• Không có kết quả nào được tìm thấy

Các phương pháp tạo biểu mẫu

Trong tài liệu GIÁO TRÌNH (Trang 79-115)

BÀI 3: LÀM VIỆC VỚI BIỂU MẪU (FORM)

1.3. Các phương pháp tạo biểu mẫu

Có ba phương pháp tạo biểu mẫu:

- Phương pháp tạo tự động (Auto Form)

- Phương pháp sử dụng hỗ trợ từng bước (Wizard) - Phương pháp thiết kế thủ công (Design View)

Để tạo Form, chọn tabCreatetrên thanhRibbon, chọn cách tạo Form bằng các nút lệnh trong nhóm lệnh Forms

Hình 3. 1. Các loại biểu mẫu (Form)

- Form Design:Tạo ra một Form mới trống và hiển thị nó trong chế độ Design View.

- Blank Form:Tạo ra một Form trống, Form mới không bị ràng buộc với một nguồn dữ liệu, và nó sẽ mở ra trong chế độ Layout View.

- Form Wizard: Access hổ trợ các bước để thiết kế Form đơn giản. Wizard sẽ yêu cầu các nguồn dữ liệu, chọn các field hiển thị trên Form, và cho phép bạn chọn layout cho Form mới.

- Navigation Form:là một Form đặc biệt hoàn toàn mới trong Access 2010 trở đi, nhằm thiết kế Form dạng Navigation user, cho phép người dùng dễ dàng di chuyển giữa các thành phần trong Form

Ngoài ra còn có:

Multiple Items:dạng Form hiển thị được nhiều bản ghi một lúc Data Sheet:Giống chế độ data sheet trong bảng hay truy vấn Split Form:Biểu mẫu xem hai dạng dữ liệu

Modal Dialog:Dạng hộp thoại

2. Tạo biểu mẫu đơn (Single Form) sử dụng công cụ Wizard

Chức năng Form Wizard là công cụ tạo Form qua các bước trung gian với một loạt các câu hỏi gợi ý để giúp bạn chọn lựa và xây dựng một Form phù hợp nhất.

Ví dụ 1: Tạo form điểm thi như mẫu

Các bước thực hiện:

Bước 1: Chọn tab Create trên thanh Ribbon.

Bước 2: Click nút Form Wizard trong nhóm lệnh Forms. Xuất hiện cửa sổ Form Wizard

Hình 3. 2. Thiết kế Form bằng Wizard (1) Bước 3: Chọn Table hoặc Query làm dữ liệu nguồn cho Form.

Hình 3. 3.Thiết kế Form bằng Wizard (tt2)

Bước 4: Chọn các field hiển thị trên Form trong khung Available Fields, click nút để chọn một field, click nút để chọn tất cả các field trong

Table/Query dữ liệu nguồn, có thể chọn nhiều fields trên nhiều bảng. Click Next.

Hình 3. 4. Thiết kế Form bằng Wizard (tt3) - Chọn dạng Form gồm các dạng:

 Columnar.

 Tabular.

 Datasheet

 Justified - Click Next.

Hình 3. 5. Thiết kế Form bằng Wizard (tt3) - Nhập tiêuđề cho Form Finish.

Hình 3. 6. Thiết kế Form bằng Wizard (tt4) 3. Tạo biểu mẫu sử dụng công cụ Design View

Design view là công cụ thiết kế bằng tay. Có hai cách để thiết kế một Form bằng

Design view: Form Design và Layout View (Blank Form).

Hình 3. 7. Thiết kể Form bằng công cụ Desing

Layout View: cho phép tác động lên các control (điều khiển): Textbox, checkbox, label, … như di chuyển chúng, thay đổi kích thước chúng, thêm hoặc loại bỏ các điều khiển.

Các bước thực hiện layout View

- Chọn tab Create trên thanh Ribbon, click nút Blank Form trong nhóm lệnh Forms.

Hình 3. 8. Thiết kế Form bằng công cụ Blank Form (1) - Xuất hiện một Form trắng ở chế độ Layout view.

- Drag chuột kéo các field từ field list vào Form

Hình 3. 9. Thiết kế Form bằng công cụ Blank Form (tt2)

Design view: Khi thiết kế Form bằng Design view thì các control khi thả vào Form nó không tự động canh theo hàng và cột như Blank Form.

Các bước thực hiện Design View:

- Chọn tab Create trên thanh Ribbon, click nút Design View trong nhóm lệnh Forms.

- Xuất hiện một Form trắng ở chế độ khung lưới (desgn view) - Drag chuột kéo các field từ field list vào Form:

Hình 3. 10. Thiết kế Form bằng công cụ Blank Form (tt3) Chú ý:

- Trường hợp không xuất hiện Field List: Chọn Tab Design trên thanh Ribbon, chọn Add exsting Fields

3.1 Tạo các đối tượng có liên kết

Liên kết đối tượng Text Box vào một trường bằng cách chỉ định đối tượng đó lấy dữ liệu trên trường nào. Chọn trường để liên kết vào đối tượng bằng cách Click biểu tượng Field List để mở danh sách các trường của bảng hay truy vấn làm dữ liệu nguồn cho biểu mẫu hay báo cáo. Theo mặc định như vậy thì hệ thống sẽ tạo một đối tượng loại Textbox.

Một cách khác dùng hộp dụng cụ Toolbox để tạo đối tượng và sau đó gõ tên trường muốn liên kết vào hộp văn bản.

3.2 Chọn các đối tượng trong biểu mẫu

- Chọn một đối tượng, click vào đối tượng đó. Đưa con trỏ chuột tới đối tượng đã chọn, sẽ hiện lên hình bàn tay:

- Nếu ký hiệu là cả bàn tay 5 ngón thì di chuyển các đối tượng liên quan cùng đi.

- Nếu ký hiệu bàn tay 1 ngón thì chỉ di chuyển đối tượng đó. Có thể nhắp chuột và kéo tạo thành một vùng bao đối tượng để tạo mối liên kết các đối tượng khi di chuyển.

- Chọn nhiều đối tượng liền nhau, click đối tượng đầu, giữ phím Shift, Click đối tượng cuối- Chọn nhiều đối tượng không liền nhau, giữ phìm Ctrl và lần lượt click từng đối tượng

- Chọn tất cả các đối tượng trong danh sách, nhắp kép vào thanh tiêu đề của danh sách đối tượng.

- Chọn các đối tượng trên cùng một dòng, click vào thanh thước kẻ ngay vị trí đầu dòng.

- Chọn các đối tượng trên cùng một cột, click vào thanh thước kẻ ngay vị trí đầu cột.

3.3 Di chuyển, sao chép, xóa đối tượng

 Di chuyển các đối tượng:

- Chọn các đối tượng cần di chuyển - Bấm và rê chuột đến vị trí mới rồi thả

 Sao chép các đối tượng:

- Chọn các đối tượng muốn sao chép

- Nhấn tổ hợp phím Ctrl+C (hocặ bấm nút phải chuột chọn Copy) - Nhấn tổ hợp phìm Ctrl+V (hoặc bấm nút phải chuột chọn Paste)

 Xoá các đối tượng:

- Chọn các đối tượng muốn xoá - Nhấn phím Delete

3.4 Định dạng các đối tượng

Để định dạng cho một đối tượng nào đó, bấm phải chuột lên đối tượng, chọn Properties, chọn thẻ All, chọn các thuộc tính định dạng:

- Thuộc tính Font: Thay đổi Font chữ - Thuộc tính Style: Thay đổi kiểu chữ

- Thuộc tính Font Size: Thay đổi kích cỡ chữ

Hình 3. 11. Thiết kế Form bằng công cụ Blank Form (tt4) 3.5 Tạo dáng cho các đối tượng

Sử dụng công cụ:

Hình 3. 12. Công cụ hiệu chỉnh Form Sử dụng thuộc tính Format trong Property Sheet

- Thuộc tính căn lề

- Thuộc tính General: Căn hàng văn bản theo lề trái, dữ liệu số và ngày tháng theo lề phải

- Thuộc tính Left: Căn hàng văn bản theo lề trái

- Thuộc tính Center: Xác lập hàng văn bản ở chính giữa - Thuộc tính Right: Căn hàng văn bản theo lề phải

Các thuộc tính màu sắc

- Thuộc tính BackColor: Thiết lập màu nền cho điều khiển hay cho biểu mẫu - Thuộc tính ForeColor: Thiết lập màu cho hàng chữ trong điều khiển

- Thuộc tính BorderColor: Thiết lập màu cho khung bao quanh trong điều khiển

Các thuộc tính khung bao

- Thuộc tính BorderStyle: Thiết lập loại khung cho điuề khiển - Thuộc tính BorderWidth: Thiết lập độ dày hay đậm của khung bao - Thuộc tính BorderColor: Thiết lập màu của khung bao.

4. Chèn các đối tượng control (điều khiển) vào biểu mẫu Để thêm một control vào Form thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Chuyển Form sang dạng Design view, Thanh Ribbon chuyển sang Form Design Tools.

Bước 2: Chọn tab Design, trong nhóm Control, chọn các control

Bước 3: Drag chuột vẽ vào Form tại bất kỳ vị trí nào mà bạn mong muốn

Hình 3. 13. Các đối tượng trên Form

Đối với các control có sự trợ giúp của Control Wizard thì có thể thiết kế bằng hai cách:

Design hoặc Wizard bằng cách

Hình 3. 14. Thiết kế đối tượng điều khiển bằng công cụ wizards Bảng: Ý nghĩa các loại control:

Bảng 3. 1. Ý nghĩa các đối tượng trên Form

Control Tên Ý nghĩa

Text boox Có 2 loại

- Bound control: chứa nội dung của field - Unbound control: không có dữ liệu nguồn, thường dùng để nhập công thức

Lable Sử dụng để tạo nhãn (tiêu đề) hoặc hyperlink (liên kết)

Buttom Nút lệnh dùng để thực hiện lệnh khi click chuột Tab Hiển thị dữ liệu thành từng nhóm trên nhiều tab

khác nhau.

Hyperlink Dùng để tạo liên kết

Web Browser Cửa sổ trình duyệt

Navigation Tab dùng để hiển thị Form hoặc Report

Option group Nhóm tùy chọn

Page Break Ngắt trang

Combo box Là một Drop-down menu cho phép chọn một tùy chọn trong danh sách hoặc nhập

Chart Tạo biểu đồbằng wizard

Line Vẽ đường kẻ

Toggle

button Nút điều khiển có hai trang thái bật (on) / tắt (off)

List box Là một Drop-down menu cho phép chọn một tùy chọn trong danh sách nhưng

Rectangle Vẽ hình chữ nhật

Check box Hộp chọn, có hai trạng thái check và uncheck

Unbound object frame

Cho phép nhúng các đối tượng từ các phần mềm khác như: graph, picture,… mà nó không được lưu trữ trong field của

bảng

Attachment Sử dụng cho những field có kiểu Attachment

Option Là một thành phần của option group

SubForm/

SubReport

Dùng để tạo biểu mẫu phụ (subForm) hoặc báo cáo (subReport)

Bound object frame

nhúng các đối tượng từ các phần mềm khác như:

graph, picture,…

Image Hình loại Bitmap

4.1 Tạo Nhãn - tiêu đề (Label)

- Click vào biểu tượng Label trong Toolbox

- Bấm và kéo lê tạo thành khung chữ nhật theo kích thước nhãn tại vị trí đặt nhãn.

- Gõ nội dung của nhãn

Ví dụ: Tạo tiêu đề “Quản lý học sinh sinh viên”

Hình 3. 15. Tạo đối tượng Lable

Lưu ý: Nếu nhãn có ở nhiều dòng, muốn xuống dòng gõ Ctrl + Enter 4.2 Hộp văn bản (Text box)

 Click vào biểu tượng Textbox, con trỏ chuột sẽ biến thành +ab

 Bấm và kéo drag tạo thành khung chữ nhật theo kích thước văn bản tại vị trí đặt hộp nhập văn bản

 Xuất hiện hai thành phần:

+ Thành phần: Text 0: Dùng để gõ: có thể gõ trực tiếp trên hộp thoại hoặc gõ trên dòng Caption của cửa sổ propety của đối tượng.

Hình 3. 16. Tạo đối tượng Text box 1

+ Thành phần: Unbound trong hộp văn bản (có nghĩa là chưa có ràng buộc cho biểu thức nào cả)

Hình 3. 17. Tạo đối tượng Text box (tt2) - Control Source:

+ Chọn một tên Field của Table hoặc Query nếu muốn nhập dữ liệu cho các records + Nhập biểu thức có các hàm, lúc này không nhập dữ liệu vào ô text box được Bỏ trống mục này: Xem như một ô nhập liệu.

Hình 3. 18. Cửa sổ chọn nguồn dữ liệu cho Text box 5. Thay đổi thuộc tính của biểu mẫu

Thay đổi thuộc tính của Form cho phép chúng ta thay đổi hình dáng chung của Form như thêm bớt hay chỉnh sửa một số thành phần (xem Form mẫu bên dưới):

Hình 3. 19. Các thuộc tính của Form 5.1. Mở hộp thoại thuộc tính biểu mẫu

Mở Form ở chế độ Design View và thực hiện một trong các cách sau:

 Cách 1:Click phải chuột|Form Properties

 Cách 2: Nhấp vào nút “Properties” trên thanh công cụ chuẩn.

 Cách 3: Double click chuột vào điểm giao nhau (dấu chấm hình vuông) giữa 2 cây thước trên Form như hình dưới:

Hình 3. 20. Cửa sổ thuộc tính Form 5.2. Bảng các thuộc tính của biểu mẫu

Bảng 3. 2. Ý nghĩa các thuộc tính biểu mẫu (Form)

Thuộc tính Ý nghĩa

Caption Tiêu đề (Title) của Form

Default View Chọn chế độ hiển thị Form, đây là nơi chúng ta có thể thay đổi loại Form:

Single Form: Form dạng cột

Continuous Form: Form dạng danh sách Datasheet: Form dạng bảng

Scroll bars Hiển thị thanh cuộn:

Neither: không có thanh cuộn

Vertical only: chỉ có thanh cuộn dọc Horizontal only: chỉ có thanh cuộn ngang Record

Selectors Hiển thị thanh chọn bản ghi Navigation

Buttons Hiển thị thanh di chuyển record ở bên dưới Form

Dividing lines Có đường phân chia giữa Form header, Form footer và phần detail

Auto Resize Tự động điều chỉnh kích thước Form cho vừa sát với phần nội dung

Auto Center Tự động luôn đặt Form nằm giữa màn hình Border Style Dạng khung Form (khung cửa sổ Form):

None: Form không có khung

Sizable: thay đổi được kích thước Form

Dialog: khung đơn, không thể thay đổi kích thước được.

Control box Có hộp điều khiển min, max, close hay không

Min max

buttons Có 2 nút Maximize và Minimize hay không Min Enabled: chỉ có nút Min

Max Enabled: chỉ có nút Max

Close Có nút close hay không

Picture Chọn ảnh nền cho Form, nhấn vào nút … kế bên để chọn ảnh Picture Type Chế độ kết hợp ảnh nền với Form:

Embedded: Nhúng ảnh nền vào Form Link: chỉ liên kết ảnh với Form 5.3. Ví dụ

Tạo Form tìm kiếm sinh viên có dạng như hình 3.36

Hình 3. 21. Hình minh họa ví dụ Hình ví dụ trên bao gồm 2 Form

Form SinhVien: chứa các thông tin của sinh viên

Form 2: tìm kiếm: Gồm một combo box chứa nội dung trường tên khoa trong bảng DMKhoa và một nút command button có tên là OK.

Khi chọn vào một tên khoa và nhấn nút OK thì sẽ hiện một thuộc khoa tương ứng với tên khoa vừa chọn.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Tạo một Form SinhVien chứa thông tin tất cả sinh viên ở dạng datasheet.

- Click lên Create| Form Wizard| chọn tất cả các trường| Next

Hình 3. 22.Tạo Form chứa tất cả sinh viên - Chọn Datasheet

Hình 3. 23. Form hiển thị ở dạng datasheet Bước 2: Tạo Form 2 tìm kiếm:

- Click lên Create| Design View (không nhận bảng hoặc truy vấn làm nguồn) - Tạo một combo box chứa danh tên khoa vào Form 2, khai báo các bước Wizard - Chọn “I want to the combo box to look up the values in a Table or Query”

Hình 3. 24. Tạo combo box trên Form 2 (1) - Chọn bảng nguồn là “DMkhoa”| Chọn Next

Hình 3. 25. Tạo combo box trên Form 2 (tt2) - Chọn trường hiển thị là “Tên Khoa” | Chọn Next|

Hình 3. 26. Tạo combo box trên Form 2 (tt3) - Chọn Next| Chọn Next

- Nhập nhãn “Chọn tên khoa” và nhấn nút Finish để kết thúc.

Hình 3. 27. Tạo combo box trên Form 2 (tt4) Tạo một button và khai báo các bước cho wizard như sau:

- Chọn “Categories” là Form Operation, chọn lệnh “Open Form”

Hình 3. 28. Tạo button box trên Form 2 (1)

- Chọn Form sẽ mở là SinhVien

Hình 3. 29. Tạo button box trên Form 2 (tt2)

- Chọn chế độ “Open the Form and find specific data to display” (mở Form nhưng chỉ hiển thị một số record đặc biệt”

Hình 3. 30. Tạo button box trên Form 2 (tt3) - Chọn trường ràng buộc giữa 2 Form

Hình 3. 31. Tạo button box trên Form 2 (tt4)

Ràng buộc trên có ý nghĩa là nút lệnh này sẽ mở Form SinhVien nhưng chỉ hiển thị thông tin của mặt hàng có mã khoa bằng với giá trị mã khoa mà chúng ta đã chọn tên khoa tương ứng trong combo box.

Lưu ý:Nếu không chọn đúng thứ tự các bước như hình 3.46, hệ thống sẽ báo lỗi

- Chọn nhãn cho nút: Nhập chữ “OK”

Hình 3. 32. Tạo button box trên Form 2 (tt5) - Đặt tên cho nút tùy ý.

- Mở Form 2 ở chế độ Form View để chạy kiểm tra kết quả. Chọn tên khoa|Nhấn OK 6. Tạo biểu mẫu chính – phụ (Main Form – sub Form)

Biểu mẫu phụ là biểu mẫu được chèn vào một biểu mẫu khác. Biểu mẫu chứa biểu mẫu phụ gọi là biểu mẫu chính. Biểu mẫu chính – phụ dùng để thể hiện dữ liệu trong các bảng ở mối quan hệ 1-n.

Thông thường biểu mẫu chính thể hiện dữ liệu ở bảng có quan hệ 1 còn biểu mẫu phụ thể hiện dữ liệu ở bảng có quan hệ n và biểu mẫu phụ chỉ hiển thị những dữ liệu liên quan đến mẫu tin hiện hành trong biểu mẫu chính.

6.1. Cách tạo biểu mẫu chính/ phụ

 Thiết kế hai biểu mẫu riêng biệt, sau đó kéo biểu mẫu phụ vào biểu mẫu chính.

- Thiết kế biểu mẫu chính

Tạo biểu mẫu chính, dành chỗ trên biểu mẫu này để chứa biểu mẫu phụ.

Lưu và đóng biểu mẫu chính - Thiết kế biểu mẫu phụ

 Có thể thiết kế biểu mẫu phụ để chỉ thể hiện dữ liệu dưới dạng bảng

 Lưu và đóng biểu mẫu phụ

 Đưa biểu mẫu phụ vào biểu mẫu chính:

- Mở biểu mẫu chính ở chế độ Design View - Chuyển sang cửa sổ Database, nhấn F11

- Kéo biểu mẫu phụ từ cửa sổ Database và đặt vào một vị trí trên biểu mẫu chính.

- Di chuyển biểu mẫu phụ đến vị trí khác, thay đổi nội dung nhãn hoặc kích thước nếu cần. Chuyển sang chế độ Form View để xem kết quả

6.2. Ví dụ:

Tạo Form theo mẫu sau: Form chính và Form phụ (Form chính lấy từ bảng DMKhoa, Form phụ lấy từ bảng SinhVien)

Hình 3. 33. Biểu mẫu chính –phụ Các bước thực hiện:

Bước 1: Tạo Form chính - Create| Design Form

- Click lên biểu tượng Lable trên thanh công cụ design để tạo dòng tiêu đề “ KHOA VÀ SINH VIÊN”

- Chọn Add exsting field trên thanh Ribbin| Kéo thả MaKH, TenKhoa vào vùng thiết kế

Hình 3. 34. Cửa sổ thêm trường bào Form chính

- Click lên Button trên thanh công cụ design để tạo nút “Thêm”, “Xóa”, Đóng ứng dụng

Hình 3. 35. Cửa sổ Form chính Bước 2: Tạo Tạo biểu mẫu phụ

- Create| Form Winzard - Chọn bảng SinhVien|next

Hình 3. 36. Tạo Form phụ bằng Wizard - Chọn Datasheet| next| Đặt tên “Form phu” |Finish| đóng Form phụ Bước 3:

Mở Form chính ở chế độ Design View| Sử dụng chuột kéo thả Form phụ sang Form chính

Hình 3. 37. Tạo Form chính - phụ 6.3. Liên kết biểu mẫu chính và biểu mẫu phụ

- Thiết kế hai biểu mẫu riêng biệt, sau đó kéo biểu mẫu phụ vào biểu mẫu chính.

- Trong chế độ Design View của biểu mẫu chính, Click phải chuột| chọn Form proerties để mở bảng thuộc tính của điều khiển biểu mẫu phụ.

Hình 3. 38. Liên kết Form chính - phụ

- Lập thuộc tínhLinkChildFields thành tên trường nối kết trong biểu mẫu phụ, nếu có nhiều trường kết nối, phân cách nhau bởi dấu phẩy.

- Lập thuộc tính LinkMasterFields thành tên trường nối liên kết hoặc tên điều khiển trong biểu mẫu chính, nếu có nhiều trường nối kết, phân cách nhau bởi dấu phẩy.

7. Tạo các nút lệnh 7.1. Tạo Option group

- Ba Option Button, Check Box, Toggle Button

Hộp kiểm tra, nút lựa chọn, nút bật tắt thường được sử dụng như các điều khiển độc lập để nhận các chọn lựa Yes/No. Các điều khiển này thực chất chỉ khác nhau về hình thức, do đó chúng ta có thể sử dụng bất cứ nút nào

Khi được chọn điều khiển này biểu diễn trị Yes (hay True), ở trạng thái không chọn thì giá trị No (hay False)

- CheckBox : Được chọn khi có dấu x trong hộp

- Option Button : Được chọn khi có hạt đậu trong nút

- Toggle Button : Được chọn khi nó trông như bị nhấn xuống

Muốn tạo OptionButton, CheckBox, ToggleButton thì click vào biểu tượng tương ứng trong ToolBox, đưa con trỏ chuột đến vị trí cần tạo, click chuột tại vị trí đó.

Hình 3. 39. Tạo Option Button, Check Box, Toggle Button - Nhóm chọn lựa (Option Group)

- Chúng ta có thể sử dụng nhóm chọn lựa để trình bày một số các chọn lựa trên CheckBox, Option Button hay Toggle Button

Trong tài liệu GIÁO TRÌNH (Trang 79-115)