• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHƯƠNG PHÁP QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG VÀ ĐÁNH GIÁ QUẢN TRỊ

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.6. PHƯƠNG PHÁP QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG VÀ ĐÁNH GIÁ QUẢN TRỊ

Khái niệm 5S được bắt nguồn từ Nhật bản vào đầu những năm 80 và xuất phát từ triết lý “Quản lý tốt nơi làm việc sẽ mang lại hiệu suất làm việc cao hơn” và đã được áp dụng rộng rãi tại các công ty, trong đó có Việt nam. Bắt nguồn từ truyền thống của Nhật Bản, ở mọi nơi, trong mọi công việc, người Nhật luôn cố gắng khơi dậy ý thức trách nhiệm, tự nguyện, tính tự giác của người thực hiện các công việc đó. Người Nhật luôn tìm cách sao cho người công nhân thực sự gắn bó với công việc của mình. 5S ra đời và là một trong những công cụ vô cùng cơ bản và hữu dụng cho Kaizen để cải tiến sản xuất, nâng cao năng suất nếu được áp dụng đúng đắn. 5S là 5 ký tự đầu tiên của tiếng Nhật đó là:

- SERI (Sàng lọc): Là xem xét, phân loại, chọn lựa và loại bỏ những thứ không cần thiết tại nơi làm việc.

- SEITON (Sắp xếp): Là bố trí, sắp đặt mọi thứ ngăn nắp, đễ tìm, dễ sử dụng.

- SEISO (Sạch sẽ): Là giữ gìn vệ sinh tại nơi làm việc, máy móc, thiết bị để đảm bảo môi trường, mỹ quan tại nơi làm việc.

- SEIKETSU (Săn sóc): Là duy trì thường xuyên những việc đã làm, cải tiến liên tục nơi làm việc để đạt được hiệu quả cao hơn là điều rất quan trọng và cần thiết.

- SHITSUKE (Sẵn sàng): Đào tạo để mọi người thực hiện các tiêu chuẩn tạo thành thói quen.

Các doanh nghiệp sử dụng phương pháp nhằm hướng đến mục tiêu xây dựng ý thức cải tiến (Kaizen) cho mọi người tại nơi làm việc, xây dựng tinh thần đồng đội

Trường Đại học Kinh tế Huế

giữa mọi người, phát triển vai trò lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý thông qua các hoạt động thực tế và xây dựng cơ sở để đưa vào các kỹ thuật cải tiến.

Về cơ bản 5S hướng tới sự “thay đổi” toàn diện từ phòng họp, nơi làm việc cho đến xưởng sản xuất. Thực hiện 5S thường được hiểu lầm như là công việc vệ sinh đơn giản và hầu hết các doanh nghiệp đều dừng lại ở đó - ở chữ “S” thứ nhất trong 5S.

Nhưng 5S thực sự hướng tới việc cải thiện năng suất làm việc, giảm thiểu lãng phí và tạo ra một một trường làm việc thân thiện hơn, an toàn hơn và thông minh hơn. Ngày nay khi nhiều khách hàng chỉ đặt hàng sau khi đã trực tiếp xem xét nhà máy sản xuất thì vai trò của 5S dần được nhìn nhận đúng vị trí của nó. Áp dụng 5S sẽ đem đến cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích:

- Tiết kiệm thời gian tìm kiếm, giảm lãng phí và tác nghiệp không cần thiết.

- Tận dụng mặt bằng, nâng cao hiệu quả sử dụng nhà xưởng, máy móc, thiết bị.

- Giảm bớt tình trạng trục trặc nâng cao tính năng của máy móc, thiết bị.

- Đảm bảo an toàn cho người lao động, nâng cao năng suất, giảm chi phí và giao hàng đúng hẹn.

Tóm lại thực hiện tốt 5S sẽ đóng góp cho các yếu tố PQCDSM:

- Cải tiến Năng suất (P – Productivity) - Nâng cao Chất lượng (Q – Quality) - Giảm chi phí (C – Cost)

- Giao hàng đúng hạn (D – Delivery) - Đảm bảo an toàn (S – Safety) - Nâng cao tinh thần (M – Morale)

Khi thực hiện 5S thành công trong công ty, 5S sẽ đưa lại sự thay đổi k diệu.

Những thứ không cần thiết sẽ được loại bỏ khỏi nơi làm việc, những vật dụng cần thiết được xếp ngăn nắp, gọn gàng, đặt ở những vị trí thuận tiện cho người sử dụng, máy móc thiết bị trở nên sạch sẽ, được bảo dưỡng, bảo quản. Từ các hoạt động 5S sẽ nâng cao tinh thần tập thể, khuyến khích sự hoà đồng của mọi người, qua đó người làm việc sẽ có thái độ tích cực hơn, có trách nhiệm và ý thức hơn với công việc.

Trường Đại học Kinh tế Huế

1.6.2. Đánh giá công tác quản trị chất lượng

Quản trị chất lượng là một quá trình thực hiện toàn bộ các biện pháp xã hội, hành chính, kinh tế, kỹ thuật dựa trên những thành tựu hiện đại của khoa học kỹ thuật tạo điều kiện sử dụng tối ưu các tiềm năng nguyên vật liệu, sức lao động, khả năng kỹ thuật để phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng mặt hàng nhằm mục đích đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm, thảo mãn tối đa nhu cầu xã hội với chi phí xã hội thấp nhất.

Dù khoa học kỹ thuật phát triển tới trình độ nào đi nữa mức chất lượng sản phẩm vẫn còn những sai lệch cho phép. Sự sai lệch này do nhiều nguyên nhân như nguyên vật liệu không hoàn toàn giống nhau, mức hao mòn của thiết bị, trách nhiệm lao động của công nhân ở mọi thời điểm, cách tổ chức sản xuất…Do đó, việc xác chất lượng của quá trình quản trị chất lượng là điều cần thiết. Mục đích của việc này là để so sánh tìm ra những thời điểm trục trặc của quản trị chất lượng, hay để đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống quản trị chất lượng các đơn vị sản xuất, dịch vụ khác nhau.

Dựa trên mối quan hệ giữa bên đánh giá và bên được đánh giá, tiêu chuẩn ISO 9000:2005 đã đưa ra phương pháp đánh giá được phân loại theo 3 hình thức như sau:

- Đánh giá của Bên thứ nhất: hay còn gọi là đánh giá nội bộ, do doanh nghiệp hoặc bên được ủy quyền tiến hành đánh giá với mục đích nội bộ và có thể tạo cơ sở cho việc tự công bố sự phù hợp.

- Đánh giá của Bên thứ hai: được tiến hành bởi các bên có mối liên hệ hay sự quan tâm với hoạt động của doanh nghiệp như khách hàng, đại diện khách hàng,…

- Đánh giá của Bên thứ ba: được tiến hành bởi một tổ chức độc lập bên ngoài. Tổ chức này thường được gọi là tổ chức chứng nhận và có thể cấp giấy chứng nhận hệ thống quản trị chất lượng, hệ thống quản lý môi trường hay sản phẩm của doanh nghiệp có đáp ứng với các yêu cầu của tiêu chuẩn được đưa ra hay không.

Trường Đại học Kinh tế Huế

1.7. Thực tiễn về công tác quản trị chất lượng tại các doanh nghiệp sản xuất,