• Không có kết quả nào được tìm thấy

Sử dụng các tiêu chí đánh giá giám sát ĐTC của Quốc hội Việt Nam

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIÁM SÁT ĐTC CỦA

2.3. T HỰC TRẠNG GIÁM SÁT ĐTC CỦA Q UỐC HỘI V IỆT N AM

2.3.4. Sử dụng các tiêu chí đánh giá giám sát ĐTC của Quốc hội Việt Nam

cần thiết, thể hiện đúng vị trí, vai trò của Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, thực hiện chức năng giám sát bảo đảm ĐTC của Chính phủ ngày càng hiệu quả, đúng pháp luật. Xuất phát từ quy trình đánh giá giám sát cùng với các số liệu tác giả thu thập và số liệu điều tra từ các đại biểu Quốc hội (đại biểu chuyên trách ở trung ương), các cán bộ tham gia quản lý ĐTC của các Bộ, ngành trực thuộc Chính phủ, và cán bộ tham mưu, giúp việc trực tiếp cho đoàn giám sát, có thể đánh giá tổng quát về thực trạng giám sát hệ thống văn bản của Quốc hội đối với lĩnh vực ĐTC 2015 - 2019 qua theo các nội dung:

2.3.4.1. Tính hiệu lực

Tính hiệu lực của giám sát là so sánh giữa mục tiêu của giám sát và sự thực hiện. Mục tiêu tổng thể của giám sát là đo lường và đánh giá thông qua việc tuân thủ và thực hiện của đối tượng chịu sự giám sát sau khi kết luận giám sát được đưa ra, từ đây, có thể xem xét việc thực hiện các mục tiêu của giám sát đề ra:

Một là, về mục tiêu phát hiện sự phù hợp và khả thi về chính sách, pháp luật trong lĩnh vực ĐTC. Từ các nghiên cứu và số liệu thu thập được đã cho thấy, thông qua giám sát của Quốc hội đã phát hiện và chỉ rõ những mặt được cũng như bất cập, hạn chế trong công tác chỉ đạo, điều hành và chấp hành chính sách, pháp luật về ĐTC, đồng thời đưa ra được những kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa chính sách, pháp luật nhà nước, theo kết quả điều tra tại hình 2.4, tỷ lệ ý kiến rất đồng ý là 51.3% và đồng ý là 40.2%. Các nội dung này được Quốc hội ban hành thành một Nghị quyết riêng tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 10 tháng 11 năm 2016 với tỷ lệ hơn 90% số ĐBQH tán thành.

Hình 2.4: Đánh giá sự phù hợp của giám sát của Quốc hội về chính sách, pháp luật liên quan đến ĐTC

Nguồn: NCS tổng hợp Như vậy, hoạt động giám sát đã phần nào đáp ứng được yêu cầu là hướng tới việc hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật nhà nước trong việc quản lý tư công.

Hai là, về mục tiêu tuân thủ và thực hiện các kết luận, kiến nghị sau giám sát ĐTC. Cùng với chức năng lập hiến, lập pháp và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước thì giám sát cũng là một trong ba chức năng quan trọng của Quốc hội, hoạt động giám sát nói chung và giám sát ĐTC nói riêng được đánh giá thông qua việc tuân thủ và thực hiện các kết luận sau giám sát, nếu xét theo mục tiêu này thì có thể thấy, trên cở sở Nghị quyết của Quốc hội, mặc dù Chính phủ đã triển khai một chương trình hành động cụ thể để triển khai các nội dung Nghị quyết của Quốc hội và đã có báo cáo kết quả tới Quốc hội nhưng hiệu lực giám sát ĐTC vẫn là vấn đề rất đáng quan tâm.

Qua số liệu điều tra của NCS tại hình 2.5, khi gửi bảng câu hỏi tới các đại biểu Quốc hội về nội dung tính phù hợp, khả thi của các kiến nghị sau giám sát của Quốc hội đối với lĩnh vực ĐTC được thực thi bởi Chính phủ và chính quyền địa phương, tỷ lệ ý kiến rất không đồng ý là 4,9% và tỷ lệ ý kiến không đồng ý là 11,2%, trong khi tổng tỷ lệ ý kiến từ tương đối đồng ý, đồng ý và rất đồng ý là 83,9%.

Hình 2.5: Đánh giá về tính phù hợp, khả thi của các kiến nghị sau giám sát của Quốc hội trong lĩnh vực ĐTC

Nguồn: NCS tổng hợp Như vậy, có thể kết luận về cơ bản các kiến nghị được đưa ra sau khi Quốc hội tiến hành giám sát tối cao về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực ĐTC là phù hợp và bảo đảm tính khả thi trong quá trình triển khai, thực hiện.

Về mục tiêu tuân thủ và thực hiện các kết luận, kiến nghị sau giám sát ĐTC (hay còn gọi là hiệu lực giám sát ĐTC), qua kết quả điều tra tại Hình 2.6. cho thấy, tổng tỷ lệ ý kiến rất không đồng ý và không đồng ý lên tới 47,4 % (tỷ lệ rất không đồng ý là 7.9% và tỷ lệ không đồng ý là 39.5%) khi đánh giá về việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát được Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các ĐBQH giám sát chặt chẽ.

Từ phân tích trên có thể thấy, tính hiệu lực của giám sát ĐTC hiện nay là chưa cao, kết quả điều tra cũng phản ánh rõ thực trạng hiệu lực giám sát ĐTC vẫn là khâu yếu của hoạt động giám sát ĐTC. Điều đó đòi hỏi cần tiếp tục phát huy hơn nữa các hoạt động giám sát để nâng cao hiệu lực, hiệu quả giám sát ĐTC của Quốc hội trong thời gian tới.

45.6%

23.1%

15.2%

11.2%

4.9%

0.0%

5.0%

10.0%

15.0%

20.0%

25.0%

30.0%

35.0%

40.0%

45.0%

50.0%

Rất đồng ý Đồng ý Tương đối đồng ý

Không đồng ý

Rất không đồng ý

Hình 2.6: Đánh giá việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát ĐTC (hiệu lực giám sát ĐTC) của Quốc hội

Nguồn: NCS tổng hợp 2.3.4.2. Tính phù hợp

Tính phù hợp trong giám sát ĐTC của Quốc hội xem xét sự phù hợp giữa giám sát ĐTC so với các quy định hiện hành và so với mục tiêu giám sát với những vấn đề và nhu cầu đang được giải quyết.

Qua phân tích phân tích về kết quả điều tra cho thấy, giám sát của Quốc hội đối lĩnh vực ĐTC đã bảo đảm sự khách quan (chủ thể và lựa chọn đối tượng giám sát) và thực hiện đúng quy định của pháp luật trong hoạt động giám sát của Quốc hội đối với lĩnh vực ĐTC. Tỷ lệ ý kiến tương đối đồng ý, đồng ý và rất đồng ý với các nội dung Quốc hội tập trung giám sát về chính sách pháp luật, lĩnh vực thực hiện ĐTC là rất cao, cụ thể tỷ lệ về nội dung xem xét hệ thống văn bản pháp luật; quản lý vốn ĐTC và xem xét hiệu quả ĐTC lần lượt là 96,7%, 87,3% và 90,6%. (Hình 2.7, Hình 2.8 và Hình 2.9)

20.5%

25.6%

12.8%

34.2%

6.9%

0.0%

5.0%

10.0%

15.0%

20.0%

25.0%

30.0%

35.0%

40.0%

Rất đồng ý Đồng ý Tương đối đồng ý

Không đồng ý Rất không đồng ý

Hình 2.7: Đánh giá nội dung giám sát ĐTC của Quốc hội nên tập trung vào xem xét hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến ĐTC

Nguồn: NCS tổng hợp

Hình 2.8: Đánh giá nội dung giám sát ĐTC của Quốc hội nên tập trung vào việc xem xét quản lý vốn ĐTC

Nguồn: NCS tổng hợp

29.8%

51.1%

15.8%

2.4% 0.9%

0.0%

10.0%

20.0%

30.0%

40.0%

50.0%

60.0%

Rất đồng ý Đồng ý Tương đối

đồng ý Không đồng ý

Rất không đồng ý

19.8%

52.6%

14.9%

10.2%

2.5%

Rất đồng ý Đồng ý

Tương đối đồng ý Không đồng ý Rất không đồng ý

Hình 2.9: Đánh giá nội dung giám sát ĐTC của Quốc hội nên tập trung vào việc xem xét hiệu quả ĐTC

Nguồn: NCS tổng hợp Kết quả thu được từ hoạt động giám sát cũng phù hợp với mục tiêu là tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật trong việc quản lý ĐTC. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2015-2019, hoạt động giám sát tối cao của Chính phủ chưa tập trung cụ thể vào các nội dung giám sát ĐTC, chưa có chuyên đề giám sát nào dành riêng cho ĐTC.

Hình 2.10: Đánh giá về tính kịp thời trong hoạt động giám sát ĐTC của Quốc hội

Nguồn: NCS tổng hợp

20.5%

53.7%

16.4%

7.7%

1.7%

Rất đồng ý Đồng ý

Tương đối đồng ý Không đồng ý Rất không đồng ý

11.2%

23.3%

17.5%

39.8%

8.2%

Rất đồng ý Đồng ý

Tương đối đồng ý Không đồng ý Rất không đồng ý

Qua số liệu tại Hình 2.10 cho thấy, tỷ lệ rất không đồng ý và không đồng ý về tính kịp thời về hoạt động giám sát ĐTC của Quốc hội lên tới gần 50%. Đây là vấn đề rất đáng lưu ý và đặt ra yêu cầu Quốc hội cần tổ chức giám sát kịp thời và thường xuyên hơn.

2.3.4.3. Tính tương thích

Các mục tiêu của giám sát ĐTC Quốc hội nằm trong một hệ thống thống nhất có liên quan chặt chẽ với nhau, các mục tiêu cấp thấp là phương tiện để đạt được mục tiêu cấp cao hơn. Qua điều tra, có tới 72,1% tỷ lệ đồng ý và 13,8% rất đồng ý với mục tiêu giám sát của Quốc hội là nên tập trung giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn ĐTC và hiệu quả ĐTC (Số liệu tại Hình 2.11).

Hình 2.11: Đánh giá về mục tiêu của giám sát ĐTC của Quốc hội Nguồn: NCS tổng hợp Hoạt động giám sát ĐTC của Quốc hội bước đầu đảm bảo sự tương thích giữa các cấp bậc mục tiêu khác nhau, cũng như sự tương thích ngay trong các mục tiêu cùng cấp. Hoạt động giám sát ngày càng đi vào thực chất để đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn đặt ra và góp phần hoàn thiện hơn hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến ĐTC. Số liệu điều tra tại hình 2.12 cho thấy, tổng tỷ lệ tương đối đồng ý, đồng ý và rất đồng ý chiếm khoảng 75,4 %, tuy nhiên cũng có tới 24,6% không đồng ý về nội dung này. Điều đó cho thấy, sau giám sát ĐTC, việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn ĐTC, hiệu quả ĐTC mới chỉ là bước đầu, chưa bao quát được toàn bộ các nội dung liên quan đến hoạt động ĐTC của Chính phủ.

13.8%

72.1%

9.5%

2.9% 1.7%

Rất đồng ý Đồng ý

Tương đối đồng ý Không đồng ý Rất không đồng ý

Hình 2.12: Đánh giá về hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến ĐTC của Quốc hội sau giám sát

Nguồn: NCS tổng hợp 2.3.4.4. Tính bền vững

Hình 2.13: Những ảnh hưởng từ hoạt động giám sát sau khi Quốc hội tiến hành giám sát ĐTC

Nguồn: NCS tổng hợp Mục tiêu cuối cùng của giám sát ĐTC là đảm bảo hoàn thiện chính sách, pháp luật về quản lý ĐTC của nhà nước và giám sát phải được coi như là một trong các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước. Kết quả điều tra tại hình 2.13 dưới đây cho thấy, các mục tiêu, kiến nghị giám sát ĐTC đã và đang được

8.1%, 8%

45.7%, 46%

21.6%, 22%

22.4%, 22%

2.2%, 2%

Rất đồng ý Đồng ý Tương đối đồng ý

Không đồng ý Rất không đồng ý

11.2%

59.1%

14.8%

13.5%1.4%

Rất đồng ý Đồng ý

Tương đối đồng ý Không đồng ý Rất không đồng ý

thực hiện, và có những ảnh hưởng tích cực trong khoảng thời gian nhất định sau khi hoạt động giám sát kết thúc. Như vậy, bước đầu tính bền vững của giám sát đã đáp ứng được yêu cầu đề ra.

2.4. Đánh giá thực trạng giám sát ĐTC của Quốc hội Việt Nam