề cập ở trên, lỗi là hiện tượng có hiệu ứng tích cực giúp chuẩn đoán cấp độ ngôn ngữ của người học đồng thời khuyến khích việc học từ lỗi, đó là lý do tại sao việc

chữa lỗi và đưa ra phản hồi cũng như tư vấn dựa trên lỗi là quá trình lặp đi lặp lại gắn với mỗi nội dung bài học. Để việc chữa lỗi và học từ lỗi phát huy hiệu quả, giáo viên nên giao cho người học nhiệm vụ thống kê lỗi và các loại lỗi đã mắc phải dựa trên các văn bản viết của người học cũng như các dấu hiệu chữa lỗi của giáo viên. Một loại bài tập khác có thể được áp dụng là bài tập chữa lỗi, trong đó các văn bản bị lỗi, ví dụ các bài viết tự do, được sử dụng làm tài liệu. Người học phải xác định các lỗi trong đó và thảo luận về nguyên nhân gây lỗi hoặc các vấn đề tương tự.

5. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ YÊU THÍCH CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỮA LỖI THÔNG QUA KHẢO SÁT NGƯỜI HỌC