• Không có kết quả nào được tìm thấy

Quốc hội và chức năng của Quốc hội

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIÁM SÁT ĐTC CỦA

1.2. Q UỐC HỘI VÀ GIÁM SÁT ĐTC CỦA Q UỐC HỘI

1.2.1. Quốc hội và chức năng của Quốc hội

nhiều lần, kéo theo là làm thay đổi dự toán, làm chậm tiến độ thi công… gây lãng phí thời gian và tiền bạc.

+ Khâu lựa chọn nhà thầu.

Thông đồng, dàn xếp trong đấu thầu, nâng giá để trục lợi.

Nhà thầu bỏ giá thầu thấp dưới giá thành công trình để trúng thầu, sau đó hai bên thông đồng làm hồ sơ nâng khống khối lượng công việc phát sinh để tăng kinh phí.

+ Khâu thi công công trình.

Thất thoát, lãng phí trong khâu thi công xảy ra do nhà thầu thi công không đảm bảo khối lượng theo thiết kế được phê duyệt, xuất hiện tình trạng nâng giá vật liệu đầu vào.

+ Khâu bố trí và sử dụng vốn

Bố trí kế hoạch đầu tư phân tán, dàn trải tiến độ dẫn đến tình trạng kéo dài thời gian thi công các công trình. Tiến độ giải ngân vốn chậm do thiếu nguồn vốn làm tăng chi phí chờ, hoặc vốn phải đi vay vì ngân sách Nhà nước không đáp ứng kịp thời trong khi chi phí lãi vay lại tăng cao.

Giai đoạn kết thúc đưa dự án vào khai thác, sử dụng.

Trong quá trình nghiệm thu, thanh toán khối lượng hoàn thành, việc thông đồng kê khai khống khối lượng mà thực tế không có hoặc do việc tính toán khối lượng bị nhầm lẫn, sai sót so với đơn giá định mức của Nhà nước hoặc địa phương.

1.2. Quốc hội và giám sát ĐTC của Quốc hội

không tuân thủ từ phía đối tượng bị áp đặt quyền lực. Tuy nhiên, nhà nước không chỉ là công cụ đàn áp, bộ máy thống trị của giai cấp này đối với giai cấp kia, mà còn là tổ chức đại diện cho toàn bộ xã hội, là phương tiện thống nhất xã hội.

Trong một nhà nước luôn có sự kết hợp quyền lợi của giai cấp thống trị và quyền lợi của toàn xã hội, đây là tương quan hai mặt của quyền lực nhà nước. Tương quan giữa hai mặt đó không giống nhau ở các giai đoạn lịch sử khác nhau, trong đó, sự tăng cường về mặt này sẽ dẫn đến sự suy yếu về mặt kia trong quyền lực nhà nước. Chính đặc điểm này, đòi hỏi trong xã hội dân chủ cần phải có sự tham gia của người dân trong việc lựa chọn chính sách công và hàng hóa công cần cung cấp nhằm giải quyết thỏa đáng và tạo sự cân bằng trong tính chất hai mặt của quyền lực nhà nước. Trong nền dân chủ trực tiếp mọi người dân đều có quyền biểu quyết trực tiếp để lựa chọn các chính sách công và hàng hóa công.

Tuy nhiên, hầu hết các quốc gia ngày nay lại đang thực hiện một nền dân chủ đại diện. Nền dân chủ đại diện là một xã hội mà trong đó người dân phải bầu chọn các đại diện (ĐBQH - nghị sĩ) để thay thế họ đưa ra những quyết định lựa chọn công và giám sát thực hiện quyết định đó. Sự hình thành Quốc hội xuất phát từ thực tiễn này. Tuy nhiên, để có vị trí như ngày hôm nay, Quốc hội đã trải qua một lịch sử hình thành lâu dài. Đó là lịch sử đấu tranh nhằm phân chia lại quyền lực nhà nước giữa hoàng tộc và các giai tầng khác trong xã hội để bảo vệ những quyền tự do chính yếu của con người, đảm bảo công lý và hòa bình. Chế độ đại nghị ra đời và phổ biến như một hình thức cai trị đặc biệt của nhà nước đối với xã hội với đặc điểm là sự phân chia quyền lực giữa Chính phủ và Quốc hội. Mức độ phân chia quyền lực này có những khác biệt sâu sắc giữa các nước.

Sự khác biệt đó xuất phát từ lịch sử hình thành, đặc điểm xã hội và văn hoá chính trị. Nhưng nhìn chung, Quốc hội là một cầu nối quan trọng giữa nhà nước và các yếu tố khác của hệ thống chính trị, giữa nhà nước và công chúng, phản ánh lợi ích và ý chí của nhân dân. Vương quốc Anh và Cộng hòa Pháp là hai quốc gia có lịch sử Quốc hội lâu đời. Quốc hội hai nước đã trải qua một thời gian dài tranh đấu với Hoàng gia để giành quyền kiểm soát ngân sách, đó cũng chính là kết quả đấu tranh để thừa nhận một nền dân chủ ra đời và ngày càng lớn mạnh trong xã hội phong kiến. Tuy vậy, có sự khác biệt giữa cách thức giành quyền kiểm soát

ngân sách của Quốc hội hai nước nên vai trò và ảnh hưởng của Quốc hội trong chính thể hai nước cũng có sự khác nhau. Quốc hội mỗi quốc gia đã định ra những quy trình và thủ tục riêng để thực hiện mục tiêu kiểm soát ngân sách. Do hoàn cảnh lịch sử và điều kiện xã hội mà con đường hình thành và phát triển Quốc hội của hai quốc gia được coi là những thí dụ điển hình trong việc xác lập vai trò chính trị của Quốc hội trong xã hội.

1.2.1.2. Chức năng của Quốc hội

Do lịch sử hình thành, đặc điểm xã hội - văn hóa - chính trị khác nhau nên hoạt động của Quốc hội giữa các nước có sự khác nhau, nhưng nhìn chung Quốc hội là một cơ quan có vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống quyền lực nhà nước. Trong hiến pháp của hầu hết các quốc gia trên thế giới, Quốc hội được coi là cơ quan đại diện tối cao của nhân dân. Tính chất đại diện của Quốc hội được thể hiện ở chỗ Quốc hội là nơi thể hiện lợi ích và ý chí của nhân dân. Thông qua tiếp xúc, Quốc hội nhận biết ý nguyện của nhân dân và phản ánh ý chí đó vào trong các luật và các văn bản khác trong khuôn khổ hiến pháp và giám sát việc thực hiện các chính sách đó của cơ quan hành pháp. Như vậy, nhân dân được coi là chủ thể của chủ quyền trao cho Quốc hội thay mặt mình thực hiện quyền lực lập pháp và giám sát. Bởi thế, để thực hiện được sứ mệnh là đại diện của người dân trong việc quyết định lựa chọn công và giám sát thực hiện chính sách công, bên cạnh kiến thức chuyên môn về lĩnh vực đang xem xét, các đại biểu Quốc hội còn phải có kiến thức về chính sách công và lựa chọn công. Lý thuyết lựa chọn công đưa ra những nguyên tắc mà các nhà kinh tế sử dụng để phân tích những hành động của công chúng trong nền kinh tế và áp dụng các nguyên tắc này để đưa ra các quyết định có tính tập thể. Nó cũng là một trong các lý thuyết giúp Quốc hội đưa các quyết định về chính sách phù hợp với ý nguyện của cử tri.

Tuy nhiên, dung hòa lợi ích giữa cử tri của mình, địa phương và của quốc gia luôn là một vấn đề căn bản trong học thuyết và thực tiễn hoạt động của Quốc hội các nước thể hiện qua cơ chế bầu cử và mô hình tổ chức của Quốc hội. Bên

cạnh đó, để hiểu hơn về Quốc hội, thì yếu tố đảng chính trị trong các cuộc bầu cử Quốc hội cũng là một khía cạnh cần phải quan tâm. Mặc dù không có các phương tiện pháp lý để kiểm soát hoạt động của các đại biểu Quốc hội, song trên thực tế đảng chính trị vẫn kiểm soát được hoạt động của các đại biểu Quốc hội thuộc đảng mình, bởi vì nếu thiếu sự ủng hộ của đảng phái chính trị thì ứng cử viên sẽ rất khó trở thành đại biểu Quốc hội. Để duy trì ảnh hưởng trên chính trường, đảng chính trị cần phải đáp ứng lợi ích của khối cử tri và mở rộng nó trong phạm vi có thể. Nhờ vậy, chính quyền đại diện sẽ có được nét dân chủ [13].

Để thực hiện được sứ mệnh là đại diện của nhân dân, ngay từ khi mới xuất hiện Quốc hội đã có những chức năng chính là: lập pháp và giám sát.

(1) Chức năng lập pháp

Là một cơ quan đại diện, Quốc hội có quyền lập pháp tối cao. Thảo luận và thông qua luật là chức năng chính của Quốc hội và theo thông lệ, không một đạo luật nào có hiệu lực chừng nào chưa được Quốc hội xem xét, chuẩn y và thông qua. Khi thực hiện chức năng lập pháp, Quốc hội đã ủy quyền lập pháp cho cơ quan hành pháp bằng cách trao quyền ban hành những văn bản pháp lý để triển khai luật mà Quốc hội đã thông qua. Xét một cách rộng hơn, chức năng lập pháp là việc Quốc hội kiểm soát các quy tắc quản lý và điều tiết xã hội do Chính phủ dự thảo sao cho phù hợp với lợi ích của dân chúng [49].

Tuy nhiên, Quốc hội được coi là cơ quan lập pháp tối cao không có nghĩa là Quốc hội thay thế mọi cơ quan quyền lực nhà nước trong lĩnh vực này. Nói cách khác, quyền lập pháp của Quốc hội không phải là vô hạn. Trên thực tế, có thể có những giới hạn pháp lý đối với quyền lập pháp của Quốc hội. Chẳng hạn, ở nhiều nước tồn tại chế định giám sát tòa án đối với tính hợp hiến của các đạo luật, dưới sự kiểm soát của tòa án tối cao các quan tòa có thể tuyên bố một đạo luật mâu thuẫn với hiến pháp và từ chối không áp dụng đạo luật đó.

Trên thực tế, chức năng lập pháp của Quốc hội mỗi nước phụ thuộc nhiều vào đặc điểm lịch sử của các chế định chính trị, chế độ hiến pháp, các nguyên tắc được tuyên bố trong hiến pháp, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan trong

hệ thống chính trị, các điều kiện và đặc điểm chính trị - xã hội… của quốc gia đó. Hiến pháp mang lại những tiền đề pháp lý quan trọng cho hoạt động của Quốc hội, nhưng cách thức tổ chức quyền lực trong bộ máy nhà nước, thực trạng chính trị và xã hội lại đưa đến những khác biệt sâu sắc trong hoạt động lập pháp của Quốc hội mỗi nước.

(2) Chức năng giám sát

Chức năng giám sát và những quyền hạn về giám sát của Quốc hội là chức năng điển hình của mọi mô hình Quốc hội, không phụ thuộc vào hình thức chính thể. Chức năng giám sát thường được quy định trong Hiến pháp, các đạo luật, quy chế và nó gắn với chức năng lập pháp. Sau khi tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật, nhiệm vụ kế tiếp của Quốc hội là theo dõi xem các bộ luật đó được thi hành hiệu quả hay không và trên thực tế khi triển khai luật có điều chỉnh những vấn đề theo đúng dự định của người soạn thảo luật hay không. Vì vậy, chức năng giám sát của Quốc hội được coi là "hoạt động hiển nhiên sau làm luật". Khái quát hoạt động giám sát của Quốc hội đối với cơ quan hành pháp là

"các hành vi của các nhà lập pháp và các cán bộ giúp việc của họ có ảnh hưởng đến hành vi của cơ quan hành pháp" [19]. Khái niệm này đã bao quát vai trò của Quốc hội trong việc giám sát các chính sách của Chính phủ và các hoạt động sau khi các chính sách đó được ban hành. Mục tiêu cao nhất của chức năng giám sát là để đảm bảo rằng Chính phủ và những cơ quan hành pháp nói chung hành động vì lợi ích của người dân trên cơ sở tuân thủ những qui định do Quốc hội thiết lập ra. Như vậy, giữa chức năng lập pháp và chức năng giám sát có mối quan hệ rất mật thiết.

1.2.2. Giám sát ĐTC của Quốc hội